Friday, January 31, 2025

Phiếm: Chỉ Một Chữ "Ăn" - Lâm Bích Thủy

 

Mọi sinh vật sống trên trái đất có ăn mới tồn tại. Nhưng có thể khẳng định rằng chi có Việt Nam ta, mới dùng từ Ăn để diễn đat mọi nhẽ đời trong cuộc sống. Ở Việt Nam chữ Ăn đã giúp cho mọi người hiểu được đạo đức, nhân cách của một con người…

Theo tôi, có lẽ xuất phát từ một nước dựa vào cây lúa là chính; lúc được mùa thì no, lúc giáp hạt thì đói. Có ăn mới tồn tại và phát triển được...Vì vậy, từ Ăn nó hằn sâu vào tâm trí con người từ ngàn xưa và càng ngày nó càng biến thể phong phú theo nhiều cách; tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội mà thành những câu, những thành ngữ, ca dao đề nói lên cốt cách, tình cảm, cái tâm, hình dáng con người; giúp chúng ta phân biệt tốt xấu, dạy chúng ta nhìn rõ bản chất của nhân vật, người nào đó trong xã hội.

Điều này, chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất thông minh, biết khai thác và biết sử dụng uyển chuyển ngôn ngữ đến từ gốc đến ngọn.

Các bạn xem nhé, có đến hàng “1.001” cách diễn đạt từ chữ Ăn cơ đấy:

- Để chỉ về thời kỳ Cổ đại, ta dùng cụm từ “Ăn lông ở lổ” “Ăn bờ ở bụi”

- Sang năm mới, dù nhà nghèo hay nhà giàu ai cũng lo sắm sửa để “Ăn Tết”. – Các ngày lễ lớn, nhỏ dân ta hay tổ chức ăn mừng, ăn tiệc, ăn sinh nhật, ăn thôi nôi, ăn cỗ; “Bực mình mà chảng nói ra/Muốn đi “ăn cỗ” chả mà nào mời/ Không mời thì mặc không mời/ Đã trót mặc áo không mời cũng đi”

- Để chỉ những người thích hưởng thụ mà lười biếng, muốn ăn ngon mà không muốn làm thì ta nói: “Ăn thì đi trước, lội nước đi sau; ngồi mát Ăn bát vàng”, “Ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi tróc, suốt ngày chỉ biết tiêu khiển bằng các cuộc ‘chỉ biết “Ăn chơi” “Ăn tục, nói phét”

- Chỉ những kẻ bất lương là đồ “Ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp,

- Chưa có tiền trả thì tạm “Ăn chịu” ghi sổ trả sau,

- Giải pháp cho những người sống tạm bợ, chầu chực “Ăn chực nằm chờ”

- Kẻ cơ hàn, sống bệ rạc, ăn không có mâm bát, bàn ghế, : Ăn xó mó niêu

- Kẻ liều, không cần giữ phẩm giá: Đói ăn vụng, túng làm càn

- Khi cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong/vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.”

Không môn đăng hộ đối, hợm mình đến mức khó tin:

“Bao giờ rau diếp làm cột đình

Gỗ liêm ăn ghém thì mình lấy ta”

- Người biết lo xa, biết dàn xếp, khó khăn đâu sợ nếu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, liệu cơm gắp mắm, ít thức ăn phải “Ăn dè” cho đủ.

- Người không biết lo, không để tâm đến thứ gì “Ăn xổi ở thì”

Sống biếng nhác chỉ dựa vào người khác:

“Ăn không rồi lại nằm không/ Mấy non cũng lở, mấy công em cũng hoài”

- Kẻ xấu, cố chấp, luôn nghĩ cách đối phó, trả thù: “ăn miếng trả miếng”

- Kẻ tiểu nhân, giấu giếm để hưởng lợi riêng : “Ăn mảnh”

- Đã nghèo lại còn đòi hỏi quá đáng: “Ăn mày mà đòi xôi gấc”

- Chi tiêu phung phí : “Ăn xài ” không suy nghĩ

- Trong cơ quan, công sở lãnh đạo thường tìm người cùng ê kíp “ăn cánh, ăn ý ” để bảo vệ chiếc ghế của mình.

- Coi khinh, dè biểu người coi trong cái ăn: “Miếng ăn quá khẩu thành tàn / Mất ăn một miếng lộn gan trong đầu”, “Miếng ăn là miếng nhục”.

- Coi trong Khí phách “Chết vì ăn là cái chết ươn hèn”

- Ăn uống đầy đủ người mới có sức khỏe học những điều hay, trí tuệ mới được mở mang. “Ăn vóc học hay”

- Chỉ gái làm tiền “bán trôn nuôi miêng”, “ăn sương”, “ăn đêm”,

- Quan hệ không lành mạnh “Ăn nằm” với kẻ không phải vợ, chồng mình

- Lợi dụng làm trung gian để lấy bớt phần người khác: “Ăn chặn” ăn chẹt, ăn giựt, “ăn quỵt”, “Ăn gian” “Ăn lận”.

