Sự hợp-tan của gia-đình
Sự hợp tan của
gia-đình đại-thể là trông cậy ở người đàn-bà, dù tính-chất thường hay thay-đổi
của người đàn-bà rất có hại cho trong gia-đình. Nói chung, sở-dĩ gia-đình không
lâu dài vững chắc là vì tinh-thần gia-đình phải dựa vào lòng tôn-trọng tổ-tiên
và cổ-tục. Cái tinh-thần ấy, ai không có tức là kẻ ấy không quan-tâm đến người
đã khuất, bao nhiêu năng-lực và trí-não của họ đều hướng về hiện-tại hay
tương-lai. Đã đành con cái bắt ta nhìn xa hơn hiện-tại nhưng con cái chỉ là đốt
sau cùng mà chúng ta thì kéo cả một giây xích dài dĩ-vãng.
Bởi vậy, tục-lệ
cưới xin là một cổ-tục cần cho sự duy-trì xã-hội, sự phối-hợp trai gái là một công-việc
thiêng-liêng mục-đích để kế tiếp và gìn-giữ tên nhà cùng gia-sản. Việc cưới xin
trong các nước cổ không phải là việc riêng của hai người, sự yêu-thương chỉ là
việc phụ.
Nhìn sâu hơn, ta
không khỏi suy-nghĩ. Sự phối-hợp vì yêu mến là một việc hay. Song người đương
yêu thì cũng như phải bùa mê thuốc dấu, khi tỉnh ra biết đâu rồi chẳng hối-hận
là mình đã nhầm nhỡ... ái-tình đâu phải là một sự bền-bỉ lâu dài; lửa yêu
thương nhiều khi bị tắt ngấm mà chỉ còn lại có tro tàn. Vậy lúc bấy giờ thì
liệu lấy gì làm giây để buộc sự phối-hợp ấy lại cho thêm chặt-chẽ? Nếu không
cùng chung một công-việc làm ăn, cùng chung một tài-sản, nếu không cùng nhỏ
mồ-hôi để cùng sống thì gia-đình có lẽ chỉ là quán khách và vợ chồng là người
dự bữa cơm chung. Nếu vợ chồng không bị trói buộc vào nhau bởi các vấn-đề
quyền-lợi thì cũng vì con cái mà chung sống cho trọn đời mãn kiếp. Quan-niệm
cưới xin là như vậy.
Quan-niệm
để của cho con
Cha mẹ nhịn ăn
nhịn mặc chắt-chiu từng đồng một để mong cho con sau này được no ấm. Làm như
vậy tức là làm cho con sinh ỷ- lại, quên cố-gắng, không rõ tài-sức mình và mất
cái vui thành-công; không phải làm việc, không phải phấn-đấu, không có dịp đem
thân ra thử thách, đem trí ra so-sánh với người, không phải thất-bại, không
phải giải-quyết sự khó-khăn, người được hưởng đồng tiền cha mẹ để lại, ngồi
không mà nhìn đời tất thấy cái gì cũng dễ-dàng cả. Họ sẽ có một mớ tư-tưởng
đáng thương, những câu bình-phẩm nông-cạn hẹp-hòi tự-phụ, nhiều khi rất
anh-hùng ... trong lời nói. Và theo luật thừa-trừ, cha ăn mặn thì con khát
nước, cha mẹ cần-kiệm bao nhiêu thì con cái lại hoang-tàng bấy nhiêu. Ta muốn
tránh sự lo thừa ấy thì ta không được để cho con cái lãng-quên mục-đích của đời
người là khuyếch-trương năng-lực và làm phát-triển hết cả cái tinh-hoa của
chúng.
Hạnh-phúc
Hạnh-phúc của con
người là ở chỗ sống cho thanh-bạch, bỏ hết xa-hoa phù-phiếm, trước hết những sự
cầu bằng có thể bỏ qua được, để sống một cuộc đời thanh, cần, liêm, chính.
Nếp sống
gia-đình
Về nếp sống
gia-đình, cái tốt là mọi người trong nhà đều quan-tâm chăm-sóc đến nhau cả về
tình-cảm lẫn vật-chất, chính có sự quan-tâm ấy làm cho gia-đình thêm hạnh-phúc.
