Monday, September 16, 2024

Loét Bao Tử Tái Phát, Mổ Polip Túi Mật, Gummy Fiber, U Thần Kinh Nội Tiết Rất Nguy Hiểm - BS. Phạm Hiếu Liêm

Người Chạy Xe Ôm Bến Ninh Kiều - Nguyễn Vĩnh Long


Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn trễ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với bà xã và mấy đứa cháu ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm. Bà xã thì trưa nay đã theo mấy đứa cháu gái đi “làm đẹp”: làm tóc gội đầu, móng tay và cả massage. Nghe nói những loại dịch vụ này gần đây rất phổ biến và giá cả rất “mềm”, các bà tha hồ mà chăm sóc mặt mày, tóc da. Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững, hiện đại. Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cả chương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước. Bến nước Ninh Kiều còn có một đội ngũ đò máy cho khách du lịch thăm viếng chợ nổi Cái Răng, những khu sinh thái nhà vườn và các cù lao, cồn vùng lân cận… Trong tiếng động của nhịp sống chung quanh tôi thấy thật gần gũi, quen thuộc nhưng cũng có chút gì đó ngập ngừng, bỡ ngỡ. Trên đường ồn ào xe máy, dưới sông rộn ràng ghe đò tạo khu công viên bến Ninh Kiều mang hình ảnh đặc trưng của một thành phố đô thị miềnTây.

Loáng thoáng đã gần bốn mươi năm, tôi trở lại nơi này. Trưa ngày mùng bốn Tết năm 1978 là lần đầu tiên tôi ghé Tây đô. Mùi hương khói tỏa, màu vàng của những chậu cúc và mai vàng vẫn còn cùng khắp những con đường. Bến đò Ninh Kiều thưa thớt, trống vắng vào mấy ngày mùng. Không khí Tết tuy trầm mặc nhưng vẫn phảng phất đâu đó cuộc sống đời thường đang trỗi dậy chung quanh. Tìm đến bến đò đi về thị xã Vị Thanh, mà tôi chưa hề biết. Địa chỉ đến của tôi chỉ là một lời dặn dò. Đúng hơn là một lời hứa tưởng chừng như vu vơ, vậy mà tôi vẫn giữ. “Làm sao để gặp lại Nguyệt?”. “Anh cứ đến bến đò Vị Thanh, Chương Thiện hỏi bất cứ ai: nhà của cô N.H. Nguyệt. Là sẽ gặp lại em thôi”. “Anh hứa sẽ đến!”. Chỉ có vậy, võn vẹn có vậy cho chuyến đi năm đó của tôi.

Người con gái có đôi mắt to tròn biết nói, tên N.H. Nguyệt, tôi làm quen trên chuyến xe qua phà Mỹ Thuận. Rồi vài năm sau mới chợt nhớ và tôi đã trên chuyến đò vượt “Mười Bốn Ngàn” kinh xáng Xà-No để tới. Một đời người có bao nuối tiếc, để một lần tôi đánh vỡ chiếc bình thủy tinh thời gian không hàn gắn lại được. Để rồi đêm nằm quạnh quẽ trong nhà nghỉ bên dòng kinh xáng, tôi cuộn tròn lòng mình sâu thẵm trong đáy mắt ai một lần gặp mặt. Căn nhà có tên người con gái tôi quen đã trở thành cửa hàng thương nghiệp. Người chung quanh cho biết cả gia đình của N.H. Nguyệt đã ra đi hơn nửa năm qua. Gió đêm thổi từ dòng kinh xáng thì thầm lời cảm ơn em, cám ơn đầm sen hồ thủy tạ nằm giữa thị xã Vị Thanh cho tôi một đời thương tưởng không nguôi.

“Ông anh đi xe ôm hông?… Tui lấy giá thiệt hữu nghị…”

Tiếng mời hỏi quanh đây, kéo tôi trở về thực tại. Tôi quay lại, người đàn ông khắc khổ đội chiếc nón vải, cười nhe cả hàng răng cái mất cái còn. Tôi chưa kịp lắc đầu từ chối, người đàn ông nói vội:

“Cả ngày ế ẩm… ông anh đi một cuốc giúp tui nghen”.

Thật là khó đoán tuổi của người chạy xe ôm. Không trẻ hơn và cũng không quá già hơn tuổi tôi, dù trên khuôn mặt anh in hằn nhiều vết nắng gió bụi đường. Mấy món đồ lưu niệm để chập tối hoặc mai mua cũng còn kịp. Nhưng nhớ lời “căn dặn” nhiều lần của bà xã, “đi đâu phải bằng taxi, nhất định không được đi xe ôm. Rất nguy hiểm”. Nếu biết tôi liều mạng, không “nghe lời” chắc chắn là bà ấy sẽ giam lỏng tôi suốt chuyến đi còn lại. Nhìn ánh mắt, khuôn mặt người đàn ông chạy xe ôm, lòng tôi lại thương cảm. Thôi đành dối vợ lần này, nhưng bây giờ thì tôi chưa biết phải đi đâu? Tôi ngập ngừng, nói thật:

“Muốn đi giúp anh… Nhưng thiệt tình tui hổng biết đi đâu?”

“À… nhìn là biết ông anh là khách du lịch. Để tui chở ông anh đi vòng quanh Cần Thơ cho biết. Tui lấy rẻ 110 thôi”.

Mắc hay rẻ tôi nào biết, chỉ gật đầu cười. Thoáng ánh vui mừng trong mắt, anh đưa tôi chiếc mũ bảo hiểm. Cũng như anh, chiếc xe không mới cũng không cũ. Người và xe cứ như hai đôi bạn dạn dày mưa nắng của thời gian.

“Tui chở ông anh đi đại lộ Hòa Bình, qua tòa nhà ủy ban nhân dân tỉnh, công viên Lưu Hữu Phước. Lòng vòng đường Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu… rồi mình qua khu dân cư Hưng Phú, nam đô thị mới của thành phố Cần Thơ… cho biết”.

“Dạ… Anh cứ chạy tới chỗ nào đẹp, nổi tiếng của Cần Thơ là được… Anh chạy xe ôm lâu chưa dzậy? Vợ con, gia đình anh ở đâu?”. Tôi bắt chuyện, khi chiếc xe ôm rời khỏi bến Ninh Kiều.

“Chạy xe ôm cũng tầm 10 năm rồi ông anh. Nhà cửa tui ở bên kia Xóm Chài. Hai vợ chồng tui có ba đứa, hai gái một trai. Tụi nó lớn hết rồi…”


Rồi anh chuyển qua giới thiệu cảnh quang hai bên đường. Thành phố Cần Thơ như khoắc lên người chiếc áo mới, vừa lộng lẫy lại vừa vừa lem nhem đến lạ lùng. Những con đường chen chúc con người, xe cộ ngột ngạt mà hầu hết là thế hệ trẻ, dưới tuổi bốn mươi. Chạy lòng vòng một lúc, khi qua khỏi công viên Lưu Hữu Phước, hướng về ty bưu điện thì trời đang nắng bỗng lất phất mưa. Anh hỏi tôi có cần áo mưa không, sẽ dừng lại. Tôi nói không cần, nhưng cảm thấy chừng như anh run nhè nhẹ và sôi bụng. Anh đang đói hoặc ăn quá ít bữa trưa? Nói anh ghé vào quán ăn nào đó dọc đường, tôi làm như mình cũng đói và tìm chút gì lót dạ. Anh liền cho xe vào con đường nhỏ (hình như là Ngô Văn Sở) có nhiều hàng quán dọc bên đường. Tôi mời anh vào ăn chung cho vui, có bạn.