-Trong kinh doanh cần phải liều “Được ăn cả, ngã về không”

- Người không thể vượt lên chính mình, đành “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ cầm bằng làm mướn mướn không công”

- Bọn côn đồ, mặt dữ dằn, thấy chúng như sắp “Ăn sống, nuốt tươi”, “nuốt chửng, nuốt trộng” người ta.

- Người làm ăn dối trá, cốt hưởng lợi: Ăn thật làm giả

- Người biết lỗi hối cải: “Ăn năn, sám hối”

- Chụp hình đẹp hơn ở ngoài đời gọi là “Ăn ảnh”

- Mua bán ngày một khá hơn “Ăn nên làm ra”

- Nếu khôn thì biết “Khôn ăn cái, dại ăn nước” vì chất bổ tan hết vào nước,

Đôi lúc chúng ta sử dụng từ ăn bằng tiếng Hán Việt để dễ dàng biểu thị sự việc cho văn minh hơn như “Có thực mới vực được đạo”, nam “thực như hổ”, nữ “thực như miêu”

- Sự tri ân với người có công “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

- Trung thành với sếp “Ăn cây nào, rào cây ấy”

- Vô ơn bội nghĩa: “Ăn cháo đái bát”

- Ông cha ta thường đúc kết kinh nghiệm cho con cháu bằng ca dao:

Cấy thưa thì thừa thóc/ cấy dày “Cóc được ăn”. (Cóc = không)

- Phải quí trọng sức lao động của người nông dân, uống nước nhớ nguồn

“Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

- Làm công tác xã hội không lương: “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng Tổng”

- Tính sòng phẳng “Tiền trao, cháo múc”

- Hoạt động bí mật phải “Nếm mật, nằm gai”

- Học hành mới có tương lai, nếu không sau này đi “Ăn mày”, “Ăn xin” mà sống “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo mới ra ăn mày

- Phải lao động mới có ăn “ Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ”

- Có những thử “Ăn bốc” mới thấy ngon hơn

- Đồ vật lâu ngày hư hỏng là do bị “ăn mòn”, “Ăn luồng, “Ăn rỗng”

- Chỉ sự thông thoáng “Ăn thông”

- Chỉ người nói leo “Đồ ăn hớt”

- Nhà nghèo ta phải lựa chọn “Ăn chắc mặc bền”

- Con gái thường “ăn vặt” hơn con trai

- Bảo vệ dạ dày “Ăn chậm nhai kỹ”; để giữ vệ sinh “khi ăn không nói”

- Tương quan lẫn nhau “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”, “ăn nhịp”

- Không có kế hoạch trước thì kết quả “Có mà ăn cám”,

- Trong chăn nuôi, trồng trọt bị trộm hoài ta nên giải quyết: Thà ăn non còn hơn mất già

- Công dụng tuyệt vời: “Ăn ráo củ kiệu” Cây kiệu: củ làm dưa món, rể, lá muối dưa chua không bỏ gì cả

- Đạo lý nhà Phật “Ăn, Ở có đức mặc sức mà ăn” Ăn chay niệm Phật

- Người cố chấp, cay cú không muốn ai hơn mình “Trâu buộc ghét trâu ăn”;

- Sống phải biết nhường nhịn, đừng cậy mạnh “Ăn hiếp” kẻ yếu, biết chia sẻ không thì “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân,

- Hậu quả: “Cha ăn mặn, con khát nước”,

- Không thỏa mãn thì “Ăn vạ”

- Người thâm nho “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng, nửa lo”,

- Người dối trá thì “Ăn có nói không”

Chỉ sự liên quan phù hợp cùng nội dung: “Ăn nhập”

Để chỉ bọn quan lại tham nhũng: “Ăn hối lô”, “ăn bẩn” “Ăn đậm”

- Chê bai: “Ăn nhằm” gì thứ đó


Bluesea chuyen

Share Lại Người Lính Già TQLC 

Ngày Mùng Hai Tết - Ngày Mùng BaTết - Đỗ Công Luận


Tám Mươi Phần Trăm - Nguyễn Ngọc Tư


Bạn bè bảo tôi viết về đề tài nông dân là quá trời khôn, đối tượng đọc nhiều mà đề tài cũng phong phú, đến tám mươi phần trăm dân số của Việt Nam là nông dân kia mà. Tôi nghe, cười, chảy nước mắt ra, như khóc.

Phải, tôi đang viết về họ, những người nông dân, nhưng viết trong im lặng rợn người, không phản hồi, không chê bai. Chẳng có bao nhiêu trong số tám mươi phần trăm ấy đọc được những gì tôi viết. Với họ, văn chương vừa là thứ xa xỉ, vừa là đồ bỏ đi. Có người còn không biết chữ, có người áo không lành, có người không đủ gạo ăn, dậm lia thia trên những cánh đồng năn bỏ vô keo chao để đem ra cổng trường tiểu học ngồi bán... Những người ấy, tôi bưng văn chương tới cho, họ còn nổi quạu, chửi thề, phải trái bắp, gói xôi... còn giúp người qua bữa, chứ một đống chữ làm sao no lòng.

