Đã 28
Tết.
Tôi đã
đi chợ làm một mâm cơm để rước ông về nhà. Mặc dù tôi không biết ông như thế
nào. Không chỉ là ông mất sớm. Mà ông mất khi tôi chưa sinh ra đời hay chỉ vài
tháng tuổi. Ông cũng chẳng có một tấm hình để tôi biết chồng tôi giống ông ở
điểm nào. Chỉ nghe mẹ chồng kể lại. Ông mất vì bệnh thương hàn, khi chồng tôi
được đâu vài tuổi. Ngày tang lễ, cu cậu khoái chí đi cùng khắp khoe áo tang
trắng, có đai cột và đội mấn tang rất lạ. Nhìn đứa con mất cha vui mừng hí
hửng, bà con nội ngoại ai cũng khóc vì thương cảm.
Tôi
cúng đất đai xin phép ông được vào nhà theo phong tục má tôi đã truyền lại. Tôi
cũng không biết đất đai ở đây có hiểu tôi nói gì không? Vì đây là nước Mỹ. Ông
thần giữ đất nhất định không biết tiếng Việt Nam.
Nhưng
thôi! Có tin thì có linh. Tôi đứng xin lầm bầm, xá xá, cúi đầu. Cha chồng tôi
có lẽ đứng chờ trước cửa. Đương nhiên thần đất đai linh ứng sẽ hiểu tôi muốn
nói gì. Ngài sẽ đưa tay Welcome cho cha chồng tôi vào nhà ăn tiệc.
Tôi lại
tham lam xin thêm để ông được ở lại với gia đình tôi luôn ba ngày Tết. Tôi đoán
cha chồng tôi vui lắm, còn ông thần đất đai có lẽ cũng chẳng hẹp hòi gì. Ngày
30 Tết là giỗ mẹ chồng tôi. Tôi sẽ cúng kỵ và rước bà về ăn Tết luôn. Thoắt một
cái má chồng tôi đã mất 13 năm rồi.
Thú
thiệt, tôi cũng không tin giờ này cha chồng tôi còn lang thang chờ bửa cơm kỵ
giỗ cuối năm. Ông đã mất từ 70 năm về trước, cho nên ông có thể là một người
nào đó gần bên tôi mà tôi không hề hay biết. Dù sao cúng kỵ cũng biểu lộ lòng
tưởng nhớ và thành tâm nghĩ đến tổ tiên.
Năm nay
nhà tôi còn thêm một tang mới. Tôi đứng trước bàn thờ nhìn di ảnh chồng mà xúc
động. Năm ngoái anh còn cố gắng để lạy cúng cha. Tôi phải dìu cho anh quỳ xuống
và đứng lên theo ý muốn của anh. Năm nay anh ngồi trên đó với tổ tiên mà nhận
lễ bái của con cháu.
Đời
người thật vô thường. Người còn lại cũng không biết khi nào sẽ tới lượt mình.
Có
người nói :"Cúng làm gì? Có thấy ai ăn đâu? Hay " Cho ăn khi sống,
còn chết rồi thì là xong" Thú thiệt, mình đâu có ở cõi âm mà biết người
chết có về ăn hay không? Nhưng theo suy nghĩ của tôi. Người Việt Nam mình luôn
luôn uống nước nhớ nguồn. Phong tục "Cúng bái tổ tiên" lưu lại từ
ngàn xưa. Cúng để nhớ mình có ông bà tổ tiên. Để con cái trong gia
đình có dịp họp mặt, bà con có cơ hội về quây quần thắt chặt thêm tình gia tộc.
Tôi lại
nghĩ miên man đến những phong tục về ngày Tết Việt Nam.
Ở những
nước tiên tiến này, ngày Tết người ta không nghĩ đến người chết mà làm sao cho
người sống thật vui. Họ cùng nhau đón Tết, coundown và tìm mọi cách để được bên
nhau. Họ hôn nhau trong giờ phút thiêng liêng mở đầu một năm mới. Chỉ một ngày
đầu năm vui chơi thỏa thích và ngày thứ nhì là bắt tay làm việc bình thường.
Người
Việt Nam mình sang hơn. Ăn Tết tây cũng không thua người Mỹ. Còn Tết ta nói
thật Mỹ phải đầu hàng chịu thua. Những siêu thị VN đầy nghẹt người mua với
những xe thức ăn đầy ắp. Những chợ hoa sặc sỡ. Những gian hàng chợ Tết lộng lẫy
và người Việt Nam mình chi tiêu không hề dè sẻn trong ba ngày Tết.