Trong một gia-đình khi mà con cái biết kính-trọng cha mẹ, vợ chồng thương yêu giúp-đỡ
nhau, anh chị em đùm bọc, nhường-nhịn, ban bảo nhau thì hạnh-phúc sẽ đến với tất-cả
mọi người. Hay ho gi cái lối sống ở nhà mà “cá mè một lứa”, không ai bảo được
ai, “tôn-ti trật-tự” trong gia-đình bị đảo-lộn thì rốt cuộc nơi đáng lẽ để ta
sống được hạnh-phúc sẽ trở thành bất-hạnh và đẩy con người đến chỗ ích-kỷ chỉ
biết có mình chứ không biết đến bố mẹ, anh em chị em mọi người chung quanh
mình, lối sống ấy chẳng những không phù-hợp phong-tục mà còn trái với đạo-lý
của con người.
Lẽ Phải là
gì?
Nó là nguồn-gốc
của dân chúng, là trật-tự của xã-hội, là khuôn-thước của sinh-hoạt loài người;
không biết thừa-nhận lẽ phải là đi ngược lại cuộc sống làm cho cuộc sống
xáo-trộn thói thường, kẻ mạnh hay bóp méo lẽ phải, bắt lẽ phải chiều theo ý
muốn của mình. Đó là những bậc vua chúa độc-tài thời xưa, những kẻ nắm
quyền-hành trong tay áp-bức dân lành... Tuy-nhiên lẽ phải không bao giờ bị phá
vỡ, bởi nó được sự thừa-nhận của đa-số quần-chúng, được đời sống loài người
che-chở. Kẻ nào dám đem thân-thế mình đến chỗ chết mà không khiếp sợ, chỉ vì kẻ
ấy đã tin-tưởng mình đã làm được lẽ phải, và cho lẽ phải là sức mạnh tuyệt-đối
không ai phủ-nhận được - cũng như một tín-đồ của một giáo-đạo, khi đã tin-tưởng
vào việc làm của mình là đúng, tin vào tư-tưởng mình là đúng thì không còn lo
sợ một sức mạnh nào uy-hiếp được - ngoài cái tin-tưởng vào sức mạnh của lẽ
phải, ai còn có ý tranh-đấu với những ai
không còn biết trọng lẽ phải - hành-động của ai có ý cho đời sau thấy cái chết
của ai chỉ vì những kẻ dại-khờ không biết tôn-trọng lẽ phải. Trải qua dòng
lịch-sử cho hay người dân trong một nước nếu biết được trách-nhiệm của mình thì
làm sao mất nước được! Những kẻ yêu nước cũng nhiều, những kẻ bán nước cũng
không thiếu gì. Những kẻ yêu nước thường xem Tổ-Quốc là trọng không kể đến
quyền-lợi riêng mình. Ngược lại những kẻ bán nước là những kẻ không biết
sỉ-nhục, chỉ biết chỉ nghĩ đến vinh-thân phì-gia, củng-cố quyền-lợi riêng mình
dù nước mất nhà tan, dù phải làm nô-lệ cho ngoại-bang cũng gầm đầu bứt tai mà
chịu. Ôi! Nhục-nhã! Nhưng họ lấy cái sung-sướng, giàu sang riêng mình để an-ủi
cái nhục-nhã ấy!
Rượu
Sực nhớ lại bốn
câu thơ đầy lòng nhân-đạo, thương người của Hải-Thượng-Lãn-Ông, một danh-y Việt-Nam,
người quê ở Hải-Dương, có tên thật là Lê-Hữu-Trác, sống vào thế-kỷ thứ 18. Thơ
rằng:
Có
người say rượu liên-miên
Người
thì đói khát, không cơm, ăn mày
Rượu dùng tốn gạo, nguy
thay
Một người uống rượu mấy người
nhịn ăn!
Lại nhớ lại quyển
“Phương-Pháp Dưỡng-Sinh” của Bác-Sĩ Nguyễn-Văn-Hưởng có đoạn nói về “kích-thích”:
“Phải biết dùng và
chủ-động dùng chất kích-thích: thuốc lá, rượu, trầu, chè, cà-phê, là những chất
thường dùng. Biết dùng thì tốt, không chủ-động dùng, bị nghiền là có hại.
