Mọi sự việc nhất định là có nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân thì
việc gì cũng không xảy ra được, đó là nguyên lý của luật nhân quả.
Nguyên lý này rất nhiều người có thể lý giải được và cũng dễ lý giải.
Nhưng có những trường hợp nhìn bằng mắt thì thấy nguyên nhân và kết quả
như là không có mối liên hệ gì, hoặc là trường hợp hai người cách nhau
quá xa trên trục thời gian nên người ta không ngừng nghi ngờ về sự tồn
tại của quan hệ nhân quả. Và có không ít người không tin nhân quả báo
ứng được nói đến trong Phật Giáo.
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh được nhân quả báo ứng này dựa trên kỹ thuật của khoa học hiện đại.
Các nhà nghiên cứu của đại học Texas, Mỹ và đại học Cardiff, Anh đã
nghiên cứu quan hệ nhân quả của thiện ác báo ứng bằng kỹ thuật dựa trên
các số liệu thống kê. Có rất nhiều các tội phạm thời niên thiếu có một
thân thể khỏe mạnh nhưng khi đến độ tuổi trung niên lại lập tức trở nên
xấu đi. Tỷ lệ cần nhập viện trị liệu và có xảy ra tổn hại đến thân thể
cao hơn gấp mấy lần những người thông thường. Điều đó cũng có thể được
lý giải do trạng thái tâm lý và tập quán sinh hoạt không tốt vốn có của
các phạm nhân đã dẫn đến hậu quả như vậy, mặt khác cũng có thể lý giải
vì họ đã từng làm việc xấu nên sẽ có ác báo.
Tiếp nữa, nghiên cứu về lĩnh vực hóa học thần kinh cũng phát hiện được các hiện tượng.
Khi con người mang trái tim nhân hậu hay là người có tư duy tích cực
thì thân thể sẽ tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc đẩy sự
khỏe mạnh của các tế bào, cơ năng của tế bào miễn dịch trở nên linh hoạt
dẫn đến trạng thái khó mắc bệnh. Ngược lại, khi người ta ôm giữ ác tâm
hay là tư duy tiêu cực sẽ tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc
đẩy sự suy yếu của các tế bào, thân thể sẽ tiến đến trạng thái sức khỏe
không tốt.
Điều này cũng có thể được lý giải là biểu hiện của quan hệ nhân quả hay là thiện ác báo ứng.
Tiếp đến, là từ một nghiên cứu khác của Mỹ đã phân biệt rõ ràng việc
trạng thái tâm lý không tốt và việc sinh ra độc tố trong thân thể.
Nghiên cứu này đặc biệt xử lý cốc thủy tinh bị đóng băng khi thổi hơi
thở vào và kiểm tra thành phần vật chất dính trên thành cốc. Thông
thường vật chất dính trên thành cốc là những vật chất không màu trong
suốt. Nhưng trường hợp những người ôm giữ những tâm như tức giận, thù
oán, sợ hãi, tật đố…hay những tâm tình mang tính phụ diện khi thổi hơi
thở vào cốc thì vật chất bám trên thành cốc mang những màu sắc dị
thường. Lấy những vật chất này đem phân tích thành phần hóa học thì thấy
đều là những vật chất có hại cho thân thể. Người ôm giữ những tâm xấu
rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt. Thế nhưng trên thực tế rất ít
người biết được sự thật từ trước lúc làm việc xấu rằng tự mình lại đang
làm hại chính mình.
Việc đó cũng có thể nói là một hình thức nữa của thiện ác báo ứng.
Gần đây, cộng đồng nghiên cứu đại học Yale và đại học California đã
tiến hành nghiên cứu :”Tại sao quan hệ xã hội tốt xấu lại có ảnh hưởng
đến tỷ lệ tử vong?”. Lấy ngẫu nhiên 7000 người làm đối tượng nghiên cứu
rồi tiến hành điều tra thăm dò trong 9 năm. Người hòa nhã, dễ gần với
những người xung quanh và sẵn lòng giúp đỡ người khác và người tâm địa
nhỏ hẹp, đẩy những thứ bất lợi cho người khác, bảo vệ lợi ích bản thân
mình, trước đó đều ở trạng thái sức khỏe tốt. Thấy rằng tỷ lệ tử vong
của nhóm người sau cao hơn nhóm người trước từ 1,5 đến 2 lần. Con
người, giai tầng xã hội và tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều cho
kết quả tương đồng. Căn cứ vào kết quả này, các nhà khoa học đã phát
biểu rằng: việc nỗ lực hành thiện có thể kéo dài sinh mệnh.
Thực ra, từ 2000 năm trước người cổ đại đã lý giải được quan hệ nhân
quả này. Khổng Tử có câu: ” nhân giả thọ “. Nghĩa là người nhân nghĩa,
lương thiện sẽ được trường thọ, sống lâu. Và trong cuốn “Hoàng đế nội
kinh” của y học Trung Hoa cổ đại có ghi “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng
chi. Tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai”. Có nghĩa là tâm trong sạch
không có tà niệm thì sẽ giữ được chân khí (khí trời ban), giữ tinh thần
được khỏe mạnh thì bệnh tật sẽ không đến.
Như vậy, từ lý luận cổ đại và từ kết quả nghiên cứu cận đại đã cho thấy rằng: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Tác giả: Đại kỷ nguyên Nhật Bản | Dịch giả: Trang Nhung
No comments:
Post a Comment