Bát Phong Chẳng
Động: Được, Mất, Hơn, Thua, Chê, Khen, Thịnh, Suy, đều không mảy may tác-động
đến Tâm.
Hy-vọng để mà
sống, cố-gắng để vươn lên, học để làm người có ích. Tinh-thần Phật-Giáo giống
như tấm lòng của Mẹ Đất, chịu đựng bao sức nặng và lỗi-lầm của nhân-loại mà
không hề than-van, oán trách, vẫn đem đến cho đời niềm vui và sức sống.
Biển động tiếng triều vọng
Phổ-Môn
Chín hoa sen trắng hiện hài đồng
Cành dương một giọt mưa cam-lộ
Giao rắc mùa Xuân khắp núi sông.
(Thơ tán thán Mẹ Hiền Quán-Thế-Âm)
Con người sống
vì sự can-đảm, vì danh-dự và vì niềm tin của mình.
Và dưới đây là bản
dịch của một người vô-danh chúng tôi tinh-cờ đọc được trong một quyển tập-san
mà chúng tôi sưu-tầm và giữ từ mấy chục năm qua:
NẾU...
Nếu trong lúc mọi người hốt-hoảng
Con thản-nhiên
không chút kinh-hoàng
Nếu con không chút
hoang-mang
Người càng ngờ-vực
con càng tự-tin.
Nếu chờ-đợi không phiền không giận
Nếu bị lừa con vẫn
thẳng-ngay
Ghen-ghét không
biết mảy-may
Cũng không
kiêu-ngạo “ta đây” hơn người
Nếu suy-nghĩ những cười do dự
Vẫn mơ-màng tư-lự
thời không
Suốt đời thất-bại
thành-công
Xem như không đáng
bận lòng mày râu
Nếu không giận thấy câu mình nói
Bị người đem thay-đổi
đặt bầy
Cơ-đồ tan vỡ phút
giây
Cũng không
nao-núng đắp xây lại liền.
Nếu dám vất bạc tiền lương bổng
Đánh một bàn túi
rỗng như chơi
Ra đi lập lại cuộc
đời
Không hề to nhỏ
nửa lời tiếc than
Nếu luyện đủ tâm-can nhuệ-khí
Để bền gan quyết
chí đến cùng
Thịt tan xương nát
mặc lòng
Gian-nan lao-khổ
không chùng, không lay.
Nếu không ngại bùn lầy nước đọng
Nếu quyền cao chức
trọng không kiêu
Mọi người ai cũng
kính yêu
Bạn thù đều khó
làm xiêu lòng vàng.
Nếu con chẳng khinh thường ngay thẳng
Mỗi phút giây mới
lắng câu lao
Dù không chức
trọng quyền cao
Cũng không thẹn mặt
anh-hào nam-nhi.
Cuộc đời trong giây lát, tận cùng hoá ra không
Đời không như cát
bụi, lẫm-liệt lúc đầu xanh
Đời mục nát hôi
tanh, không khác chi cát bụi!
Chúng tôi cũng xin
mạn phép thêm một chút ý-kiến liên-quan đến gia-đình và vai trò của nó trong
cuộc sống lưu-vong nơi đất nước Hoa-Kỳ này vì chúng tôi đang trực-tiếp sống tại
đây và có những nhận-xét tương-đối thiết-thực.
Quan-niệm
gia-đình và tổ-chức gia-đình
Quan-niệm gia-đình
và tổ-chức Đông và Tây khó gặp nhau lắm, và sau này con cháu chúng ta sẽ bị
ảnh-hưởng rất nhiều bởi quan-niệm gia-đình theo lối sống Tây-Phương. Chúng sẽ
sống không nhiều thì ít theo lối Tây-Phương, bởi vì nhập-gia tuỳ tục,
nhập-giang tuỳ khúc, chúng sống, lớn lên và trưởng-thành trong môi-trường
Tây-Phương thì sẽ bị chi-phối nhiều hơn.
Có một người quen
đã nói với chúng tôi cách đây không lâu là anh ta đã mất hết con rồi. Chúng tôi
nghĩ là các con của anh ta bị một tai-nạn thảm-khốc nào đó, nhưng anh ta nói
đâu có phải chết hết đâu, còn sống nhăn răng cả, nhưng chúng không còn là con
anh ta nữa. Từ khi chúng lậm nếp sống Mỹ vào người, tự chúng tìm môn học, tự
chúng đi làm, và tự chúng sống theo ý-thích của chúng, không ai khuyên bảo được
điều gì. Nói tới chúng, hay tính giơ tay dọa đánh chúng theo quan-niệm “thương
cho vọt ghét cho chơi”, thì chúng sẵn-sàng gọi 911 cho cảnh-sát đến bắt cha mẹ
đem bỏ tù! Ôi! Cuộc sống tại Hoa-Kỳ, một nước văn-minh tận cùng, lại mọi-rợ vô
cùng!!!