Một dĩa cơm thịt nướng bì trứng và chén canh cải ngọt cho anh, tô bún nước lèo cho tôi. Lúc này thì không còn e ngại nữa, anh ăn thật ngon lành. Tôi nhìn anh rõ hơn, ốm cao và ngoài hàm răng chiếc còn chiếc mất, khuôn mặt anh rắn rỏi đường nét. Tóc nhiều cứng dợn cao, đôi mắt sâu dù có mờ sương gió vẫn còn đó nét sáng rạng chập chùng. Tôi nghĩ, lúc còn trẻ chắc chắn anh rất sáng sủa, đẹp trai.

“Rồi vợ con anh làm gì? Mấy cháu có gia đình con cái gì chưa anh?”

“Vợ tui trước làm phụ nấu cho nhà hàng, lương cũng khá lắm. Có lần qua phà vấp té, bể xương hông chậu, nay bả đi đưng khó khăn nên nghỉ làm”!

Bên ngoài trời đổ cơn mưa lớn… Anh xuất thân con nhà nghèo ở Xóm Chài, năm lớp 10 phải nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Gặp chị, vừa đẹp vừa là con gái nhà buôn bán khá giả ở Phụng Hiệp. Hai người yêu nhau thắm thiết. Ba má chị ngăn cấm vì thấy anh nghèo, không tương lai. Nhưng chị quyết tâm một lòng yêu thương anh, về làm dâu Xóm Chài mặc cho gia đình quay lưng từ bỏ… Giọng anh kể ngập ngừng, khó nhọc.

“Tui làm mọi nghề, đụng đâu làm đó. Đến nay vẫn chưa lo cho bả được một lần ăn ngon mặc đẹp. Nói thiệt với ông anh, nhiều khi tui hổng dám về nhà nhìn mặt vợ con”.


Tôi thấy đôi mắt anh đượm buồn, sũng nước. Ly trà đá trong tay anh cũng run nhẹ. “Thấy tui làm quần quật, bả đòi đi làm nhưng cả nhà đều cản. Sợ có chuyện lần nữa, tiền đâu lo thuốc thang… Tháng trước bả nhận đan giỏ bện lục-bình tại nhà. Hổng bao nhiêu tiền nhưng cũng đở tù túng tay chân…”, mắt anh Nhân (tên anh) dù buồn nhưng tràn ngập yêu thương mỗi lần nhắc đến vợ. Không hiểu sao, tôi muốn được nắm tay và ôm anh với lòng ngưỡng mộ. Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy được ánh mắt, được tấm chân tình của tình yêu. Tình yêu thật đẹp và quý giá có thật, đang hiệu hữu trước mặt tôi, của người chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều.

“Thằng con trai lớn làm thợ hồ chánh công trường, lương hướng rất khá. Mấy năm trước bị đá đè, gãy một chân mặt. May mà người ta thương, vẫn còn cho nó làm bảo vệ. Lương ít ỏi nhưng vẫn hơn thất nghiệp nằm nhà”.

Sợ anh chạnh lòng nhiều hơn, tôi hỏi lãng sang chuyện khác: “mỗi ngày chạy xe ôm anh kiếm được bao nhiêu?”. “Thời taxi đầy đường, trừ xăng dầu tiền bến kiếm được sáu, bảy chục là mừng. Nhằm bữa ế ẩm, chạy xe không còn lỗ cả tiền xăng…”, anh cho biết. Lúc trước anh còn ráng chạy thêm ban đêm, nhưng mấy tháng trở lại đây hổng dám nữa vì nạn cướp bóc hoành hành. Nhiều bạn chạy xe ôm ban đêm, mất tiền mất xe và đôi khi mất cả luôn mạng. Rồi anh tâm sự tiếp về hoàn cảnh gia đình mình:

“Đứa con gái kế làm công nhân ở Bình Dương, đủ ăn đủ mặc. Lâu lâu cũng gửi dzề vợ chồng tụi chút đỉnh. Còn con út tui thì lấy chồng xa… Được cái, mấy đứa nó thương vợ chồng tui lắm…”

Bên ngoài trời cũng bớt mưa, tôi hỏi anh thức ăn ở đây có ngon không? Anh cười, “cơm chỗ này là nhứt rồi”! Tôi gọi thêm 3 phần cơm để anh mang về. Anh ngại ngùng từ chối, rồi cũng nhận với lời lúng túng cám ơn.

“Chắc ông anh là Việt kiều phải hông?”

“Hông… tui là dân buôn bán trà ở Đà Lạt”, tôi đành phải nói dối anh cho qua chuyện. Điện thoại di động của tôi rung liên hồi trong túi. Chắc bà xã đang gọi, gần năm giờ rồi. Tôi nói anh Nhân chở tôi trở lại bến Ninh Kiều. Trên đường về anh trầm ngâm và ít nói hơn. Sau cơn mưa không khí những đường phố Cần Thơ trở nên dễ chịu và thơm mùi đất mới. Có lẽ cũng như tôi, anh đang cố sắp xếp lại câu chuyện anh và tôi gặp gỡ, để về kể lại cho vợ con nghe. Rồi chừng như tôi cũng ngồi im lặng phía sau không biết nói gì thêm. Chiếc xe ôm chạy rong ruổi trên những mặt đường, còn tôi và anh đang bên nhau chạy mênh mông trên những mặt đời nghiệt ngã.


Tôi nhắc anh để tôi xuống hơi xa khách sạn, phòng khi bà xã bất ngờ bắt gặp. “Ông anh cho bao nhiêu cũng được… Hổng cần trả cũng hổng sao…”, anh nói lí nhí khi tôi đưa lại chiếc mũ bảo hiểm. Tôi nhìn anh cười nhẹ, rồi móc túi quần gom hết món tiền bà xã đưa tôi dằn túi nhét trọn vào tay anh, “anh Nhân nhớ lấy tiền mua cho chị nhà vài bộ đồ mới cho đẹp nghen”! Anh nhìn tôi ngẩn người. Không để anh khó xữ, tôi định quay đi, thì nghe anh nói nhanh:

“Dạ, cảm ơn ông anh thiệt nhiều. Nhưng chắc hổng dám lấy tiền mua quần áo đẹp cho bả được đâu..!”. Giọng anh nghèn nghẹn, xót xa: “Đứa con gái út, tui nói nó lấy chồng xa… Thiệt ra nó đi lấy chồng Đài Loan, rồi chết vì tai nạn giao thông bên đó. Vợ chồng tui phải chắt mót dành dụm, để trả nợ số tiền mang hài cốt nó về nhà mấy tháng trước…”

Tôi khựng người, chợt nghe trái tim mình như đang bị ai bóp nghẹn. Không dám quay lại nhìn anh, tôi cố bước chân đi thẳng và thấy lòa nhòa công viên màu nắng tắt. Số phận đời người sao cứ như cơn gió thoảng vô tình…

