Thưa quý bạn đọc,
Trong bài viết Đầu Năm Xông Đất Nhà Thương, (Một Câu Chuyện Về Phản Ứng Thuốc) tôi kể lại chuyện ba tôi bị biến chứng từ thuốc khiến lớp da vùng lưng phát đỏ ửng lên và phồng rộp giống như phỏng lửa.
Dù rằng sau đó ba tôi đã được chữa lành nhưng tôi vẫn mang trong đầu một dấu hỏi là làm sao biết được loại thuốc nào đã gây phản ứng như vậy.
Nhân tôi có quen biết vài vị bác sĩ trong mail đàn, tôi bèn nảy ý viết xin thỉnh ý họ.
"Thưa quý anh bác sĩ,
Ba tôi lúc sinh thời có
bị một chứng bệnh gọi là Stevens- Johnson Syndrome, cả người như bị
phỏng, phồng rộp đỏ loét rất dễ sợ. Khi vào cấp cứu, các bác sĩ
registrar rất bối rối không biết đường đâu để định bệnh. Sau vài hôm làm
đủ mọi test họ mới khám phá ra là bị hội chứng Stevens Johnson Syndrome. Mà bệnh này chỉ có khoa chữa phỏng mới điều trị được thôi.
Nhận thấy đây là một
hội chứng bệnh tuy rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra cho bất cứ ai rủi ro vướng phải, tôi xin đưa lên diễn đàn
nhờ các bác sĩ giải thích chung để mọi người có thể hiểu rõ nguyên nhân và điều trị.
Đa tạ."
***
Hồi đáp của Bác sĩ Cường
Thưa
“ ngườiphuongnam”
Tôi
là một y sĩ nội thương ở Mỹ và hành nghề ở nhà thương.
Trong
suốt ba mươi năm làm việc thì Tôi chỉ gặp một lần duy nhất hội chừng này.
Trường hợp bệnh nhân của tôi là bị bệnh kinh giật và uống thuốc Carbamezapine (tên thương mại là Tegretol)
Hôi
chứng này là do phản ứng của cơ thể với thuốc làm cho cháy da từ bên trong ra (allergic reaction)
Vì
thế mà da bị phỏng và chết dần từ trong ra.
Phải
dùng thuốc Steroid mạnh để chữa
Số
tử vong rất là cao.
Đây
là một trong những trường hợp được cho là “ Phước chủ Lộc Thầy”
Bênh
nhận của tôi phải mất hơn 5 tháng mới khỏi.
Điều
đặc biệt là sau khi hết bệnh thì Người bệnh có một làn da mới tuyệt đẹp như là da của em bé
Thân
CN
*****
Cám ơn bác sĩ Cuong đã nhanh chóng giải đáp.
Vậy là ba tôi rất may
mắn được lành lặn sau ba tháng chữa trị và đúng như bác sĩ đã nói là
da rất đẹp như da em bé.
Theo thiển nghĩ, Bộ Y Tế
Thế Giới nên cho research thêm về Stevens - Johnson Syndrome để có
thể chữa trị hữu hiệu cho những ai rủi ro mắc phải nhứt là giới trẻ còn dài tương lai.
Kính,
*****
Dạ thưa không có chi ạ
Có lẽ vị bịnh này hiếm nên ít khi gặp nhất là những bác sĩ
PCP
(primary care physician)
Ngay cả y sĩ chuyên môn cũng khó gặp lắm.
Tôi đã gặp khi mà bênh AIDS đang tràn lan trên nước Mỹ
năm 1990
Và một khi đã định bệnh rồi thì người bệnh đã trở nặng và phải
vào nằm ở nhà thương để chữa trị.
Tôi cũng đã gửi foward những tin tức về bệnh này.
Những cause của nó là do người bệnh uống những thứ thuốc để
chữa bệnh nhưng rồi bị side effects của nó
Khó mà chẩn bệnh được trước khi nó xẩy ra
Trường hợp của ông cụ thì phải hỏi trước đó đã dùng thuốc
gì
Và phải vô cùng cẩn thận trong việc dùng thuốc chữa bệnh trong tương lai .
Chúc khoẻ
CN
Mãi đến bây giờ mới đọc được câu chuyện của chị chia sẻ.
Như tôi đã viết trước đây là bệnh mà Cụ bị là do phản ứng
thuốc trụ sinh Cụ đã uống.
Còn về hội chứng hoảng loạn của bệnh nhân nằm ở nhà thương
lâu ngày nhất là trong Intensive Care Unit thì cũng là chuyện rất thường gặp.
Bệnh nhân thường phát chứng paranoid rồi trở thành hoảng loạn
và phá phách nhất là lúc nửa đêm về sáng.
Nhân viên y tá được lệnh của bác sĩ trói tay bệnh nhân vào
thành giường rồi cho thuốc an thần.
Vì thế mà người nhà nhất là vợ hay con gái rất là đau sót
khi thấy cảnh này.
Nói tóm lại, cuộc đời y sĩ của chúng tôi phải đối diện ngày
đêm chuyện này và biết được nguyên nhân của bệnh tật nên không đến nỗi khổ đau
khi bước vào tuổi già đâu.
Chỉ cần biết là rồi cũng sẽ đến với mình nên cứ phải sống thật
sự cho mình khi bệnh tật chưa ghé thăm.
Tham khảo:
Thân
CN
******
Cám ơn BS Cuong về những thông tin hữu ích này.
Trân trọng
Người Phương Nam
No comments:
Post a Comment