Tuy nhiên, chúng
tôi vẫn viết ra đây những gì cần phải viết để cho con cháu của chúng tôi đọc và
so-sánh, còn chúng có nghe theo hay không lại là tuỳ thuộc ở chúng. Dậy cho
chúng từ đầu tới chót, học ăn học nói, học gói học mở, ăn trông nồi ngồi trông
hướng. Bổn-phận của bậc cha mẹ là như vậy đó, không thể không có được. Gia-đình
là mẫu mực của xã-hội. Mỗi một gia-đình là một xã-hội nhỏ, mà người cầm-quyền
là bậc cha mẹ, không phải là để làm khó dễ cho con cái mà chỉ để hướng-dẫn cho
con cái mình nên người. Vì thế, trước hết và trên hết, con cái phải biết
hiếu-thảo và vâng lời cha mẹ, vì cha mẹ không bao giờ xúi con cái mình làm điều
chi xằng bậy cả. Cha mẹ chỉ muốn cho con cái nên người, vì lẽ đó phải biết
tôn-ti trật-tự, cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái, không được lờn mặt như
một số gia-đình Tây-Phương thường vấp phải. Lễ-nghi vẫn rất quan-trọng trong
đời sống gia-đình.
Thí-dụ như con cái khi ngồi vào bàn ăn thì nên mời cha mẹ
mình ăn trước khi cầm đũa, cũng như khi ăn xong thì xin phép trước khi đứng
lên, vì đó là phép lịch-sự tối-thiểu của con người trẻ tuổi trước bậc
sinh-thành ra mình, chứ không phải là chuyện gì hủ-lậu mà không làm được. Không
có gì là mất mặt hay là làm tổn đến thanh-danh của người con cả. Cha mẹ ai cũng
có những lúc bất-công với con cái - vợ chồng với nhau cũng vậy - nhưng chúng
tôi nghĩ dậy con thà mắc lỗi về nghiêm còn hơn là mắc lỗi về khoan. Lẽ tất
nhiên, khi cha mẹ dậy-dỗ con cái, họ không mong là con cái trả ơn họ, vì sau
này con cái họ sẽ bận-rộn với chính con cái của chúng, và chữ HIẾU cũng khó trả lắm.
Tuy nhiên, khi giáo-dục
con cái theo truyền-thống Việt-Nam, thì làm như là ta đã gài vào trong đầu óc
của những người trẻ tuổi là thế nào sau này họ cũng sẽ trả chữ HIẾU cho bậc cha mẹ của họ, và cho tới giờ này
thì một số lớn tuổi trẻ đã làm được điều đó. Gia-đình tạo một mối liên-hệ giữa
các bậc cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em cùng trong một nhà, nó có một
cái gì tôn-ti trật-tự khác với các gia-đình Tây-Phương. Thêm vào đó, bây giờ
sống tại nước Hoa-Kỳ này, các bậc cha mẹ nên cố-gắng duy-trì văn-hoá và
nguồn-gốc tổ-tiên. Cha mẹ lẫn con cái không còn sống trên quê-hương yêu-dấu
đang bị Cộng-sản chà đạp, cả cha mẹ lẫn con cái phải trau-dồi và cập-nhật-hoá
văn-hoá Việt-Nam nếu muốn con cái mình sau này không quên nguồn-gốc Tổ-Tiên.
Điều tiên-quyết là phải dậy cho con cái đọc, viết và nói
rành-rẽ tiếng Việt-Nam, là tiếng mẹ đẻ của chúng, và liên-tục như vậy từ đời
này qua đời khác, chứ đừng bao giờ quên nguồn-gốc của gia-đình chúng ta là Việt-Nam,
Việt-Nam, Việt-Nam, Tổ-Quốc Việt-Nam yêu-dấu muôn thuở.
Đơn-vị nhỏ nhất,
mạnh nhất và bền-bỉ nhất trong tất-cả các nhóm, các khối, các xã-hội đều là
gia-đình. Trong một ngôi nhà, cha mẹ, con cái, anh chị em, vợ chồng có những
liên-lạc mật-thiết với nhau. Mọi người trong gia-đình sống để giúp, nâng-đỡ và
bảo-vệ lẫn nhau. Đây là lý-do tại sao từ thời xa xưa tất-cả các quốc-gia đều
tôn-trọng ý-nghĩa của gia-đình. Cho đến bây giờ, quan-niệm gia-đình hơi thay-đổi.