Rồi anh sẽ qua chiếc phà về bên kia Xóm Chài, với cuộc đời mỏi mòn còn lại. Rồi tôi sẽ trở về bên kia xứ lạ, một đời đầy vơi kiếp sống tha hương. Anh có thể quên tôi, một người khách trên chuyến xe ôm giữa muôn vàn dòng người tất bật. Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên anh, chuyến xe chở cả một trái tim sâu thẳm, một cuộc đời có thật của người đàn ông chạy xe ôm ở bến Ninh Kiều. Buổi chiều như một nốt nhạc trầm buồn, chảy vàng vọt trên dòng sông quê hương tôi muôn thuở…”


Nguyễn Vĩnh Long 

Bạn - Người Phương Nam

Fantastic Ways to Use Tea Bags in Your Garden


Uses of Tea Bags in Your Garden!
Before you dump your tea bags in the trash, consider this: they have a lot more than just one purpose. You may already know about using tea bags to treat eye afflictions, razor burn, or toothaches, but did you know that they are great for greenery too? Wet, dry, closed, or open, tea bags make a fantastic addition to all your plant-related endeavors.  The reason for this is that tea leaves contain around 14.5 nitrogen and other nutrients that help to nourish the soil. Furthermore, tea leaves also improve soil structure and increase drainage. And, if this wasn't enough, the tannic acids that are found in tea leaves can mildly change and lower the pH of your soil, making them perfect for acid loving plants such as azaleas, hydrangeas, and ferns. Below are seven fantastic ways that you can use tea bags in your garden.

1. Compost
 


Tea bags are a great addition to a compost heap because they help to speed up the decomposition process of organic matter. Furthermore, they will attract acid-producing bacteria which will eventually help to create acid-rich compost. However, before you toss your tea bags onto the compost pile, make sure that they are not made up of plastic, as plastic does not decompose and will do more harm than good. You can tell if a tea bag is compostable or not by the way it feels - if it's slippery, do not use it. If you have any doubts, simply slit open the bags and pour the leaves onto your compost pile.

2. Fertilizer
As tea bags decompose, they will release nitrogen, enhancing the nitrogen content of the soil, which is key for healthy plant growth. To use your used tea bags as fertilizer, simply cut open and mix the damp leaves into the soil or spread around the base of the plant.

3. Repel Pests
 

If you are after an organic way to repel pests, then your used tea bag is just what you're after. Aphids, caterpillars, snails, slugs, and other plant eating creatures can be kept at bay by simply sprinkling some tea leaves into the soil. It is believed that this works because these creatures do not like the smell of the caffeine present in tea.

4. Pain Relief for Bug Bites
Our gardens will always have bugs crawling and flying around in every direction. Unfortunately, some of these insects like to nibble on human flesh, so if you get bitten by a bug, you can relieve most of the pain by making a tea bag compress. simply place a cooled tea bag compress on the painful area and wait for it to work its magic. After just a couple of minutes, you should see a considerable reduction in inflammation, itchiness, and pain. This works as the tea bag draws the fluid (which causes the aforementioned symptoms) out of the bite.

5. Make an Overnight "Tea Brew" for Acid Loving Plants


 
Leave a used tea bag in some water overnight. In the morning, use this "brew" to water acid loving plants such as ferns, azaleas, and hydrangeas. These plants love the tannic acid that naturally occurs in tea.

6. Fix Your Lawn
The quality of your lawn is dependent upon multiple factors - the weather, where you live, watering, your garden's very own ecosystem, what kind of plants and trees you have, how you look after those, and which insects visit your garden. As a result, sometimes you will have to deal with bald spots on your lawn. Replanting these spots with grass seeds is not always simple, as you cannot just dig up the ground and scatter them around. Luckily, you can use teabags to correct these spots. Simply take a used teabag that is moist, place it on the bald spot and sow with some grass seeds. The teabag provides moisture and will decompose over time, leaving just the new grass behind.

Tea bags can also be used to germinate other types of seeds. To do this, dampen the tea bags just a little bit, slice them open, and place one seed inside each one. Place them in the sunlight and make sure to keep them moist until your seeds have started to sprout.

7. Water and Dirt Retainer
When placed in the bottom of plant pots or containers, tea bags will help keep the dirt in the pot while also maintaining water. When planted in soil holes, the bags also help to keep roots moist upon planting seeds or transplants.


[Fun Funky]

Các Loại Rau Gợi Nhớ Đến Sông Nước miền Tây

Miền Tây là thiên đường của các loài rau ngon và lạ lùng mà bạn chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài vùng sông nước này.

Miền Tây sông nước mênh mang nổi tiếng với những cù lao cây trái xanh tươi, những món ăn bình dân chất phác mà vô cùng ngon miệng như lẩu mắm, canh cá chua, kho quẹt, bánh xèo… Tuy nhiên nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Miền Tây được xem thiên đường của các loài rau ngon và lạ nhất mà chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài mảnh đất này.

Rau “bông”

Đất miền Tây có một loại rau đặc sản đó là rau “bông”. Thực chất rau “bông” chính là các loại hoa có thể ăn được. Ở vùng đất sông nước này, các món rau bông phổ biến và nhiều loại đến nỗi, để có thể kể hết tên của chúng, bạn có thể sẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Rau bông rất đa dạng từ những loại bông phổ biến như bông bí, thiên lí cho đến những loại bông “đặc sản” như là bông điển điển, bông so đũa, bông lục bình, bông súng, bông mướp… Mỗi loại bông có hương vị khác nhau, có bông ngọt giòn nhưng cũng có loại bông có vị nhẫn đắng, ăn xong mới thấy ngọt nơi cuống họng.

Mỗi loại rau bông đều có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ ăn ghém, đổ bánh xèo, nhúng lẩu đến xào, nấu canh chua.

Món lẩu cá, lẩu mắm nổi tiếng với các loại rau ăn kèm, có khi số loại rau dùng nhúng lẩu còn lên đến con số hai, ba chục loại như rau đắng, rau rút, rau kèo nèo, đậu rồng, bông súng, đọt muống, đọt xoài cả các loại hoa như bông bí, so đũa, điên điển, lục bình…

Rau chột choại

Đừng vội băn khoăn về cái tên lạ lùng rau “đọt” vì thực chất “đọt” chính là những chiếc đọt (mầm) non của các loại cây. Ở miền Tây, dường như tất cả mọi loại cây đều cho một loại rau xanh nào đó, chỉ cần đi một vòng quanh vườn là bạn sẽ có ngay một rổ các loại đọt non: từ đọt xoài, cóc, chùm ruột, chùm bát, chùm bao, đọt sộp, đọt bình linh, lá lụa hay đọt sen non… về làm rau. Chắc chắn đây không phải là loại rau chính thống, những chính những nhúm rau tập tàng, dân dã này đã chính tạo nên cho các món ăn miền tây một hương vị không thể nào lẫn lộn.

Rau “thân xốp”

Rau thân xốp là thứ rau đặc biệt chỉ có ở vùng sông nước mênh mang như ở miền Tây Việt Nam. Các loại rau thân xốp rất đa dạng, nào là lục bình, thân bông súng, bạc hà, kèo nèo hay bồn bồn… Thân xốp của các loại rau này rất nhanh ngấm gia vị và tạo nên những món ăn rất đặc sắc.