Ngày
Tết của người Mỹ là vui chơi, ăn uống, còn ngày Tết của ta là quay về nguồn
cội, nhớ đến tổ tiên. Ta không những vui Xuân mà còn mời tổ tiên ông bà chung
vui, mừng Xuân đến. Những ngày trước Tết
Mồng Ba
Tết thì cơm canh tiển đưa. Mồng bốn, mồng 6 hay mồng 8 cúng đầu năm hay gọi là
hạ nêu. Vào ngày mồng một, mồng hai về quê giỗ tổ hay đi thăm bà con để đốt
hương trên bàn thờ gia tiên họ hàng nội ngoại. Đi đến chúc Tết một gia đình
nào, thì trước tiên phải xin thắp hương mừng tuổi ông bà trên bàn thờ, sau đó
mới chúc Tết gia chủ.
Phong
tục này ra tới nước ngoài dần dần được giảm bớt. Có thể vì không nhiều lắm gia
đình VN còn giữ phong tục lập bàn thờ gia tiên và thờ cúng ông bà. Một phần
người Việt mình ảnh hưởng nếp sống người Mỹ. Họ không thích để một bàn thờ
ngoài phòng khách, nơi trang trọng nhất. Vì họ nghĩ mất đẹp, thiếu thẩm mỹ và
khó ăn nói khi có bạn Mỹ tới nhà.
Có gia
đình đem lên lầu để thờ cho kín đáo. Có đôi gia đình chủ nhà là con cái, cha mẹ
phải lập bàn thờ ngay trong phòng ngủ của mình để không cảm thấy có lỗi với tổ
tiên.
Việc
cúng bái hàng ngày, đốt nhang liên tục cũng xí xóa đi nhiều. Vì ảnh hưởng khói
nhang không tốt cho sức khỏe.
Tôi lại
nghĩ đến vai trò người phụ nữ ngày xưa trong gia đình vào những ngày Tết.
Cho nên
đôi khi ngày Tết người phụ nữ không bước ra khỏi cửa. Có thể sợ đầu năm người
khác bị xui vì "Ra ngõ gặp đàn bà". Cũng có thể tại vì trên bàn thờ
không được để hương tàn, khói lạnh khi rước ông bà về. Nên phải "thủ
trại" để đốt nhang.
Ngoài
ra khách khứa tới nhà thì phải có người tiếp. "Tết tới nhà không trà, thì
rượu" Mà uống trà thì phải có mứt, bánh. Uống rượu thì phải có mồi.
Thế là có khi vui Xuân quá trớn, ông chồng nhậu nhẹt, đánh bài suốt ngày.
Người vợ như con thoi phục vụ mà không dám hé môi. Vì "Ngày Tết phải
kiêng cữ, giữ mồm, giữ miệng.".
Cho nên
nếu nói mình làm gì ngày đầu năm thì cả năm bị rông như vậy. Thì người phụ nữ
truyền thống cả đời vất vả quanh quẩn bên góc bếp, xó nhà quả thật
không sai.
Ở VN
ngày Tết được nghỉ cả tuần hay nửa tháng.Cho nên những người đi làm ăn xa lục
đục về quê để đoàn tụ gia đình.
Tại thành
phố những lễ hội xa hoa được phô trương đến mức tối đa.Tiền tỷ được chi ra để
làm nổi bật một VN tiến bộ, văn minh và hào nhoáng. Những con đường, những hội
hoa Xuân, những nơi giải trí đươc tổ chức cho người dân vui chơi. Những cây
cảnh đắt giá, hiếm quý được mang ra để phục vụ người giàu. Số tiền mua vui đó,
người nghèo có thể sống cả năm..
Có năm
chiều 30 Tết những nhà vườn ngồi khóc thảm thương vì hoa không bán hết. Một năm
cật lực lao động, chăm bón và đổ bao nhiêu tâm trí đành đổ sông đổ biển. Thì ra
sự chênh lệch giàu nghèo nổi bật, rõ ràng nhất trong những ngày Tết dân tộc.
Năm nay
mùa Xuân năm Mậu Tuất, nhà vườn VN thất bại thảm thương. Những hoa cuối năm bán
không hết đổ đống cao như núi. Còn các cây cảnh không thể chở về. Người ta chặt
bỏ vất ngổn ngang
Thật
tình nhìn lối vui Tết, mua cây cảnh, chơi hoa ngày Tết của đại gia VN tôi không
thể tưởng tượng được. Tiền đâu mà họ giàu đến thế.
Tôi
đang ở Mỹ nên ngày Tết Nguyên Đán không được đưa vào lịch nghỉ của người dân.
