“…Những người anh hùng trên một đất nước anh hùng, dù thắng hay bại
vẫn được coi trọng, “luận anh hùng không dựa theo thành bại”. Người Nhật
người Đức, sau khi bại trận vẫn được người Mỹ kính trọng. Còn Việt nam
mình thế nào? …
Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra trong thế chiến thứ hai, một câu
chuyện đầy tình người, đáng cho chúng ta đọc và suy ngẩm.
Trung uý Charlie Brown 21 tuổi, trưởng phi cơ chiếc B17F Flying
Fortress tên phi cơ (Ye Olde Pub) thuộc phi đoàn 527th United States
Army Air Force (USAA) đồn trú tại Kimbolton England
Ngày 20 tháng 12 năm 1943. Trung uý Charlie Brown cất cánh từ Kimbolton
cùng phi hành đoàn 10 người, trong một phi vụ đánh bom khu kỷ nghệ gần
thành phố Bremen Đức Quốc, thành phố được bảo vệ dầy đặc phòng không và
250 chiến đấu cơ gồm Bf 109, Fw 190 và GJ 11.
Trên vòm trời Bremen chiếc B17 của Charlie Brown bį phòng không của Đức
bắn gần gãy lìa đuôi, mủi phi cơ bị hư hại nặng, phi cụ không còn hoạt
động, điện, thủy điều hoàn toàn hư hỏng. Ba trong bốn động cơ không còn
hoạt động được. Sau đó chiếc B17 bị các chiến đấu cơ Đức vây quanh, bắn
nát như tổ ong, chiếc phi cơ B17 mất cao độ chúi xuống, trong lúc hỗn
loạn không còn phi cụ, phi cơ lạc hướng bay sâu vào nội địa nước Đức.
Trung uý Charlie Brown hồi tưởng:Phi cơ trong tình trạng tuyệt vọng
nhưng anh không thể ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù được, vì trên tàu
còn 4 phi hành đoàn bị thương, một rất nặng, nên anh quyết định bay tiếp
cho đến khi nào không còn bay được, anh sẽ đáp ép buộc, và tất cả phải
chịu chung số phận với con tàu.
Anh Franz Stigler, người phi công lái chiếc Bf 109. Một anh hùng không
chiến của không lực Luftwaffe (Đức Quốc) từng hạ 27 phi cơ của đồng
minh, đang tiếp tế nhiên liệu, nạp đạn cho phi cơ dưới đất, được lệnh
cất cánh khẩn cấp, bắn hạ chiếc B17, đang lảo đảo bay trong không gian
vô định
Trung uý Charlie hồi tưởng: tôi phải vất vã lắm mới kéo được con tàu
trở lại bình phi, thì lù lù bên trái của tôi một chiếc Bf109 của Đức kèm
sát cánh
Trong giây phút kinh hoàng, tôi nhắm mắt lại, hy vọng đây chỉ là giấc
mơ. Khi mở mắt ra chiếc Bf109 vẫn còn đó, và người phi công ra lệnh cho
tôi phải đáp ép buộc xuống phi trường Đức, hay phi trường nước trung lập
Sweden, tôi không đồng ý. Cuối cùng tôi thấy người phi công lái chiếc
Bf109 bay nhanh phía trước, lắc cánh ra hiệu cho tôi theo, không còn lựa
chọn tôi bay theo, độ hơn một giờ sau tôi nhìn thấy biển Bắc. Chiếc phi
cơ Bf109 bay chậm lại song song với tôi, đưa tay chào, rồi lắc cánh nhẹ
vài cái, dấu hiệu tạm biệt của người phi công, rồi mất dạng trong sương
chiều.
Như một phép lạ, anh Charlie Brown bay được 250 miles(400 km) qua biển
Bắc. Sau cùng đáp ép buộc xuống phi trường của hoàng gia Anh ở Seething,
nơi đồn trú của phi đoàn 440th bomber group, chỉ có một người chết, còn
tất cả những người bị thương đều được cứu. Sau đó tất cả phi hành đoàn
báo cáo với sỉ quan chỉ huy ở đây, họ được chỉ thị giữ kín chuyện này,
vì nói ra sự thật có vẽ phản tuyên truyền, vì không thể có một phi công
Đức nào hào hùng và độ lượng với kẻ thù như vậy
Sau chiến tranh Charlie Brown ở lại phục vụ trong không lực Hoa Kỳ cho
đến năm 1972 giải ngũ với cấp bậc trung tá sống tại Florida
Câu chuyện không chấm dứt ở đây. Trở về lại quê hương, anh Charlie
Brown viết rất nhiều thư để mong tìm ra tông tích người phi công Đức đã
không cướp đi mạng sống của cả phi hành đoàn chiếc B17 của anh. Tìm một
người phi công sau một cuộc chiến tranh tàn khốc, không tên họ, chỉ có
một câu chuyện, đâu phải dể tìm. Không nản lòng anh vẫn tiếp tục. Cuối
cùng vào năm 1989, sau 46 năm tìm kiếm, anh Charlie Brown đã tìm ra được
người phi công bí mật, lái chiếc Bf109. Một anh hùng không chiến của
không lực Luftwaffe (Đức) cũng là một thiên thần độ lượng trên vòm trời
Bremen vào những ngày cận giáng sinh năm 1943. Đó là anh Franz Stigler.