 

Bông lục bình

Bạn có thể xắt rau thân xốp nhỏ làm rau ăn ghém, khi chấm mắm phần thân xốp ngấm đầy thứ mắm thơm ngọt quyện hòa tạo nên vị ngon cho từng miếng rau Những loại rau này cũng dùng để nấu canh chua hay muối dưa đều rất ngon và đưa cơm.

Rau bồn bồn muối chua là món ăn dân dã và dễ gây nghiền của mảnh đất miền Tây.


Cho đến muôn vàn loại rau khác…

Có thể nói, miền Tây như một khu bảo tàng lớn với muôn vàn các loại rau, mà để nhớ, để thuộc và để kể tên được hết những loại rau này, bạn có thể phải mất đến hàng giờ đồng hồ. Chính vì sở hữu những loại rau phong phú mà các món ăn miền Tây như được sinh ra để kết hợp chúng với nhau. Bạn sẽ bắt gặp ở nồi lẩu mắm những cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím, nấm rơm, nấm dai, khổ qua, đậu bắp, rau càng cua, hẹ, đọt xoài, đọt chùm ruột, cần tây, thơm, chuối chát… ở nồi lẩu mắm U Minh là rau đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… những canh chua bông so đũa, bánh xèo bông điên điển…

 

Bánh xèo bông điên điển mang hương vị đậm chất miền Tây.

Có lẽ không một từ ngữ nào có thể diễn đạt được hết cái hay, cái thú vị của các loại rau miền Tây, vì thế đừng chần chừ mà sắp xếp cho mình một hành trình du lịch đến miền tây để tự mình thưởng thức nhé.


Theo: Đặc Sản Miền Tây 

Tôi Đi Bầu - Tiểu Tử

Hình minh họa 

Gần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ‘ đảng cử dân bầu ‘….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quốc hội VC sau tháng Tư năm 1975. Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ‘ cách mạng ‘.


Đầu tiên là ‘ nhân dân làm chủ ‘ phải học tập bầu cử. ( Ở chế độ mới này, không lúc nào thấy ngưng nghỉ học tập. Hết học tập chuyện này là tiếp ngay học tập chuyện khác. Vừa xong học tập ở tổ dân phố là đã thấy phải kéo nhau ra học tập ở phường, chưa kể những người đi làm còn phải học tập ở cơ quan…v v ! ) Ông tổ trưởng tổ dân phố xóm tôi - hồi trước làm kế toán cho một hãng bào chế thuốc Tây – cho người mời các tổ viên đến nhà ông họp vào một buổi tối để học tập bầu cử. Sau khi mọi người đã an vị, nghĩa là ngồi chồm hổm hay ngồi bẹp dưới đất, ông tổ trưởng - ngồi sau một cái bàn thấp trên đó có để mấy xấp giấy vuông vuông và một lô bút bi -  tằng hắng rồi nói một cách trịnh trọng : « Tôi mời bà con đến đây để chúng ta cùng học tập bầu cử. Khác với thời ngụy, ứng cử loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai là ai hết, bây giờ, trong chế độ ta, đảng có bổn phận chọn người đứng đắng, có đạo đức cách mạng… để đề nghị nhân dân bầu. Như vậy, nhân dân khỏi sợ chọn lầm người như ta vẫn thường thấy trong thời ngụy trước đây. »


Tổ viên im lặng nghe. Phần đông hùt thuốc hay xỉa răng. Thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi và vài tiếng … ngáp. Thấy có vẻ… được, ông tổ trưởng phấn khởi nói tiếp : ’’ Đơn vị của mình được 10 dân biểu, nhưng vì là một cuộc bầu cử nên trên lá phiếu có in 12 tên đánh số từ 1 đến 12 để mình gạch bỏ 2 tên .’’

Nói đến đây, ông lấy xấp giấy vuông vuông trên bàn đi phát cho mỗi người một tấm, vừa làm vừa nói : ’’ Đây là lá phiếu. Nó như thế này đấy.’’ Rồi ông cầm một phiếu đưa lên cao : ’’ Bà con thấy không , có 12 người. Khi đi bầu, mình phải gạch bỏ 2 tên như vầy nè .’’ Vừa nói ông vừa lấy bút bi gạch hai tên mang số 11 và 12, rồi tiếp : ’’ Bà con rõ chưa ? Bây giờ, mình bầu thử cho quen.’’ Ông lấy bút bi trao cho tổ viên : “ Bà con làm như mình đi bỏ phiếu thiệt vậy. Gạch như tôi chỉ rồi xếp giấy lại làm tư. Mà… đừng ai nhìn ai hết nghe. Mình bỏ phiếu kín mà ! Gạch xong mỗi người tự mang phiếu đến cho tôi xem coi có đúng không, nghĩa là có hợp lệ không.’’ Ổng trở vào ngồi sau cái bàn thấp, đốt thuốc hút. Một lúc, ổng hỏi : “ Xong chưa nà ?’’ Các tổ viên đồng thanh : “ Dạ rồi " Ông tổ trưởng có vẻ hài lòng, nói : “ Từng người một tuần tự mang phiếu đến tôi xem nào.“ Ổng mở từng phiếu coi rồi gật đầu nói : ’’ Đúng !’’

Từ đầu, tôi đã thấy…. hề quá nên thay vì gạch số 11 và 12, tôi gạch đại hai số nằm phía bên trên. Khi ông xem phiếu của tôi, ổng giật mình ngạc nhiên nhìn tôi, dò xét. Rồi ổng ra dấu gọi tôi đến gần kề miệng vào tai tôi, nói nhỏ : “ Không phải hai thằng cha này, ông nội ơi !“ Tôi cười khẩy : “ Vậy hả bác ?“

 

Đến ngày đi bầu, ông tổ trưởng… gom chúng tôi trước nhà ổng lúc 10 giờ 30 sáng bởi vì tổ chúng tôi – theo lịch trình ấn định - sẽ vào phòng phiếu lúc 11 giờ. Sau khi đếm đủ nhân số 23 người, ổng dẫn chúng tôi đến trước phòng phiếu, bắt đứng thành hàng một, rồi ổng bước vào bên trong. Một lúc sau, ổng đi ra với một người nữa lạ hoắc vì không phải là dân trong xóm. Ổng vừa trao cho người đó một tấm giấy ( chắc là giấy kê khai dân số ) vừa chỉ vào… cái đuôi của tổ : “ Đây ! Đồng chí đếm đi ! 23 người đầy đủ !“ Ông đồng chí đếm xong nói : “ Đồng bào xếp hàng vào cái đuôi này.“ Ổng chỉ vào hàng….dép guốc từng đôi nối nhau dài dài nằm phơi dưới nắng. Tôi nhìn quanh : thì ra đồng bào,  trong khi chờ đến phiên mình vào bỏ phiếu, đã vào núp nắng dưới hiên nhà dân, để giày dép làm đuôi thay thế ! Tổ chúng tôi bèn cởi giày dép guốc làm y như vậy, cười cười nói nói vì thấy… vừa lạ vừa vui !

Người đi bầu lần lượt mang lại giày dép để vào phòng phiếu cho nên lâu lâu phải…đôn từng đôi giày dép guốc lên, giống như cái đuôi người nhích tới mỗi khi phía trước có chỗ trống. Tôi thấy có một thằng nhỏ trong căn phố nằm cạnh phòng phiếu chạy ra làm việc này. Có lẽ người lớn trong nhà tự động biểu nó làm, vì họ thông cảm người cùng xóm đang bị cảnh trời trưa nắng gắt !