Nghiền các chất ấy thì con người bị lệ-thuộc và tự-do của ta bị giảm đi một
phần. Người nghiền là người bị gắn chặt với chất kích-thích lập đi lập lại
nhiều lần đã thành thói quen và đã thành phản-xạ có điều-kiện, không có nó thì
bộ thần-kinh ấy thiếu một cái gì, khó làm việc, nên nhớ nó. Song, tác-dụng kích-thích
đã bị lờn rồi, nếu không tăng liều thì không tác-dụng, mà tăng liều thì nghiền
càng nặng, càng bị đầu độc, và cái vòng luẩn-quẩn càng siết chặt lại. Muốn trị
bệnh nghiền chỉ có quyết-tâm thấy cái hại của nó mà kiên-quyết bỏ, có thể cho
thêm một loại thuốc gây chán chất kích-thích như gây phản-xạ nên khi uống rượu
chất kích-thích tốt nhất là kích-thích tâm-thần, yêu làm việc, yêu ngành, yêu
nghề, tinh-thần trách-nhiệm khiến cho ta làm việc không biết mệt mà càng làm
càng thích thú. Làm việc có kết-quả đem lại hạnh-phúc cho ta nói riêng và
gia-đình nói chung, là cái vui, là lẽ sống của con người. Ta hạ quyết-tâm. Lần
này phải cương-quyết, phải triệt-để, phải dứt khoát... bỏ được... tim tôi đập
đều, nhẹ-nhàng, trong người cảm thấy khỏe, bình-tĩnh và thơ-thới hơn trước
nhiều. Tôi, tôi còn đọc được sách báo, học thêm, làm việc được nhiều hơn... Nếu
mình không làm chủ được bản-thân mình, thì làm sao mình có thể trở nên “con
người tốt” được chứ!”
Công Cha
Nghĩa Mẹ
“Công Cha như
núi Thái-Sơn,
Nghĩa Mẹ như
nước trong nguồn chảy ra”
Ơn dậy, người
đã sinh ra
Dậy đi, dậy nói
cùng là dậy khôn,
Nâng-niu bú mớm
sớm hôm,
Nào khi đau ốm
cháo cơm nhọc lòng.
Thuốc thang kể
biết bao công
Cho ăn cho mặc
thật không tiếc gì
Thương con lo
chẳng thiếu chi,
Quanh năm
vất-vả cũng vì chúng ta,
Công người khôn
xiết kể ra,
Làm con ta phải liệu mà đền ơn.
Cha Khuyên Con
Con ơi con nghe lời Cha dậy,
Thân già này trông cậy nơi con:
Gia-đình, xã-hội, nước-non,
Chí trai phải giữ sắt son một lòng.
Thời buổi này Tây, Đông, Phi, Mỹ,
Phải nhớ câu “Hữu chí cánh thành”.
Trống đồng, bia đá, sử xanh
Chẳng hơn luồn cúi treo tranh muôn đời.
Con ghi lấy: thiếu thời tuổi quý
Biết trước sau suy-nghĩ mới là!
Quản chi Mẹ yếu Cha già
Nợ đời con trả chúng ta vui mừng.
Ngẫm Vương-Khải, Thạch-Sùng cũng chết
Của đầy kho đến hết mà thôi.
Làm người khó lắm con ơi,
Lắng tai nghe lấy những lời Cha khuyên.
Nói Năng Phải Đứng Đắn
Này các con nghe lời Thày dậy,
Khi nói năng đứng-đắn
nghiêm-trang
Không nên hấp-tấp sỗ-sàng,
Phải cho đứng mực đàng-hoàng, con
nghe!
Trước lúc nói cần suy cho chín
Nói bông-lông thà nín còn hơn.
Với người trên chớ có lờn
Gặp khi thất-ý chẳng hờn giận ai.
Đừng theo thói dông-dài nhảm-nhí
Để người ta khi thị chê cười.
Mặt mày nghiêm-nghị mà tươi
Nhăn nhăn nhó nhó thêm đời họ
khinh.
Cùng người trên thưa trình
lễ-phép
Kẻ dưới, ta nỡ hẹp hòi sao?
Hùng-hồn, dõng-dạc, thanh-tao
Êm-đềm, cả quyết, ai nào chẳng
nghe...
Con chớ có rụt-rè, thỏ-thẻ
Không ra hơi như trẻ lên ba.
Cũng đừng nhõng-nhẽo chua ngoa
Múa tay trợn mắt coi ra điên-rồ.
Những kẻ ấy là đồ vô-giáo
Muốn khoe-khoang thông-thạo
giỏi-giang
Chẳng qua lỡ bước sai đàng
Con ơi nghe lấy làm trang thuộc
lòng.
Lê
Hoàng Ân chuyển
No comments:
Post a Comment