Friday, August 2, 2024

Giàu Và Sang - Làm Người Giàu Đã Khó, Làm Người Lịch Lãm Lại Càng Khó Hơn

 
Hình minh họa

Trước năm 1954, tại Hà Nội có nhiều người thanh lịch. Họ đẹp và tao nhã từ trang phục đến cách sử dụng ngôn từ, và phép ứng xử. Họ là những trí thức tiểu tư sản, hoặc tư sản hấp thụ nét văn minh phương Tây kết hợp với nét đẹp có từ xa xưa của người Tràng An.


Tài tử Ngọc Bảo và vợ ông là một trong những hình ảnh tiêu biểu của người Hà Nội lịch lãm. Ông hát hay, đẹp trai, giọng nói trầm ấm, ăn mặc đẹp, cư xử nhu hoà. Vì là người tài hoa nên nhiều bóng hồng ái mộ. Ông đã xiêu lòng trước một người đẹp Hà Thành. 

Vợ ông biết rõ sự tình. Một ngày, ông hẹn với người tình tại một tiệm cafe. Lúc hai người đang say sưa tâm sự. Vợ ông xuất hiện. Bà nhẹ nhàng nói với ông rằng ông bỏ quên cái khăn mùi xoa ( khăn tay) ở nhà, bà mang đến cho ông. Nói xong bà chào người tình của ông rồi ra về. Cơn ghen lịch sự ấy khiến tài tử Ngọc Bảo và người tình chết điếng. Họ xin lỗi bà và chia tay nhau. 

Khi chánh quyền Việt Minh tiếp quản Hà Nội năm 1954, và thành lập Việt Nam dân chủ cộng hoà từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc, họ đã tiến hành triệt tiêu tầng lớp trí thức tiểu tư sản và tư sản và tôn vinh giai cấp công nông. Từ đó nét lịch lãm hào hoa của người Tràng An mai một dần.

Hậu quả ấy kéo dài đến ngày nay, và xuất hiện cái phong cách: địt con mẹ mày , biết bố mày là ai không tràn lan xứ Bắc hà và lan toả khắp nơi. Nó hiện diện ở cả người bình dân lẫn người nhiều tiền lắm của. Hiện tại, xứ Bắc Hà vẫn còn nhiều người rất văn minh nhưng xét về đại chúng, thì cái kiểu : địt con mẹ mày ...vẫn chiếm áp đảo.

Trường học không chú trọng dạy đạo đức lễ nghĩa. Nếu điều này được chú trọng thì chính nó là nền tảng của lối ứng xử văn minh.

Không chỉ trong dân chúng, phong cách lịch lãm càng được chú trọng với tầng lớp lãnh đạo. Bởi vì, lãnh đạo là bộ mặt quốc gia.

Muốn có sự lịch lãm phải thường xuyên suy nghĩ lịch lãm, nói những lời lịch lãm và hành động lịch lãm. Chỉ có thao tác thường xuyên mới hình thành phong cách. Có những người rất giàu nhưng do trước khi giàu , họ ở trong môi trường không được rèn luyện phong thái lịch lãm, nên giàu mà không sang, không thanh lịch.


Có những vị lãnh đạo vì xuất thân ở môi trường không được rèn luyện phong cách lịch lãm nên hành xử kém cỏi trong sự kiện ngoại giao. Ví dụ chuyện một lãnh đạo đứng chàng hãn hai chân trong một sự kiện , và ở sự kiện khác ông ấy nói câu : rõ ràng - sòng phẳng - mẹ nó - sợ gì 

Suy cho cùng làm lãnh đạo không có tài năng thì phải đẹp trai hoặc hành xử lịch lãm. Trong chế độ cộng sản Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt là người không đẹp nhưng được thủ tướng Lý Quang Diệu đánh giá cao về phong cách. Ông Nguyễn Tấn Dũng tuy có nhiều ý kiến khen chê về tài năng nhưng cao ráo, đẹp trai và phong thái tự tin.

Còn lại, không thấy quý ngài nào ở vị trí thủ tướng sở hữu ngoại hình và phong cách hay hóm. Còn Tài năng lãnh đạo của họ ra sao, xin nhường đánh giá cho cộng đồng.


Tui đã xem nhiều phim tài liệu về các lãnh đạo Miền Nam Việt Nam trước 1975 trong nhiều sự kiện khác nhau. Công nhận rằng đó là những hình ảnh thật đáng để học hỏi về phong cách. 

Bức hình trong tút này chụp cựu hoàng Bảo Đại vào năm 1952. Ông là người đeo kính đen bên phải là thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, sau lưng ông Tâm là tướng Nguyễn Văn Hinh. Cái dáng dấp của ông thật ấn tượng trong bộ vest và đôi giày sang trọng. Ông luôn bị người cộng sản chửi rủa nặng nề, chê bai bất tài. Điều này đúng hay sai chắc sẽ được thời gian trả lời rõ ràng hơn, vì gần đây có nhiều tài liệu lý giải công bằng và khách quan hơn về các hoạt động của ông trong bối cảnh chính trị ấy.

Tuy nhiên, có điều không ai có thể phủ nhận , ông có một nhân dáng đẹp, quá phong độ và phong cách vô cùng văn minh. Điều này không phải đến ngày một ngày hai, mà là tích luỹ theo thời gian, tạo thành phông nền văn hoá cá nhân. 

Vậy nên mới nói : giàu chưa chắc sang, và lãnh đạo mà không từng được trui rèn ở môi trường văn minh, chưa từng là thành phần tinh hoa theo đúng nghĩa của nó, cũng khó có một phong cách đẹp mắt.


Mấy ngày nay báo chí đăng tin về các dự án tham nhũng của các quan chức Việt Nam. Số tiền mà họ đánh cắp là con số khổng lồ. 

Trường đời đang ráo riết dạy người ta làm giàu nhưng quá nhiều người làm giàu bất chấp. Trường học không chú trọng dạy đức dục để khi đạo đức xã hội sa sút đổ lỗi cho nguyên nhân nào đấy ...

Tất cả từ giáo dục mà ra .

 

Nguyễn Huy

Giàu và Sang - Chùa Kim Quang (chuakimquang.com)

1 comment:

  1. tác giả nhận xét và kết luận không sai nhưng còn quá dè dặt và không thẳng thắn lắm , còn chưa phân tích rốt ráo

    ReplyDelete