Khi gần đến tổ chúng tôi bầu, bỗng nghe có người la lên : “ Chết cha ! Tụi nào lấy mẹ nó đôi dép da của tôi rồi !“ Vậy là những người đang núp nắng chạy ào ra cái đuôi giày dép nhìn đồ của mình, rồi, chẳng ai bảo ai, mỗi người tự động lấy đi một chiếc của mình nhét vào lưng quần hay cầm trên tay, điềm nhiên trở về chỗ núp nắng cũ, để lại hàng dép guốc bây giờ mỗi thứ chỉ còn có một chiếc ! Thằng nhỏ vẫn lâu lâu đẩy từng chiếc lên, như chẳng có chuyện gì xảy ra hết !

Lần bầu cử đó, theo báo cáo của Nhà Nưc, đã đạt 99,99%. Có điều là người dân đi bầu chẳng thấy mặt ứng cử viên nào hết ! Chú Bảy thợ hồ xóm tôi….phát biểu : “ Mẹ ! Đã nói nhắm mắt bầu mà đòi thấy con khỉ gì , hả ?“

Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi bầu quốc hội V C, bởi vì sau đó, tôi đã….nhắm mắt vượt biên !

Tiểu Tử

Đêm Trăng Thanh Tịnh - Minh Lương

Sunday, September 15, 2024

Chuyện Ít Ai Biết - Cu Tin - Song Thao


Napoleon Bonaparte mà các cụ ta xưa phiên âm thành Nã Phá Luân, chắc ai đã cắp sách tới trường đều biết. Ông này văn võ toàn tài, rất thích chinh chiến và đã tạo được nhiều chiến công hiển hách, trở thành hoàng đế của Pháp. Ông đã mất được 201 năm, vào năm 1821, tại đảo Ste. Helène, nơi ông bị lưu đầy từ tháng 10 năm 1815. Trước đó ông đã bị lưu đầy tại đảo Elba của Ý nhưng đã vượt ngục, tập họp quân đội và cố gắng chinh phục Âu Châu một lần nữa. Ông làm mưa làm gió ở Âu châu trước khi bị quân Anh và Phổ đánh cho xất bất xang bang dẫn tới thất bại thảm thương trong trận Waterloo vào năm 1812.

Sống đã tạo sóng gió tại châu Âu, chết cũng nhiều chuyện mà lịch sử phải ghi lại. Ông mất vì bệnh ung thư dạ dày, giống như cha ông. Có giả thuyết nói ông bị đầu độc từ từ bằng thạch tín. Điều này để các sử gia lo, chúng ta nói chuyện khác. Khi ông trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, 17 người có mặt trong đó có 7 bác sĩ người Anh, 2 hầu cận của ông, linh mục Vignali, người đầy tớ Ali và bác sĩ riêng của ông tên Francesco Antommarchi. Bác sĩ Antommarchi đã giải phẫu tử thi, cắt bỏ gan ruột, thả vào bình rượu ethylic để nghiên cứu sau. Thừa lúc đám đông hỗn loạn không chú ý, bác sĩ Antommarchi tiện tay cắt phăng dương vật của tử thi và giấu đi.

Dương vật được ông bác sĩ giao cho linh mục Ange Vignali cất giữ. Vị linh mục đã mang về đảo Corse, quê hương của Napoleon. Khi linh mục Vignali qua đời, của quý của người tạo giông bão tại Âu châu đã được trả lại cho gia đình Napoleon. Họ cất giữ tới năm 1916, gần một trăm năm sau ngày Napoleon mất. Dương vật sau đó vào tay ông Charles-Marie Gianettini, cháu của linh mục Vignali.


Ông này chắc có máu lý tài nên bán liền vào năm 1916 cho công ty bán sách và sưu tập Anh Maggs Bros. Ltd. có trụ sở tại London. Năm 1924, hộp đựng của quý được mô tả như “một đoạn gân được lấy từ cơ thể của Napoleon trong quá trình khám nghiệm tử thi”, được bán cho nhà sưu tập người Mỹ tên A.S.W. Rosenbach, ngụ tại Philadelphia với giá 400 bảng Anh. Ông tiến sĩ Rosenbach này rất tự hào khi làm chủ được “báu vật”. Đi dự tiệc hay hội họp ở đâu ông cũng khoe nhặng xị về chiến công này. Ông cho bảo tàng nghệ thuật Pháp “Museum of French Art” ở New York mượn trong một thời gian ngắn vào năm 1927 để trưng bày cho công chúng coi. Phóng viên báo Time tới coi và mô tả nó “như một chiếc dây cột giày da hoẵng bị co lại”. Một phóng viên khác lại cho nó trông giống như “một con lươn bị teo lại”. Thực ra vật thể này không được bảo quản tốt nên nhìn bề ngoài có vẻ chỉ hơi giống dương vật, xù xì như một miếng da thuộc.


Tiếp tục cuộc phiêu du, 23 năm sau, của quý của Napoleon được Tiến sĩ Rosenbach bán lại cho nhà sưu tập Donald Hyde. Sau khi Hyde qua đời, vợ ông lại bán cho nhà sưu tập John Fleming. Fleming bán tiếp cho Bruce Gimelson. Mua xong, Gimelson ký gửi nó cho nhà bán đấu giá Christie’s ở London. Người thắng trong cuộc đấu giá là bác sĩ tiết niệu John Lattimer. Cuối cùng, vào năm 1977, Lattimer quyết định chấm dứt hành trình di chuyển lung tung của cậu nhỏ này bằng cách giấu kín dưới gầm giường, không cho ai coi nữa. Nhà tiết niệu học Lattimer mất vào năm 2007, cậu nhỏ của Napoleon được bà Evan, con của Lattimer, cất giữ. Kể từ đó, không có tin tức chi thêm về bửu bối nho nhỏ của vị hoàng đế lừng danh của nước Pháp.

Thiệt chóng mặt với cuộc chu du hơn trăm năm của cậu nhỏ của ông vua danh vang khắp thế giới. Mà nhỏ thiệt. Bửu bối của Napoleon có kích thước chẳng đáng chi. Chỉ dài có 1,5 inch (3,8 phân). Thiệt đáng xấu hổ với một con người chọc trời khuấy nước. Trong cuốn Napoleon’s Private, tác giả Tony Perrottet tiết lộ: “Nó nằm trong một chiếc hộp da nhỏ, đã được sấy khô trong không khí, không dùng formaldehyde hoặc các hóa chất khác nên trông giống như miếng thịt bò khô”.

Tôi nghĩ chẳng nên mất nhiều thời giờ về thứ mà đàn ông ai cũng có, và có một cách hùng tráng hơn. Nhưng chính sự nhỏ thó bất thường của nó đã làm nên tính cách của Napoleon khiến thay đổi cả lịch sử. Vậy mới biết nó bé nhưng là thứ bé hạt tiêu cay nồng.


Không biết có phải vì kích thước khiêm nhường của cậu nhỏ không mà đời sống tình dục của Napoleon rất nản. Ông chiếm hạng bét trên giường chiếu. Thời lượng một cuộc mây mưa của ông rất chóng vánh. Đây là một bi kịch ám ảnh ông suốt cuộc đời. Bi kịch thêm…bi khi chỉ ở tuổi 42 ông đã…giã từ vũ khí. Đời sống của một quân vương lừng lẫy trên chiến trường khiến ông có rất nhiều phụ nữ say mê. Ông cũng đáp lại nhưng chỉ là những mối tình chay tịnh. Hai bà vợ của ông đều có một cuộc sống tình dục riêng với những người đàn ông khác. Sừng ông mang trên đầu chắc có số lượng không ít.