Theo như quan-niệm Tây-Phương, khi con cái đã trưởng-thành tức là đã tới 18
tuổi, con cái có quyền rời khỏi mái ấm gia-đình để ra ở riêng, và bậc cha mẹ
còn khuyến-khích chúng ra ở riêng nữa, nhưng người Việt-Nam chúng ta thì hãy
còn hơi khác họ, là vì đa-số con cái còn ở nhà ít nhất cho đến khi lập gia-đình
riêng.
Có một số trường-hợp ngay sau khi lập gia-đình, con cái cũng vẫn còn ở
với cha mẹ. Có thể họ nghĩ là sự có mặt của bậc cha mẹ trong tiểu gia-đình của
họ là cần-thiết chăng? Có thể họ nghĩ rằng bậc cha mẹ sẽ giúp họ được một mức
đức-độ nào đó chăng? Có thể họ cho rằng bậc cha mẹ sẽ hướng-dẫn họ có tài có
đức thêm chăng? Có thể họ cần sự có mặt của cha mẹ bởi vì họ muốn có những tấm
gương tốt trước mặt họ chăng? Có thể họ cho là giá-trị con người không phải ở
chỗ giàu sang phú-quý mà là chỗ đức-hạnh tài-năng, và họ cần bậc cha mẹ để noi
gương các bậc này chăng? Thật vậy, giàu sang phú-quý chỉ là bề ngoài, mà
tinh-thần mới là bề trong. Chúng tôi nghĩ: Đời sống vật-chất thì nên dưới mức
trung-bình, còn đời sống tinh-thần thì nên trên mức ấy, có như thế thì cuộc
sống mới thanh-nhàn, chứ nếu ta cứ chạy đua theo vật-chất thì cuộc đời chúng ta
còn gì để nói nữa. Ý-nghĩ này của chúng tôi cũng không có khác xa lời dậy bảo
của Cha và là Thày chúng tôi đã nói vào thời-điểm cách đây trên 50 năm.
Thời-gian sẽ trả
lời những thắc mắc nếu có liên-quan tới gia-đình, tuy-nhiên chúng tôi chỉ muốn
ghi vào đây những cảm-nghĩ của chúng tôi để sau này các con, các cháu khi ngồi
ôn lại những kỷ-niệm cũ sẽ hiểu được rằng tất-cả những gì chúng tôi đã và đang
làm là dành cho chúng chứ không cho bất-cứ một ai ngoài giòng họ cả, và tất-cả
tình thương yêu của chúng tôi là dành cho gia-đình, vì gia-đình là trên hết.
Vạn sự qua như mây khói, chỉ có tình thương của cha mẹ dành cho con cái là
bền-bỉ. Và trong sự dậy dỗ con cái, trong tình thương dành cho con cái, thỉnh-thoảng
có những việc mình không thích mà vẫn phải làm, chỉ mong sao con cái hiểu cho
cha mẹ là vì con cái mà cha mẹ làm những chuyện đó mà thôi chứ không mong cầu
gì khác cả. Bây giờ có thể con cái chưa hiểu và trách móc cha mẹ, nhưng sau
này, khi chúng lớn nữa, có con cái riêng, có trách-nhiệm nặng-nề, chúng sẽ hiểu
được tại sao lúc bấy giờ cha mẹ mình lại làm như vậy. Chỉ sợ lúc đó cha mẹ mình
đã khuất núi rồi, có tiếc nuối lắm cũng chẳng làm gì được ngoại trừ câu nói bắt
đầu bằng hai chữ:”PHẢI CHI...”
Con cái phải nhớ rằng
cuộc sống không dễ như chúng tưởng, và chúng muốn làm gì thì làm. Nó khó lắm.
Chúng phải ý-thức được là:
Cuộc sống không phải
là một cái thang cho ta leo mà là một bánh xe, mà những cây căm không cây nào
dài hơn cây nào, bởi vì bánh xe quay tròn. Có bốn giai-đoạn trong cuộc sống của
mỗi con người. Ở giai-đoạn thứ nhất, ta còn là học-trò. Giai-đoạn thứ hai là
thời-gian lo toan cho gia-đình, thời-gian để làm tròn trách-nhiệm đối với
gia-đình, thời-gian để dấn thân và bươn chải vào những công-việc nhọc-nhằn. Khi
con cái của ta đã sẵn-sàng để đứng ra nắm lấy trách-nhiệm của chính bản-thân
chúng cho gia-đình thì đó là giai-đoạn thứ ba; đó chính là thời-gian mà ta
buông thả, thời-gian rút lui ra khỏi những gì mà ta còn ưu-tư bởi vì chúng là
những vật-chất cần-thiết cho đời sống. Trong giai-đoạn thứ tư ta tìm được sự chấp-nhận, sự thanh-thản, sự hài-lòng, chân
hạnh-phúc, trước khi ta vĩnh-viễn nhắm mắt xuôi tay đi vào hư-vô.
Lê Hoàng Ân
No comments:
Post a Comment