Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: “Phải
tích âm đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu”. Nhưng thế nào gọi là âm
đức và dương đức?
Thế nào là âm đức, dương đức?
- Làm việc tốt để người khác biết gọi là “dương đức”. Dương đức phúc báo nhanh,
người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen
thưởng biểu dương. Dương đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.
-Làm việc tốt mà không để người khác biết gọi là “âm đức”. Âm đức dù không được
ai biết đến, không được ai biểu dương, nhưng phúc báo lớn, tích được lâu dài.
Người xưa rất coi trọng âm đức, cho rằng âm đức mới là
trân quý, còn dương đức chỉ là một chút hư danh, không có giá trị thực tế đối với
sinh mệnh.
Phúc Âm Matthew 6 viết : “ Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng,
chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của
anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng
đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố
xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.
Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố
thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại
cho anh ”.
Eisenhower hành thiện đã tránh được sát thủ của Hitler
Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, vị thống soái tối
cao của quân đồng minh châu Âu là Eisenhower vì hào hiệp giúp đỡ đôi vợ chồng
già người Pháp mà đã tránh được đòn ám sát của Hitler.
Khi đó, Eisenhower đang ngồi xe trở về tổng bộ để tham gia hội nghị quân sự khẩn
cấp. Hôm ấy tuyết rơi đầy trời, tiết trời lạnh buốt, chiếc xe phóng như bay
trên đường.
Bỗng Eisenhower thấy một đôi vợ chồng già đang ngồi bên đường, lạnh cóng run lẩy
bẩy. Ông bèn bảo viên quan phiên dịch xuống xe hỏi sự tình. Một vị tham mưu vội
vàng nhắc nhở: “Chúng ta còn phải đến tổng bộ cho kịp giờ họp, những sự tình loại
này nên giao cho cảnh sát địa phương xử lý thì hơn”.
Eisenhower nói: “Nếu đợi đến khi cảnh sát đến, đôi vợ chồng già này đã chết rét
lâu rồi”.
Thì ra, đôi vợ chồng đang đến thăm con trai ở Paris, vì giữa đường xe chết máy
nên mới bị kẹt lại giữa tuyết trắng mênh mông, không có cách nào di chuyển được.
Eisenhower lập tức mời họ lên xe, đưa đôi vợ chồng già đến nhà con trai họ ở
Paris rồi mới vội vàng về tổng bộ.
Điều khiến Eisenhower không thể ngờ tới là, hành động vô tư vừa rồi lại giúp
ông tránh khỏi một kiếp nạn mất mạng.
Thì ra hôm đó, quân đánh chặn của Hitler đã mai phục sẵn trên đường, chỉ đợi xe
của Eisenhower đến sẽ lập tức ám sát. Hitler đã sắp đặt mọi việc đâu vào đấy,
đoán định Eisenhower nhất định sẽ chết.
Hitler không ngờ rằng việc thiện của Eisenhower lại khiến mọi tính toán sắp đặt
của mình bị phá sản hoàn toàn. Nhưng nào có biết rằng, Eisenhower vì cứu giúp cặp
vợ chồng già mà đã thay đổi tuyến đường, tránh được kiếp nạn. Nếu không như vậy,
thì sau này nước Mỹ đã không có vị tổng thống thứ 34 – Dwight D. Eisenhower.
Rất nhiều người bình luận: Nếu không nhờ việc thiện của Eisenhower thì lịch sử
chiến tranh thế giới thứ 2 có lẽ đã được viết lại.
Người xưa nói: “Phúc ở tích thiện, họa ở tích ác”. Người có thiện niệm, Trời ắt
cho phúc báo, nữa là việc lớn liên quan đến nhân mạng.
Âm đức rất quan trọng, làm thế nào để tích âm đức ?
Bất kể địa vị xã hội cao hay thấp, có tiền hay không có tiền, chỉ cần trong
lòng có thiện lương thì con người sẽ làm việc thiện, làm việc thiện thì tự
nhiên sẽ tích âm đức.
Người có quyền có thể điều hành đất nước, làm lợi cho nhân dân, lợi cho quốc kế
dân sinh. Giống như Phạm Trọng Yêm khi làm tể tướng đã cứu tế học trò, giảm thiểu
lao dịch, dựng các nghĩa điền (ruộng công ích), hành thiện ân trạch khắp thiên
hạ.
Người có tiền có thể làm các việc thiện lớn như cứu tế nạn đói, quyên tặng áo
rét, mở trường học, cứu giúp trẻ mồ côi, giúp người già không nơi nương tựa và
người tàn tật.
Người ít tiền có thể làm việc thiện nhỏ, tùy theo sức của mình mà dùng thiện
tâm để giúp đỡ người khác.
Chỉ cần có thiện tâm thì sẽ thấy xung quanh có rất nhiều việc thiện đang chờ bạn:
ngồi xe nhường chỗ, quét dọn vệ sinh môi trường xung quanh, nhặt được của rơi
trả lại người mất, đối xử với người lễ độ hòa ái, hiếu kính với bề trên, khoan
dung với kẻ dưới, v.v. Đó đều là tích âm đức.
Cuộc đời vô thường, chỉ có thiện, ác theo thân mình. Tu thiện tích phúc, làm ác
rước họa. Vậy chúng ta có nên vì hạnh phúc bản thân và con cháu đời sau mà nỗ lực
tích âm đức hay không?
Theo Soundofhope
Ý bài viết này hay nhưng cách hành văn trúc trắc, dùng nhiều từ Hán việt nên “nghe” không trôi chảy. Viết một cách giãn dị thì hay hơn.
ReplyDeleteBạn Anonymous viết:” cách hành văn trúc trắc” tôi nghĩ người đọc cũng chẳng hiểu hai chữ “trúc trắc” này chính xác là gì. Tôi đâu có thấy tác giả bài này dùng nhiều danh từ Hán-Việt như bạn phê bình ,chẳng lẽ bạn không hiểu chỗ viết này của tác giả:
ReplyDelete….. Người xưa nói: “Phúc ở tích thiện, họa ở tích ác”. Người có thiện niệm, Trời ắt cho phúc báo, nữa là việc lớn liên quan đến nhân mạng…..
Theo tôi nghĩ trước năm 1975 ở trong miền Nam mỗi khi viết lách tác gỉa dùng hoặc vay mượn chữ Hán đúng và tài tình hơn sau 30 tháng 4, 1975, muốn biết rõ tôi đề nghị bạn đọc những bài phê bình của tác giả Đào Văn Bình nói về những sai lầm và dùng chữ Hán-Việt cẩu thả thì sẽ rõ .
Bài viết rất hay. Âm đức và dương đức rất dễ hiểu . Cám ơn tác giả vô cùng !!
ReplyDelete