Thông thường anh đàn ông nào cũng muốn thể hiện mình như một người hùng. Hùng có nghĩa là chinh phục được phái yếu. Muốn vậy, kích thước của vũ khí là một yếu tố quan trọng. Ngay từ thời xa xưa, các nền văn hóa đều cho dương vật là sức mạnh và uy quyền của một nam nhân, làm sinh sôi nảy nở giống nòi và lòng tôn kính của người phụ nữ. Ngay từ những năm trước công nguyên, các vị vua chúa đã được tôn vinh bằng những bức tượng hay tranh chân dung với một cậu nhỏ có kích thước khổng lồ. Tại các lăng mộ chôn cất các vị vương, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những di chỉ khắc hình những dương vật vượt tầm cỡ.


Các nền văn hóa La Mã và Ai Cập không hiếm những tác phẩm được khắc chạm với những dương vật khổng lồ tượng trưng cho sức mạnh. Như thần Geb, một vị thần đất được dân Ai Cập vô cùng tôn kính, khi tạ thế đã được tạc một bức tượng với dương vật vừa to vừa dài hướng thẳng lên trời trong một tư thế đầy kiêu hãnh. Dân La Mã cũng có một vị thần đất tên Priapus. Vị thần này cũng đã được tạc tượng với thân hình cuồn cuộn bắp thịt và một chiếc dương vật có kích thước khủng chĩa thẳng về phía trước.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói khúc thịt lắm chuyện của nam giới là của quý. Nó quý thật. Càng sừng sỏ càng quý. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh sừng sỏ này là kích thước của nó. Anh nào sở hữu thứ…vĩ đại coi như mình được tạo hóa ưu đãi. Anh nào chịu cảnh xinh xinh thường có mặc cảm. Mặc cảm tự ti thường biểu hiện thành tính hiếu thắng và hiếu chiến. Napoleon ưa chinh chiến và hiếu sát chính là vì sự thua kém của thứ được coi là hùng dũng của một nam nhi.


Nhà độc tài Hitler cũng rứa. Hitler độc tài và tàn ác như thế nào, ai cũng đã rõ. Nhưng tại sao nhân vật lịch sử khét tiếng này lại dễ sợ như vậy? Hai nhà sử học Jonathan Mayo và Emma Craigie viết trong cuốn “Hitler’s Last Day: Minute by Minute” (Ngày Cuối của Hitler: Từng Phút): “Hitler được cho là có hai dị dạng ở bộ phận sinh dục: thiếu một tinh hoàn và niệu đạo không nằm ở đầu dương vật (hypospadias)”. Hypospadias là một chứng bệnh hiếm và có nhiều mức độ. Hitler bị mức độ cao nhất, niệu đạo nằm ở cuối dương vật khiến cho bộ phận này có kích thước rất nhỏ.


Hội chứng này khiến Hitler phải đi tiểu thông qua một một lỗ nhỏ trên dương vật chứ không phải bằng đầu dương vật như các nam nhân bình thường khác. Hai khiếm khuyết nơi cậu nhỏ của nhà độc tài lớn này được cho là nguyên nhân của tính khí kỳ quái của Hitler. Ông thường xuyên nổi giận và rất sợ bị người khác coi thường. Bác sĩ Theodor Morell, bác sĩ riêng của Hitler, đã phải cho ông uống nhiều loại hormone và thuốc kích thích để cải thiện ham muốn tình dục của nhà độc tài này.


Nhà sử học người Anh Ian Kershaw viết trong một cuốn tiểu sử Hitler là nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã gốc Áo này đã tự kiêng cữ các hoạt động tình dục vì sợ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Trong khi đó nhà viết tiểu sử người Đức Hike Gortemaker lại cho rằng nhà độc tài phát xít này có một đời sống tình dục viên mãn và một cuộc sống hạnh phúc với nhiều tình nhân. Ngay cả người tình Eva Braun, người đã cùng tự sát với Hitler vào ngày 30/4/1945, cũng đã từng chung tình với nhà độc tài.


Chuyện nhà độc tài phát xít có của quý khác thường là một thú vị cho phe Đồng Minh trong Thế Chiến II. Họ đặt ra một bản nhạc mang tên: Hitler Has Only One Ball (Hitler chỉ có một viên bi!). Binh lính Đồng Minh rất khoái chí khi hát bài này. Thực ra đây chỉ là bài hát chế lời của bài Colonel Bogey March, tác giả của lời chế này không biết là ai. Chắc nhiều người thuộc thế hệ cùng với tôi còn nhớ cuốn phim Cầu Sông Kwai (The Bridge of River Kwai) được sản xuất vào năm 1957 với các diễn viên gạo cội Alec Guinness, William Holden, Jack Hawkins và Sessue Hayakawa. Bản nhạc của phim mà chúng ta quen gọi là bài “Cầu Sông Kwai” chính là bài Colonel Bogey March.

Bài nhạc chế Hitler Has Only One Ball có lời như sau:

Hitler has only got one ball,

Goering has two but very small,

Himmler is rather sim’lar,

But poor old Goebbels has no balls at all.

Tạm dịch: “Hitler chỉ có một bi / Goering có hai nhưng rất bé / Himmler cũng dzậy / Nhưng ông già đáng thương Goebbels lại chẳng có bi nào”.

Tên các nhân vật được nhắc trong bài hát đều là các cận thần của Hitler. Theo các nhà nghiên cứu thì bản nhạc này được phổ biến vào năm 1939, khi đang có Thế Chiến II giữa Phát Xít Đức của Hitler và các nước Đồng Minh. Đây là một chiêu tuyên truyền miệt thị cái giống của các tên phát xít nhưng không chỉ trích dân Đức khi cho các nhà lãnh đạo phát xít vì khiếm khuyết tại cơ quan sinh dục nên mới nổi điên sanh ra tàn ác vô nhân tính. Đây là một kiểu tuyên truyền dìm hàng các tướng địch để nâng cao tinh thần binh lính Đồng Minh.


Trở lại với cuốn phim “Cầu Sông Kwai”. Đây là một kiệt tác của nghệ thuật thứ bảy, được coi như một tác phẩm lớn của mọi thời. Cuốn phim đã chiếm bảy giải Oscar kể cả giải Phim Hay Nhất. Bài hát này khi được lồng vào phim đã trở thành một bài hit trong giới trẻ. Ngày xưa, khi coi phim này, tôi cũng là một người trẻ. Cho tới bây giờ tôi vẫn có thể ê a rất đúng nhịp, đúng điệu bài hát. Có lẽ các bạn tôi cũng vậy. Chúng ta cứ thử hát lời bài hát trích ở trên coi. Vẫn còn rất ngon cơm. Nhưng có một chuyện hậu trường khi quay phim rất lý thú. Trong phim, bài hát được các binh sĩ Đồng Minh đồng ca khi đang bị tù trong một trại giam của quân phiệt Nhật tại Miến Điện. Nhật là một đồng minh với phát xít Đức, cùng phe Trục, trong Thế Chiến II.

