Con người ta khi đối mặt với cám dỗ thường khó có thể vượt qua, trước lợi ích cá nhân, thất tình lục dục liền lập tức đánh mất mình. Bởi vì một điều đơn giản, lòng người thực ra là giấy chứ không phải đá, vàng.
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình, mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Nhưng trước khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình đang mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăn trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 49 ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Chỉ 3 ngày sau, người vợ đạo sĩ đã qua lại với người học trò.
Thế
rồi được 7 ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng, mới
nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người
mới khỏi được. Người vợ liền lấy búa, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu
xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của Phương Đông. Câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần 2000 năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Chuyện nay kể rằng, có một cặp cặp vợ
chồng trẻ tuổi tình cảm rất tốt, sống vui vẻ hạnh phúc, nhưng người vợ
vẫn lo lắng hoài nghi về lòng chung thủy của chồng, vì vậy cô vợ đã nhờ
bạn thân giúp cô thử thách xem chồng mình có phải là người trăng hoa hay
không?
Vào
một đêm trung thu trăng tròn, người vợ đi công tác bên ngoài, cô bạn
theo kế hoạch đến nhà chơi, nói chuyện thân thiết với anh chồng. Kết quả
hai vợ chồng phải ly dị.
Lại
có câu chuyện như sau: Ông chủ của một văn phòng bất động sản có một
nhân viên rất trung thành, chăm chỉ tận tụy, hiệu quả làm việc rất cao.
Ông dự định thưởng cho cậu căn nhà nhỏ. Ông bảo cậu nhân viên này ở
trong văn phòng tự chọn một căn nhà cho mình. Cuối cùng người nhân viên
này chọn một căn nhà rộng 120 mét vuông khiến người chủ rất khó chịu.
Trước
đó ông nghĩ rằng người nhân viên này sẽ chọn căn nhà diện tích 80 mét
vuông, nhưng không ngờ lại tham lam như vậy. Vì thế ông đã thay đổi chủ
ý, chỉ cho anh ta căn nhà nhỏ 80 mét vuông, làm cho người nhân viên này
bất mãn trong tâm. Cuối cùng người chủ mất đi một nhân viên tốt.
Bác sĩ
nổi tiếng Đan Mạch Stephenson, người từng đoạt giải Nobel, tuổi đã già
muốn đào tạo một người kế nhiệm, có rất nhiều ứng viên, cuối cùng
Stephenson chọn bác sĩ trẻ tên là Harry. Nhưng Stephenson lo lắng về
việc không biết Harry có thể làm việc lâu dài trong phòng nghiên cứu rất
nhàm chán khô khan hay không?
Một
người trợ lý của George Stephenson đưa ra một kiến nghị rằng: Nhờ một
người bạn của Stephenson thử mời Harry về với mức lương cao xem cậu
ta hành xử thế nào?
Tuy nhiên, George Stephenson đã từ chối đề nghị này. Ông nói: “Đừng
đứng trên quan điểm đạo đức cao để nhìn nhận người khác, Harry được
sinh ra trong khu ổ chuột nghèo khó làm sao lại không bị ma lực của đồng
tiền lôi kéo được chứ. Nếu chúng ta kiểm tra anh ta, một mặt cho anh ta
một công việc lương cao hấp dẫn, một mặt trông chờ anh ta từ chối công
việc để gắn bó với phòng nghiên cứu, thì đây chính là yêu cầu đối với
một vị Thánh.”
Cuối
cùng, Harry đã trở thành người thay thế kế nghiệp Stephenson, vài năm
sau đó, Harry trở thành nhà y học nổi tiếng của Đan Mạch.
Sau khi nghe chuyện Stephenson từ chối thử thử thách mình, Harry rơi lệ nói: “Nếu
năm đó thầy lấy lợi ích làm mồi dụ, để đánh giá tính cách của tôi, tôi
chắc chắn sẽ rơi vào cái bẫy này, vì mẹ tôi đang trên giường bệnh, tôi
cũng phải gửi tiền để nuôi các em ăn học, và nếu như vậy, tôi sẽ không
có thành tựu như bây giờ.”
Còn
bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng
người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá… Vì là giấy, nên sao ta cứ
nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng
dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm
là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của
cuộc đời?
Mang một món ăn ngon đến
cho người nghiện ăn hay bảo một người phụ nữ đẹp đến quyến rũ một người
đàn ông đứng đắn, không thể tưởng tượng kết quả sẽ ra sao, nhưng chắc
rằng đó là con đường tiêu cực. Đối với các quan chức không chịu sự giám
sát quản thúc chặt chẽ mà hy vọng họ không tham tiền, tham sắc là chuyện
viển vông mơ tưởng.
Người
bình thường, ai cũng có cái ích kỷ của riêng mình, rất ít ai giúp người
khác mà không cần hồi đáp, ngoại trừ quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Cũng không thể phủ nhận có những trường hợp ngoại lệ, nhưng đại bộ phận
vẫn là tự tư, làm việc gì cũng nghĩ cho bản thân mình. Vì vậy nói, khi
đứng trước những lợi ích thiết thân, con người rất khó vượt qua khảo
nghiệm.
Lê Hiếu, theo Kannewyork
No comments:
Post a Comment