Trong chương trình Livestream Covid-19 gần đây, rất nhiều quý vị hỏi tôi về biến thể Delta (B.1.617.2) của virus Sars-cov-2. Bài viết này phân tích về chỉ số lây nhiễm, độc lực, và hiệu quả của vaccine với biến thể Delta.
# Biến thể của virus RNA là đương nhiên, và càng về
sau thì biến thể càng có thể mạnh hơn
- Virus Sars-cov-2 là họ RNA+, chuỗi di truyền gen đơn
(độc thân không vui tính) không ổn định, nên sau mỗi vài triệu lần nhân bản thì
rủi ro có thay đổi trong gen dễ xảy ra. Như sự phát triển tiến hóa sinh học, chỉ
những thay đổi gen giúp virus tồn tại mới có thể cơ hội nhân bản ra nhiều hơn.
Vì vậy, virus càng tồn tại lâu thì càng sẽ có nhiều biến thể.
- Cụ thể là từ đầu dịch đến giờ, virus Sars-Cov-2 đã có nhiều biến thể, bắt đầu là Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Gamma (P.1) và gần đây là Delta (B.1.617.2).
# Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước
kia
- Một trong những quan ngại lớn nhất về biến thể này
là khả năng lây nhiễm bệnh hơn hẳn các biến thể trước. Công bố từ Úc (1) cho thấy
chỉ số lây nhiễm R0 của biến thể Delta là 5, so với 2-2.5 biến thể gốc từ Trung
Quốc. Tôi thử tìm cách tính chỉ số R0 theo công bố của bên Úc nhưng không thấy.
- Chỉ số lây nhiễm R0 (R naught) là chỉ số bên ngành dịch
tễ học, chỉ số này chỉ ra một người bị nhiễm có thể lây cho bao nhiêu người
khác. Chỉ số 5 biến thể Delta gợi ý 1 người bị nhiễm có thể lây đến 5 người
khác, gấp đôi so với các biến thể ban đầu.
- Để so sánh, chỉ số R0 của cúm mùa (influenza) năm
nay là từ khoảng 1-2, so với 2-3 của Covid-19 (2)
- Nói cách khác, biến thể Delta có thể lây nhiều người
bệnh hơn các biến thể trước kia. Tại Anh Quốc, biến thể này ước tính 99% gen của
Virus Sars-cov-2 tại Anh hiện nay là Delta và đã tăng đến 79% so với những tuần
trước (3)
# Biến thể Delta có mạnh (độc) hơn không?
- Hiện nay chưa có bằng chứng người nhiễm biến thể
Delta bệnh nặng hơn hay dễ tử vong hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland
đăng trên tạp chí Lancet (4) chỉ ra biến thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập
viện hơn so với các biến thể trước, tăng thêm khoảng 85% rủi ro nhập viện. Tăng
khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong với các bệnh nhân có bệnh lý
nền như tiểu đường hay béo phì. Tuy nhiên, cũng nghiên cứu từ Scotland không chỉ
ra biến thể Delta có mạnh hơn hay không.
# Vaccine Covid-19 hiện nay vẫn hiệu quả so với biến
thể Delta, mặc dù giảm chút hơn so với biến thể Alpha
- Nghiên cứu từ Anh đăng trên BMJ cho thấy vaccine vẫn
hiệu quả với biến thể Delta, ước tính trên 90%. Cụ thể, có khoảng 806 bệnh nhân
đã nhập viện với biến thể Delta. Trong số bệnh nhân nhập viện này, đa số là
chưa chích vaccine đầy đủ. Chỉ cố 86/804 (khoảng 10%) nhập viện là đã chích
vaccine 2 liều. Khoảng 90% bệnh nhân nhập viện với Covid-19 là chưa chích
vaccine đầy đủ.
- Tại Hoa Kỳ, thống kê từ Los Angeles chỉ ra 99.6%
trong số 437,000 bệnh nhân tại Los Angeles nhập viện vì Covid-19 là không chích
vaccine. Trong số 12,234 ca tử vong vì Covid-19 từ tháng 12/2020 đến tháng
6/2021, có đến 99.8% là không chích vaccine (5).
- Con số cụ thể hơn đăng trên MedRxIV cho thấy vaccine
có giảm hiệu quả so với biến thể Delta. Cụ thể, vaccine Pfizer hiệu quả 93% với
biền thể ban đầu Alpha giảm xuống còn 88% so với biến thể Delta (6)
- Moderna cũng công bố vaccine hiệu quả với biến thể
Delta khi các bệnh nhân có kháng thể đặc hiệu trung hòa với tất cả biến thể của
Sars-cov-2, bao gồm biến thể Detal (7)
# Tóm lại
- Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thế trước
kia, mặc dù chưa chắc có độc lực mạnh hơn.
- Vaccine vẫn hiệu quả với biến thể Delta. Bệnh nhân cần
phải chích đủ 2 liều để có hiệu quả cao nhất.
- Tiêm vaccine là cách hữu hiệu nhất để giảm biến thể
Delta phát triển.
- Biến thể Delta có thể là biến thể chính trong vài
tháng tới trên toàn thế giới nếu chúng ta không chích vaccine đầy đủ.
p/s: Hình chụp một chỗ chích vaccine Covid-19 gần văn phòng tôi.
Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ
Tham khảo
1. https://cosmosmagazine.com/health/covid/delta-is-keeping-australia-on-alert/
2. https://www.vdh.virginia.gov/coronavirus/2020/12/07/covid-19-and-influenza-surveillance
3. https://www.bmj.com/content/373/bmj.n1596
4. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(21)01358-1/fulltext
5.http://publichealth.lacounty.gov/phcommon/public/media/mediapubhpdetail.cfm?prid=3201
6.https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.05.22.21257658v1
7. https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2021.06.28.449914v1
No comments:
Post a Comment