Cảnh trong phim là cảnh các tù binh Đồng Minh được điều động làm cây cầu bắc qua sông Kwai nối giữa Bangkok và Rangoon. Trong kịch bản đầu tiên của đạo diễn David Lean, các tù binh sẽ hát với lời của bản Hitler Has Only One Ball để diễn tả sự chống đối của tù binh. Nhưng bà vợ góa của tác giả bài chính gốc Colonel Bogey March phản đối, không muốn cho hát lời chế của bản nhạc trong cuốn phim. Cuối cùng mọi người đồng ý không hát lời trong phim. Các tù binh chỉ huýt sáo điệu nhạc, ai muốn hiểu lời nào tùy ý! Khi coi phim, tôi lại khoái cảnh huýt sáo này, nghe vừa hào hùng của nhịp quân hành vừa như cất giấu nỗi ẩn ức trong lòng các thân phận tù đầy. Sau này, khi bị nhốt trong trại tù cải tạo của cộng sản, những lúc muốn bày tỏ nỗi căm phẫn, chúng tôi cũng huýt sáo bài này. Nghe thấy một người huýt, lập tức mọi người bắt theo. Người nào cũng nước mắt lưng tròng.


Chuyện mấy anh chim nhỏ ác lớn tưởng đã chấm dứt với cái chết của Hitler vào ngày 30/4/1945, ai ngờ 77 năm sau, trong thời đại văn minh, lại đẻ ra một anh khốn lịn khác, anh Vladimir Putin. Anh này gốc KGB, tàn ác số một. Khi không, thế giới đang yên bình, anh lại ào ạt mang quân sang tấn công nước láng giềng nhỏ bé Ukraine. Máy bay, xe tăng, phi pháo đủ mọi cỡ được anh dùng hết với quyết tâm làm cỏ Ukraine, bắt quy hàng trong ba ngày. Ba ngày mơ ước đó không bao giờ tới, anh nổi điên ra tay tàn sát. Quân Nga pháo kích vào khu dân cư, bệnh viện, nhà thờ giết hại không biết bao nhiêu dân lành trong đó có nhiều trẻ em.

Bù lại lính Nga chết như rạ, máy bay, xe tăng và các chiến cụ khác phơi thây trên chiến trường cũng lắm. Putin điên tiết bỏ bom, pháo kích vô tội vạ, gần như muốn san bằng đất nước có nhiều di tích văn hóa và lịch sử quý giá. Nhìn cảnh dân Ukraine dùng bao cát quây bảo vệ những tượng đài trên các quảng trường mà xót xa cho nền văn minh của nhân loại. Con người không tim Putin bị hầu như toàn thế giới nghỉ chơi, cấm vận, bị tonton Mỹ Biden gọi là tên đồ tể, tội phạm chiến tranh, và kẻ thù của nhân loại.


Putin là một người ưa phô trương sức mạnh. Những tấm hình ông cởi trần đi bơi, đi săn hoặc phô trương võ nghệ được phổ biến rộng rãi có phải để che giấu một thứ mặc cảm nào không? Tâm lý gia Jenifer Higgins lý giải: “Thông thường một người trung niên có của quý nhỏ chỉ mua một chiếc xe xịn Ferrari hoặc khởi sự một cuộc du lịch không gian. Nhưng khi người đó có trong tay một đội quân thuộc hàng lớn nhất thế giới, vấn đề sẽ khác hơn”. Và bà khôi hài đề nghị quân NATO đột nhập vào Nga, ghép dương vật khác cho Putin. Bà viết: “Đó có lẽ là phương cách nhanh nhất để chấm dứt chiến tranh!”. Nhà văn nổi tiếng người Pháp Frederic Begbeder hô hào: “Các bạn Ukraine thân mến! Ba ngày trước đây, tôi nghĩ Zelensky (Tổng thống Ukraine) là một anh hề, nhưng nay tôi biết ông có cặp bi lớn nhất thế giới. Và Vladimir Putin không chỉ là một tên điếm đàng mà còn là một tên chết nhát và lố bịch. Ông ta có một dương vật rất, rất nhỏ, một con chim rất rất nhỏ!”.


Chuyện thuộc về lịch sử luôn cần sự tìm tòi nghiên cứu thêm. Không biết chuyện chim nhỏ của các “đồ tể” có bao nhiêu phần chính xác nhưng tôi khoái hướng nghiên cứu này. Hóa ra những chuyện lớn tày trời của nhân loại lại có nguyên do từ những cái rất nhỏ.


Song Thao

04/2022

CU TIN | Viet Luan - Báo Việt Luận

Trăng Mùa Tháng Tám - Đỗ Công Luận

Mợ Tôi - Bùi Quang Minh


Mãn tαng vợ được vài năm. Nhìn đàn con thơ dại. Đứα lớn đút đứα nhỏ. Nước mắt nước mũi chảy tèm lem. 6 đứα suốt ngày loi nhoi lúc nhúc như bầy “heo con”. Cậu chịu không nổi !

Một sáng đầu hè. Cậu dắt về một người ρhụ nữ gốc Bắc. Nghe nói lúc đi buôn ở cửα khẩu Lạng Sơn, kết mô-đen bà này, Cậu ỡm ờ dò ý … Ai dè sáng hôm sαu Cậu dắt về Bến Tre thiệt. Quá trời người cản, nói nhẹ nhẹ có, chửι thẳng vào mặt Cậu cũng có :

– … bộ xứ dừα này hết đàn bà cho thằng tư mày chọn rồi à …?

– … rồi biết … người tα có uống “nước ρhèn” chung với mình đặng hôn?

– … đàn bà gì mà gò má nhô cαo đụng nóc … số sát ρhu

Bỏ ngoài tαi tất cả. Cậu chỉ nói :

– Tui tҺươпg con gái người tα … tui mới lấy.

Rồi cũng chính vì 1 tiếng THƯƠNG đó mà bà tα gắn bó với Cậu đến cҺếϮ cũng không chiα lìα.

Bánh đúc có xương.

Không hiểu sαo, Cậu Mợ quyết định không đẻ thêm đứα con chung nào nữα. Cả thảy tình tҺươпg. 2 vợ chồng dành hết cho 6 đứα này. Mà kể cũng lạ … Mợ … bả tҺươпg tụi nhỏ càng lúc càng nhiều hơn ổng. Vậy mới ghê !

Cậu đi mần xα nhà. Quαnh năm suốt tháng Mợ “gánh cả giαng sơn” trên vαi. Lúc đầu ổng còn về thăm. Mấy năm sαu thì ổng đi biệt xứ. Từ đó trên đôi vαi mình, Mợ đã ρhải gánh nhiều thứ nặng nề hơn xưα.

Đám cúng Đình năm nào. Má tui cũng thấy bả lăng xα lăng xăng … xin ông chủ tế làm thêm mấy việc nặng nhọc :

Khiêng con ngựα gỗ bự chà bá lửα rα lαu chùi.

Leo lên xà gồ tuốt trên cαo đóng lại mấy cái then.

Giăng dây ρhụ giữ xe.

Rửα cả chồng ly chén khổng lồ.

Chà chà bồn cầu.

Ông chủ tế thấy lạ nên hỏi :

– … vợ thằng tư … mày mần chi mấy chuyện đó cho cực thây vậy bây …???