Có năm con tôi lấy được phép để ở nhà vào ngày mồng Một. Có năm thì phải đi
làm. Nếu Tết rơi vào cuối tuần thì ai cũng vui. Còn không thì con đi làm, cháu
đi học. Chiều về mới có chút không khí vui Tết ngày Xuân.
Tuy
nhiên, không vì vậy mà người VN mình thờ ơ với Tết. Đầu năm ngoài việc gia đình
tập trung chúc Tết Ông Bà, Cha Mẹ còn cùng nhau đi chùa Lễ
Phật. Những lễ hội, chợ hoa, những chùa, nhà thờ rộn ràng chào Tết
trong không khí thật trang nghiêm.
Đi lễ
chùa đầu năm theo thiển ý của tôi không phải là lạy Phật để xin cho mình sang
năm nhiều tiền, nhiều của. Bởi vì giàu nghèo ngoài sự cố gắng làm việc còn là
do phước báo của mình. Không phải là xin xăm, bói toán để cả năm tin vào đó mà
tâm trạng bất an. Đi chùa lễ Phật là dâng hiến niềm tin vào chánh pháp. Mừng
một mùa Xuân tươi đẹp của đất trời. Quỳ trước đấng Thế Tôn phát nguyện làm lành
lánh dữ. Tâm thanh tịnh, bình an. Từ đó đau khổ sẽ giảm bớt , hạnh phúc và
phước lành sẽ đến.
Gia
đình tôi cũng chọn một ngày đầu năm để đi lễ Phật ở các chùa. Một ngày để đại
gia đình sum họp chúc Tết. Ngày đó phải là ngày quan trọng hơn tất cả các ngày
lễ khác trong năm. Tất cả các thành viên nam đều phải ăn mặc lịch sự, trang
trọng. Phái nữ đều phải mặc áo dài. Trong không khí thiêng liêng đầu năm mọi
người thứ tự chúc Tết nhau. Bắt đầu là người lớn nhất được chúc và phát lì xì.
Không
biết như vậy có quá cổ hũ hay không? Nhưng giữ gìn truyền thống lễ nghi trong
gia đình hay tưởng nhớ tổ tiên thì rất tốt. Đó là những kỷ niệm, những hình ảnh
mà con cháu sau này nhớ lại và cố gắng bảo tồn. Sống trong một xã hội Tây
phương, học hỏi những cái hay, cái mới, những gì có thể đơn giản được cũng nên
thay đổi, để ngày Tết là một ngày vui thật sự, nghỉ ngơi thực sự của cả chồng
lẫn vợ và mọi thành viên trong gia đình.
Ngày
Tết tôi rất thích được nhìn thấy những tà áo dài bay trong gió sớm để tô điểm
thêm nét văn hóa của người Việt.
Trong
đại gia đình cũng chơi Bầu Cua Cá Cọp hay Lô Tô cho vui nhà vui cửa, cho có
tiếng cười reo rộn rã ngày Xuân. Nhưng sa đà vào bài bạc thì đừng nên. Vì làm
ra đồng tiền cũng khó khăn lắm. Ngày Tết là ngày vui đừng để biến thành ngày
thất bại, khóc lóc vì nợ nần cờ bạc.
Năm nay
trong không khí rộn ràng mừng Xuân của người Việt trên đất Mỹ. Rất nhiều tiểu
bang, nhiều hội đoàn đã tổ chức Hội Chợ Vui Xuân. Có lân, có pháo, có văn nghệ,
có thi trẻ em mặc quốc phục., thi hoa hậu áo dài...tất cả những điều đó tạo nên
một không khí đoàn kết lành mạnh trong cộng đồng người Việt.
Đặc
biệt tại Nam Cali còn có diễn hành xe hoa rất long trọng và khí thế.
Xuân
đến rồi Xuân tàn. Tết đến rồi đi. Cuộc vui nào cũng có ngày kết thúc. Con người
thêm một tuổi đời, thêm nhiều lo lâu và trách nhiệm. Nhưng đó là định luật của
đất trời.
Dù Xuân
có đi nhưng tuổi Xuân vẫn nằm trong trái tim mỗi người. Nếu chúng ta biết giữ
lấy cho mình và mang đến cho những người xung quanh thì hạnh phúc
biết mấy.
Chúc
các bạn một năm Mậu Tuất thật nhiều Sức Khỏe và Vạn Sự Như Ý.
CHÚC
MỪNG NĂM MỚI.
Nguyễn
thị Thêm
No comments:
Post a Comment