Sunday, May 20, 2018

Lời Kết Thúc Email Như Thế Nào Mới Đúng? - BBC Capital

“Cheers” là một lời chào cuối email chấp nhận được ở Anh, nhưng nó có thể gây bối rối cho những người chỉ biết nó được dùng để nói khi cụng ly trong quán.                 

Khi thư là hình thức văn bản duy nhất thì lời kết thúc thư kể như là bắt buộc.
Nếu mở đầu bằng thưa ông thưa bà, thì bạn kết thúc bằng "yours faithfully" (Trân trọng). Khi viết cho một người cụ thể, thí dụ cho ông Jones, thì đơn giản, chỉ cần kết thúc "yours sincerely" (Thân ái). Chỉ khi thư cho gia đình hoặc bạn bè gần gũi thì mới kết thúc bằng "a love from" (Chào thân thương).

Nhưng sự xuất hiện của email đã phá vỡ nghi thức này, làm cho các quy tắc trở nên mập mờ hơn nhiều. Thật vậy, không còn quy tắc. Cả một văn hoá thứ cấp của việc chào kết email đã xuất hiện, từ "TTFN" (Ta ta for now) đến "peace out" ("Tạm thế nhé" hoặc "Thôi chào nhé"). Và tất nhiên, đó không phải là những gì chúng ta nói, mà tại sao chúng ta nói.

"Email đã trở thành phương tiện truyền đạt trong công việc, giải trí, gia đình, tình yêu và mọi thứ," Michael Rosen, tác giả cuốn Children, nói. Khi ta kết thúc email, ta muốn truyền đạt sự rung cảm thực lúc đó cho người nhận, sự "quan tâm, biết ơn hoặc là mình đang rất bận".
Một số người kinh doanh thành công nhất thường thì nổi tiếng cộc lốc khi viết email và thậm chí không quan tâm đến lời chào kết thúc. 

Bạn có thể đúng khi xét lại việc ký một email bằng chữ “x” vì nó có nghĩa là “hôn”, và có thể bị coi là người rất không đứng đắn                 

"Có một điều kỳ lạ về những điều cộc lốc trong email, người ta càng có thể cộc lốc khi người ta là cấp trên trong công ty," tác giả Emma Gannon, nhớ lại chủ biên của một tờ báo nổi tiếng khi trả lời chỉ nói cụt lủn là "yep" hoặc "nope" (thay vì 'yes' hoặc 'no' nhưng trong câu dài hơn)

Mặc dù nói ngắn gọn có thể thể hiện quyền uy và vị thế, nhưng nó cũng truyền tải một mức độ nhất định sự tự đại hoặc kiêu ngạo. Và tất cả chúng ta đều đã phải chịu cảnh thủ trưởng viết email cộc lốc "xong chưa?" hoặc "cập nhật tình hình cho tôi".
Ngay cả khi họ không nói thẳng thừng như vậy, nhiều người gửi email muốn truyền đạt cảm giác đang bận rộn bằng cách sử dụng chữ viết tắt. Vì vậy, "Kind regards" thành "KR" ('Trân trọng' thành TT), hoặc "yours" mất hết nguyên âm thành "yrs".

"Khi ai đó viết lời chào 'BR' thay vì 'best regards' (Xin gửi lời chào trân trọng) thì tôi nghĩ rằng họ lạnh lùng quá xá" Gannon nói:
Có những người giảm nó xuống mức tối thiểu, cuối email chỉ viết tên mình, thậm chí chữ cái đầu tên. Một số khác bỏ qua hoàn toàn lời chào cuối email. Mặc dù điều này có thể được xem như là sự bắt buộc phải theo hoặc thô bạo, nhưng ít nhất nó tránh được hiểu lầm.
Một số người lai chuyển hướng theo cách khác và kết thúc email của họ với giọng hoàn toàn thân thiện hơn. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng những nụ hôn không có chỗ trong môi trường công việc, nhưng họ thường lồng nó vào email, và đôi với những người chưa bao giờ gặp. Với một số người, chữ "x" ở cuối email là lời cuối thân thiện; đối với một số khác nó hoàn toàn không phù hợp.

Một số người bỏ qua hoàn toàn lời chào cuối email.                 

Điều rõ ràng là một số thuật ngữ Anh sử dụng để kết thúc email không được hiểu đúng. Từ "cheers" (chào thân ái) thường được sử dụng như lời chào cuối email ở Anh, nhưng có thể hoàn toàn gây bối rối cho người nếu khác. Không ngạc nhiên gì khi từ "cheers" (hãy nâng cốc) vui vẻ cũng có thể được dùng để chạm ly trong quán rượu, hoặc để cảm ơn một người mua hàng thanh toán tiền xong ở siêu thị.

Đối với Rosen, email hiện nằm giữa văn bản và thư.
"Điều quan trọng là email không giống như thư. Trong tâm trí, tôi xếp nó như một loại nằm giữa văn bản và thư trên giấy: gần như chính thức nhưng không hoàn toàn chính thức, nhưng nó không phải là không chính thức như 'CU in a MNT on bus OMW' (nghĩa là 'Sắp gặp rồi, tôi đang xe b‎uyt trên đường sắp đến rồi nhưng toàn viết tắt)," Rosen nói.
Và, ông nói thêm, với vị trí của nó trong vùng đất trống vắng và mập mờ của việc giao thiệp, rồi sẽ còn tiếp tục có rất nhiều cách để nói "tạm biệt".

No comments:

Post a Comment