Mồ hôi mồ kê thi nhαu chạy trên trán Mợ. Bả chỉ cười cười, xong cố gắng ρhát âm giọng nαm bộ sαo cho không ρhản cảm.

– … dạ … con … con mần nhiều không thấy cực … lát nữα … ráo hoảnh … cụ cho con xin 6 ρhần đồ ăn … đặng con mαng về cho tụi nhỏ đαng ở nhà ạ …

Mợ mαng về tới nhà, móc cẩn thận rα từ cái túi ҳάch sờn rách đúng 6 ρhần đồ ăn. Phát rα theo thứ tự từ nhỏ nhứt đến lớn nhứt … Đến ρhần thứ 6, thì thằng αnh hαi không thấy nó đâu … Chạy đi tìm thì thấy nó đứng khóc sướt mướt ngαy hàng rào bông bụρ. Mợ không hiểu gì, tiến lại hỏi :

– … hαi … hαi … sαo đứng đây khóc mình ên vậy con … lại đây Dì … Dì đút đồ ăn cho con nè …

Nó xoαy người lại, nước mắt giàn giụα :

– …má αααααααα … năm sαu đám cúng Đình … má dắt con theo … con muốn làm ρhụ má … Má ơiiiii !

Cái bịch đαng treo tòn ten trên tαy rớt cái bịch xuống đất … mấy cái bánh bò nhỏ xíu lăn lông lốc trên nền đất cứng khô. Mợ về ở với Cậu được 3 năm rồi, mà lần đầu tiên mới được thằng hαi gọi bằng …… má!

Cảm động. Mợ ôm ghì lấy thằng hαi vào lòng. Bαo nhiêu cực khổ tự nhiên “tαn biến” …

Năm đó thằng hαi mới đúng 13 tuổi!

Nhà không có đất cαnh tác. Quαnh năm chỉ đi cắt cỏ mướn, chèo xuồng đi nhổ Lúα Mα, αi mướn gì làm nấy. Mà đâu ρhải công chuyện có đủ quαnh năm để làm đâu. Lúc hết việc. Nghĩ sαo …

Mợ lại chèo xuồng lên Thị xã … đi bán máu … ! Lần nào thằng hαi nó thấy má nó về mà cầm nhiều đồ ăn, đồ chơi cho tụi nhỏ, quần áo mới, là nó giận rα mặt … ! Nó giận má nó vì đã lén đi bán máu. Giận vì bả nhất quyết không cho nó nghỉ học. Bả một hαi nói :

– … hαi … con nhứt định ρhải học rα ngô rα khoαi … đời con bớt khổ, và còn làm gương cho mấy đứα em con nữα chứ !

Cũng chính vì câu nói đó. Đã thành động lực để thằng hαi chí thú học hành. Không uổng công Mợ chăm bẩm cho nó. Thằng hαi là 1 trong 3 Bác Sỹ Đα khoα đầu tiên củα toàn Tỉnh Bến Tre này !

Mấy đứα em nhỏ, giờ cũng đã có công ăn việc làm ổn định. Đứα có giα đình rα ở riêng, đứα thì trọ học trên Sài Gòn, đứα thì học Thú Y, đứα lái xe máy cày, đứα thì là cô giáo.

Ngày vinh quy bái tổ. Thằng hαi dắt về một cô người yêu rα mắt cả nhà. Trong khi Má nó đαng lủi thủi chụm lửα dưới bếρ. Cô người yêu chu mỏ nũng nịu với thằng hαi ở nhà trên :

– …… tí … tí nữα Má αnh lên … αnh nói má đừng ngồi gần em nhα …

Thằng hαi:

– …… mần sαo em nói vậy …???

Cô người yêu (chu mỏ):

– … thì … thì … má αnh dơ bẩn quá … ngồi gần mình sẽ làm mình bị hôi … với … với … vả lại bả đâu ρhải má ruột củα αnh đâu …

Thằng hαi bất thình lình … chỉ tαy rα cửα và gằng giọng nói :

– …… cô đi rα khỏi nhà củα má tui … ngαy lậρ tức !

Sững người. Vì quá bất ngờ. Cô tα ôm mặt khóc um sùm. Nằm xuống đất lăn từ cột nhà bên này sαng cột nhà bên kiα để ăn vạ. Má nghe ồn chạy lên hỏi việc thì thằng hαi qùγ ρhục xuống chân Má nó mà nức nở :

– …… má ơi … má Һγ siпh cả cuộc đời cho con ăn học … giờ con thành ông nọ ông kiα … mà con không biết lựα bạn gáι … để nó khinh rẻ má … con có lỗi với má nhiều lắm …

Mợ đứng chôn chân tại chỗ như người bất thần. Tâm cαn hơn nửα đời người củα Mợ … đã không uổng ρhí ……… !!!

Tháng 8/2010

Còn khoảng tuần lễ nữα là Mợ lên máy bαy, xuất ngoại sαng đoàn tụ với giα đình thằng hαi. Vợ nó hiện tại đã là 1 người con gáι khác. Thế hệ F2 trên đất Mỹ, nhưng được giáo dục rất kỹ về kiến thức lẫn “nét đẹρ” tâm hồn.

Cô tα không quên mình là người Việt Nαm, và ngαy từ lần gặρ đầu tiên đã coi Má củα thằng hαi là “quê hương” củα mình!

Mấy hôm gần đi. Chiα tαy chiα chân bà con chòm xóm xong. Mợ cứ thẫn thờ nơi góc vườn nhỏ. Sát hàng rào bông bụρ năm nào thơ dại. Mợ muốn làm 1 điều gì đó. Mà không làm được!

Đứα con gáι út, cô giáo, rất tinh ý. Nói nhỏ với chồng rα xem có cái gì dưới nền đất ấy. Đào lên khoảng vài thước đất thì lòi rα một cái hộρ thiếc nhỏ. Cô cẩn thận lần giở từng lớρ bịch gói đã nhuộm màu thời giαn. Tới lớρ sαu cùng thì lặng cả người.

Đôi bông tαi mù u, Cậu tặng Mợ trong ngày cưới năm nào…

Trong nhà, Mợ cầm điện thoại viễn liên gọi sαng cho thằng hαi. Mợ chỉ nói mấy chữ đơn giản rồi nhẹ nhàng cúρ máy :

– … hαi à … má không thể bỏ lại quê hương … !!!!!

Rốt cuộc thì tới ρhút chót sαo Mợ vẫn không muốn đi?

Mợ vẫn còn thươпg Cậu?

Mợ vẫn nuôi hy vọng chờ ngày Cậu về?

Hαy còn điều gì lấn cấn khác?

Đọc tới đây, chắc hẳn αi cũng sẽ thắc mắc giống như Tôi. Bản thân Tôi cũng đã từng nhiều lần hỏi Mợ những điều đó. Nhưng vẫn mãi không có câu trả lời thoả đáng. Không αi hiểu, chỉ có người trong cuộc mới hiểu mà thôi.

Chiều nαy cũng vậy.

Vươn người thắρ cho Mợ vài cây nhαng …. Tôi vẫn thấy Mợ cười một nụ cười hiền lành. Nụ cười chất chứα sự mãn nguyện khi đến cuối đời, vẫn được nằm lại ở mảnh đất Quê Hương…


Bùi Quang Minh

Share Lại Hoài Niệm T.TT