Theo
hiểu biết thông thường, con người chỉ có một não bộ nằm trong sọ.
Năm
1998, người ta bắt đầu nói tới não bộ thứ hai, do quyển sách “The Second brain”
của Michael D. Gershon, giáo sư Đại Học Columbia, ông nhận thấy có sự tương
đồng của não bộ và các neurons, lót mặt trong ruột, ông cũng nhận thấy hai não
bộ liên lạc chặt chẽ với nhau, tạo nên một trục não bộ-ruột, các vi trùng trong
ruột tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitteurs)
Trong
ruột, các vi trùng vô hại (nói đúng hơn là có lợi cho loài người) nhiều đến nỗi
không tài nào đặt tên cho hết được, trước kia gọi là flores intestinaux nay gọi
là “microbiotes ” (tiếng Anh:microbiota) Vi trùng đường ruột quyết định nhiều
chuyện trong lĩnh vực y khoa, mà trong tương lai, các khảo cứu sẽ nhắm vào đó
để định bệnh, chữa bệnh, tiên liệu bệnh sắp xảy ra v.v..
Mới
đây, người ta nhận thấy trẻ sơ sinh nếu thiếu 4 loại vi trùng đường ruột trước
ba tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bị bệnh suyễn (có nghĩa là ở dơ sống lâu chăng?)
Lucy,
tổ tiên loài người , sống cách đây 3 triệu năm, ruột chỉ dài 1,2m. Nhưng, ngày
nay, chúng ta có ruột dài tới 8 mét với bề mặt trong ruột 200m vuông, tương
đương với một sân tennis chứa 200 triệu neurons,100.000 tỉ vi trùng, gồm 8000
đến 10.000 loài khác nhau, mười lần hơn số tế bào của cơ thể loài người.
Vi
trùng ruột có 500.000 genes, so với 22.000 genes của loài người.
Trong phân người, 90% là xác vi trùng (ghê chưa?)
Khi
nói tới vi trùng, thì phải nói thuốc trụ sinh, Brett Finley của đại học BC
Canada, nhận thấy, nếu cho Vancomycine cho chuột con, sẽ làm đảo lộn
microbiotes, và gây bệnh suyễn, còn nếu cho thuốc này cho chuột đã trưởng thành
thì không sao. Phản ứng cũng tương tự như vậy ở trẻ sơ sinh trước 24 tháng
tuổi.
Trong
ruột, càng có nhiều vi trùng càng tốt, điều này làm các nhà vi trùng học đặt
lại vấn đề: dân cư ở các nước tiên tiến có khuynh hướng ở sạch thái quá, lúc
nào cũng xài thuốc khử trùng, xịt xịt khắp nơi, làm cho số vi trùng đường
ruột giảm thiểu, khiến làm tăng các bệnh: béo phì, dị ứng, tiểu đường, cao
huyết áp, thiếu phản ứng miễn nhiễm, tăng bệnh tim mạch, bệnh cröhn v.v… Người
ta thắc mắc có phải là các bệnh tâm thần, tự kỉ (autisme), trầm cảm
(dépression) quên v.v… là do thiếu hụt các microbiotes mà ra.
Theo bài báo đăng trên Nature (2013) các nhà nghiên cứu nhận thấy số vi trùng trong ruột bệnh nhân béo phì ít hơn so với nhóm người không béo phì.
Một
thí nghiệm khác, lí thú hơn (đăng trong báo Science của đại học Washington ở St
Louis): khi đem vi trùng ruột của người béo phì cấy vào ruột chuột A và vi
trùng ruột của người với số cân bình thường cấy vào ruột chuột B , A và B là 2
chuột sanh đôi đồng nhât, ăn cùng một loại thực phẩm; một thời gian sau, chuột
A trở nên béo phì.
Một
khảo cứu khác trên bệnh tiểu đường loại 1, đăng trên tờ Immunity cho thấy vi
trùng đường ruột có khả năng bảo vệ, hơn nữa chữa khỏi bệnh tiểu đường loại 1
trên chuột.
Đối
với các bệnh tâm thần, giáo sư Stephen Collins, bs chuyên khoa đường ruột của
đại học Mc Master ở Hamilton(Ontario) nghĩ là các vi trùng trong ruột tiết ra
các chẩt có thể ảnh hưởng trên não bộ, và các chất này sẽ kiểm soát độ stress,
vui buồn của chúng ta, nhưng là vi trùng gì? Đó là đề tài nghiên cứu hết
sức nóng bỏng.
Ở
Montreal, gs Guy Rousseau, thuộc bệnh viện Sacré Coeur, chứng minh là sau khi
bị nhồi máu cơ tim (infarctus) 65% bệnh nhân bị trầm cảm, và cách tránh trầm
cảm mà ông làm là đem vi trùng cấy vào ruột bệnh nhân.
Ở
London, Western Ontario, Canada, gs Derick Fabe, giám đốc chương trình nghiên
cứu về bệnh tự kỉ, thấy là các trẻ em Somalie, sau khi định cư ở Canada, tỉ số
bệnh tăng lên, ông nghi là do các chất độc tiết ra bởi các vi trùng đường ruột,
do không tiêu hóa được các thứ thực phẩm mà dân Somalie không quen dùng như lúa
mì và sữa , quan điểm này còn nhiều tranh cãi.
Trong
số ba bệnh neurodegenerative: Alzheimer, Parkinson, SLA (slérose latérale
amyotrophique) nhất là bệnh Parkinson, người ta nhận thấy ở các bệnh nhân này,
các triệu chứng đường ruột xuất hiện khá lâu trước khi các bệnh trên xuất hiện.
Ngày
nay người ta xếp lọai các vi trùng đường ruột vào ba nhóm chính:
–
Bactesroides
–
Prevotelle
–
Ruminococcus
Kế
đó các vi trùng sẽ được xếp vào các nhóm nhỏ để tiện việc khảo cứu. Hi vọng một
ngày không xa, chúng ta sẽ có một “carte de microbiotes” giúp bác sĩ biết được
bệnh nhân thiếu vi trùng gì trong ruột để bôm vào ruột chữa bệnh!
Bệnh
colite pseudomembraneuse gây ra bởi Clostridium difficile, khi hết thuốc chữa,
bác sĩ dùng phân của người lành bơm vô ruột già của người bệnh giúp chữa
khỏi nhiều trường hợp nan giải.
Cả
ngàn năm trước, sách thuốc Trung Hoa đã viết “bệnh đi vào bằng cửa miệng”, có
thể do thức ăn , một loại vi trùng nào đó sẽ sanh sôi nẩy nở hơn các vi trùng
khác.
Như
vậy, một nông dân ở đồng bằng nam bộ, xơi tất cả con gì nhúc nhích, thì sẽ có
nhiều vi trùng, sẽ khỏe như voi. Còn các cô tiểu thư khuê các ăn uống nhỏ nhẹ,
kiêng khem sẽ bị đủ thứ bệnh chăng?
Đó
là ý riêng của tác giả, chưa có khảo cứu nào chứng minh
Tác
giả mong bài viết này, giúp độc giả có khái niệm về microbiotes và vai trò của
nó, mà càng ngày giới truyền thông sẽ nói tới rất nhiều.
BS. Tăng Quốc Kiệt
No comments:
Post a Comment