Mời quý bạn xem lọat ảnh thời sự tang thương này để thấy rằng cuộc đời phúc họa vô thường, chuyện gì cũng có thể xảy ra!...
Một cậu bé cố gắng cứu
đẩy chiếc xe nôi sau cơn bão Hanna khủng khiếp tại Haiti vào năm 2008 là cảnh
tượng cho thấy nỗi thống khổ mà người dân ở đây phải đối mặt sau thiên tai.
Patrick Farrell, nhà báo của tờ Miami Herald tại Mỹ, ghi lại thảm cảnh tại
Haiti bằng loạt ảnh đen trắng. Ông gọi loạt ảnh đó là "Sau cơn bão". Ảnh:
Patrick Farrell
Năm 2006, chính quyền Israel yêu cầu những
người định cư trái phép rời khỏi nhà của họ. Oded Balilty, một nhiếp ảnh gia
Israel, chụp cảnh tượng một người định cư chống trả quyết liệt hơn chục cảnh
sát. Bức ảnh cho thấy sức mạnh và quyết tâm của người dân khi lâm vào thế đường
cùng. Ảnh: Oded Balilty
Một người lớn đưa Agim Shala cậu bé hai tuổi
tại Kosovo, qua hàng rào thép gai để sang trại tị nạn Kukes bên lãnh thổ
Albania, nơi gia đình em đang chờ. Carol Guzy, tác giả bức ảnh, đã đoạt giải
Pulitzer vào năm 2000. Giống như Agim, hàng vạn người Kosovo đã sang trại
tị nạn Kukes để tránh làn sóng bạo lực ở quê hương. Ảnh: Carol Guzy
Carolyn Cole, phóng viên ảnh của báo Los
Angeles Time, cảm thấy kinh hãi khi chứng kiến cảnh tượng vỏ đạn phủ kín một
đường phố ở thủ đô Monrovia trong cuộc nội chiến tại Liberia. Thành phố Monrovia
là nơi chịu tác động nặng nề nhất của cuộc chiến bởi những trận giao tranh ác
liệt giữa binh sĩ chính phủ và lực lượng nổi dậy. Ảnh: Carolyn Cole
Vào ngày 6/10/1976, sinh viên trường Đại học
Thammasat cùng hàng nghìn người dân Thái Lan biểu tình tại thủ đô Bangkok để phản
đối sự trở về của tướng Thanom Kittikachorn - một nhà độc tài sống lưu vong ở
nước ngoài. Thanom từng chỉ đạo cuộc đảo chính vào năm 1971 và giải tán quốc hội.
Lực lượng an ninh đã đánh, bắn, tra tấn, cắt bộ phận cơ thể, thiêu và sát hại
người biểu tình. Neal Ulevich, người chụp bức ảnh, đoạt giải Pulitzer vào năm
1977. Ảnh: Neal Ulevich
"Sau sóng thần" là tên bức ảnh mà
Arko Datta, phóng viên của Reuters, chụp tại Tamil Nadu, Ấn Độ sau thảm họa
sóng thần vào năm 2004. Arko thấy một phụ nữ Ấn Độ úp mặt trên đất, dang hai
tay khi thấy tử thi của những người thân thiệt mạng vì sóng thần. Bức ảnh đầy
thương tâm giúp Arko đoạt giải cao nhất trong cuộc thi Ảnh Báo chí Thế giới
2004. Ảnh: Arko Datta
Khoảnh khắc phi cơ thứ hai
lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York hôm 11/9 lọt vào
ống kính của Steve Ludlum, một nhiếp ảnh gia. Những khối cầu lửa bốc lên và
khói bao trùm tòa nhà trước khi nó sập. Giới truyền thông bình luận rằng bức ảnh
có sức mạnh to lớn, khó diễn tả bằng lời. Ảnh: Steve Lumdlum
|
"Operation Lion Heart" là tên bức ảnh
về Saleh Khalaf, một cậu bé 9 tuổi bị thương rất nặng bởi vụ nổ bom tại Iraq.
Giới chức Mỹ đã đưa em tới một bệnh viện ở thành phố Oakland, bang California -
nơi các bác sĩ thực hiện hàng chục ca phẫu thuật để cứu sinh mạng em. Sự dũng cảm
và nghị lực sống phi thường của em khiến mọi người cảm phục. Họ gọi em là
"người có trái tim của sư tử". Deanne Fitzmaurice, tác giả bức ảnh,
làm việc cho báo San Francisco Chronicle. Nó giúp Deanne đoạt giải Pulitzer vào
năm 2005. Ảnh: Deanne Fitzmaurice
Khi núi lửa Nevado del Ruiz tại Colombia
phun trào vào năm 1985, nó gây lở đất trên diện rộng. Thảm họa kép phá hủy
nhiều thành phố và khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng. Omayra Sanchez, một
bé gái, mắc kẹt trong bùn và đống đổ nát suốt ba ngày. Mặc dù sống sót sau trận
lở đất, Omayra vẫn qua đời sau đó vì thân nhiệt giảm và chứng thối hoại cơ thể.
Hàng trăm triệu người trên hành tinh đã chứng kiến cái chết đau đớn của em
trên màn hình tivi. Sự chậm trễ của chính quyền trong hoạt động cứu hộ là
nguyên nhân gián tiếp khiến em không thể giữ mạng sống. Frank Fournier, một
nhà báo, đã chụp ảnh Omayra trong bùn trước khi em qua đời. Ảnh: Frank
Fournier
Do không tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định an toàn, methyl isocyanate và nhiều loại khí gas khác
đã rò rỉ tại nhà máy hóa chất Union Carbide India Limited ở thành phố
Bhopal, Ấn Độ vào năm 1988, gây nên một vụ nổ khủng khiếp. Khoảng 15.000 người chết,
558.125 người bị thương vì vụ nổ. Khi Pablo Bartholomew, một phóng viên ảnh Ấn
Độ, tới hiện trường của vụ nổ để đưa tin, anh cùng Raghu Rai, một nhà báo ảnh
khác, gặp một người đàn ông chôn một đứa trẻ. Em bé tử vong vì vụ nổ ở nhà máy
hóa chất. "Bức ảnh có sức mạnh to lớn và rất cảm động. Nó cho thấy mức độ
tàn khốc của thảm họa", Raghu Rai bình luận. Ảnh: Pablo Bartholomew
|
No comments:
Post a Comment