Sau khi chiến tranh chấm dứt anh Franz Stigler di dân sang sống ở
Vancouver Canada. Trong bức thư đầu tiên anh Franz Stigler viết cho
Charlie Brown “suốt bao nhiêu năm dài tôi luôn tự hỏi, không biết chiếc
B17 đó có đưa phi hành đoàn về đáp an toàn hay không “
Họ gặp nhau sau 46 năm tìm kiếm diễn ra rất cảm động. Anh Franz Stigler
hồi tưởng: tôi được lệnh cất cánh rượt đuổi bắn hạ chiếc B17, tống ga
đuổi kịp, thì tàu của tôi báo hiệu máy đã nóng vượt bực, tôi đến từ phía
sau quan sát chiếc B17. Một cảnh tượng thật tang thương, phần đuôi của
con tàu gần như tan nát, một lổ hổng lớn có thể nhìn từ đuôi cho đến
cockpit, người xạ thủ tail gun turret nằm chết đong đưa, nửa trong nửa
ngoài trên pháo tháp. Tôi bay lên quan sát bên thân tàu, cả một vùng
thân đầy lổ đạn to lớn, tôi có thể thấy cả phi hành đoàn bị thương nằm
la liệt bên trong, người trưởng phi cơ đang vật lộn với con tàu mong giữ
được bình phi, tôi ra hiệu cho anh ta theo tôi đáp xuống một căn cứ gần
đó, để cứu những phi hành đoàn bị thương, anh ta nhìn tôi chăm chăm rồi
nhè nhẹ lắc đầu, tôi không có can đảm giết những người anh hùng không
còn vũ khí để tự vệ, tôi là một người phi công hào hùng, tôi chém giết
để bảo vệ quê hương tôi, nhưng không hề có thù hận, khi còn chiến đấu ở
Bắc Phi, người chỉ huy của tôi đã nói, nếu tụi mầy bắn một người phi
công đã nhảy dù ra khỏi phi cơ, đó là một hành động tồi tệ, tao sẽ là
người bắn rơi tụi mầy, trong trường hợp nầy cũng vậy, chiếc B17 nầy
không còn tự vệ được, tôi phải để cho họ có một cơ hội, ngày mai tôi sẽ
bắn họ khi họ ngang ngửa với tôi. Biết là không thể thuyết phục được
người trưởng phi cơ B17 tôi bay ra phía trước lắc cánh, tôi cũng mừng
khi thấy anh đã bay theo tôi, hướng dẫn chiếc B17 độ một giờ sau thì tôi
thấy biển Bắc, tôi bay chậm lại song song, chào anh ta rồi quay trở về
đáp, dĩ nhiên là tôi phải báo cáo với cấp trên, là tôi đã bắn hạ chiếc
B17 trên biển.
Anh Charlie Brown và Anh Franz Stigler trở nên đôi bạn thân, họ đã gặp
lại nhau nhiều lần, sau đó họ đã được không lực Hoa Kỳ bạn tặng những
huy chương cao quý
Anh Charlie Brown mất ngày 24 tháng 11 năm 2008
Anh Franz Stigler mất ngày 22 tháng 3 năm 2008
Những người anh hùng trên một đất nước anh hùng, dù thắng hay bại vẫn
được coi trọng, “luận anh hùng không dựa theo thành bại”. Người Nhật
người Đức, sau khi bại trận vẫn được người Mỹ kính trọng. Còn Việt nam
mình thế nào? Những người lính miền nam bại trận được đối xử ra sao? Nếu
không có người Mỹ và thế giới tạo áp lực, chắc chắn người Nga, đã để
cho cộng sản Việt Nam giết chết hết hai triệu Quân Cán Chính của miền
Nam trong tù, mà họ gọi là trại cải tạo, giống như họ đã làm ở Tiệp
khắc, Ba Lan, và ngay tại Liên bang sô-viết. Thật là xấu hổ cho bọn Cộng
sản hèn hạ.
Đông Quyên phiên dịch
hật bọn Cs Vn đáng xấu hổ nghìn đời < Ai có đi tù cải tạo sau 1975 thì biết <Vết thù trên thân thể tâm não luôn còn mãi!!!!!
ReplyDelete