Và những ảo tưởng văn chương của tôi đã tan, lâu rồi. Nhiều lúc ngồi trước trang viết, tôi thấy tuyệt vọng. Làm sao diễn tả được cái xót của mồ hôi chảy xuyên qua chân mày xuống mắt một người gánh nước giữa nắng trưa tưới cải? Làm sao chuyển tải được cái đau thắt ruột khi nhìn đồng lúa sắp thu hoạch của mình tả tơi trong mưa bão? Làm sao tôi lột tả được tâm trạng của người cha khi những đứa con giành nhau cạo cơm cháy?

Khi cuốn chiếu ngồi chò co nhìn mưa nửa đêm dột tinh tang xuống đầu giường? Họ buồn, nhưng buồn đến độ khủng khiếp nào? Tôi biết diễn tả cái buồn ấy ra làm sao? Bởi so sánh với nỗi buồn... mất điện thoại của tôi, nỗi buồn mất việc hay thất tình của bạn, thì quá khập khiễng, chênh vênh.

Và ngay cả nỗi vui của người nông dân cũng khiến người ta thắt lòng khi chia sẻ. Tôi có quen một người vừa được giao việc xé phiếu thu tiền nhà vệ sinh chợ xã. Gặp tôi trong cái ngày “trọng đại” đó, ông hồ hởi khoe “nhà tôi giờ có đồng ra đồng vô rồi, cô ơi”. Nghe nói ông cũng trần thân, làm đơn xuôi ngược, cuối cùng “ghi điểm” là vì gia đình không đất sản xuất, mới được “chọn mặt gởi... nhà vệ sinh”.

Vậy đó, người ta vui muốn chết mà tôi thì không thể buột miệng cười. Bởi nhìn nét mặt sương gió của ông, tôi thấy lẩn khuất sự xót xa. Cũng vậy, cái người vừa nhận được sổ nghèo kia, làm sao trong mắt họ chỉ có hớn hở mà không vương chút tủi buồn. Cực chẳng đã… Chợt nhận ra niềm vui của người nông dân bé mọn, giản dị, đạm bạc biết chừng nào. Chỉ cần một mùa lúa trúng. Một chén cơm đầy với thịt cá tươm tất. Một chiếc tivi để coi cải lương vào mỗi chiều thứ sáu. Một chiếc xuồng nhỏ để đêm đêm đặt trúm, giăng câu…

Tôi bắt đầu nghĩ tới ngày mình không viết về những người nhà quê nữa. Bởi tôi không có nhiều lựa chọn, hễ viết về nông thôn là nói ngay tới cái cơ cực, thiệt thòi, nghèo đói. Một sự lặp lại nhàm chán. Mới đọc cái tựa là người ta biết tỏng tòng tong trong bài ấy tôi nói cái gì. Ai nghĩ là tôi vớ được đề tài phong phú đâu. Ai sẽ chấp nhận tôi viết như vầy:

“Sớm đó chú Hai Lúa đi đánh tennis với mấy ông bạn láng giềng về, đang dắt con chó becgiê đi chơi, điện thoại chợt reo tửng từng tưng, giọng Ba Ngô bên kia xởi lởi, lâu quá không gặp cha nội rồi, chiều nay lại nhà hàng Diễm Diễm uống với nhau một bữa, tui mới lên mấy ao cá được gần một tỉ đồng đây. Mà, mùa lúa rồi ông cũng thu năm trăm triệu chớ ít gì…”. Bạn đọc sẽ thấy ngộ, thấy kỳ cục, vô duyên đến mắc cười. Bi kịch hơn là người đọc sẽ mắng tôi xối xả, nông dân đã khổ muốn chết rồi mà nhà văn còn chua chát, mỉa mai… Buồn thiệt buồn, phải nhân vật trong đoạn văn trên là cán bộ, doanh nhân thì quá hợp lý, còn đằng này…

Tôi nhận ra tám mươi phần trăm dân số Việt Nam, con số này giống như cua ốp, nghĩa là có vẻ hùng hồn, to tát vậy chứ trong ruột teo héo, rỗng không. Người ta chẳng nhớ tới họ khi nghiên cứu đề tài khoa học hay thiết bị máy móc này nọ (kết quả là nông dân tự mày mò chế tạo ra máy để gặt, sấy lúa, gieo mạ, tách hạt bắp, đến cả… máy bay).

Người ta quên mất tiêu (hay giả bộ quên) nông dân khi quyết định tăng học phí, tăng giá tiêu dùng, khi chia chác đất đai… Và nhiều lúc người nông dân bỗng vô hình, trong vắt trong mắt những công chức ít khi cười. Có cảm giác như người nông dân sống bình dị, lặng lờ quẩn quanh trong lũy tre làng lâu quá nên đã bị lãng phai đi.

Ngày mai này tôi cũng buộc lòng quay lưng với họ, làm ơn ai đó cất lên giùm những tiếng nói xót xa!


●Nguyễn Ngọc Tư

(*) Con số này không chính xác; có thể ít hơn vì những chàng trai cô gái quê đang lũ lượt rủ nhau phiêu bạt kiếm sống giữa các thành phố, các chợ người, những cuộc hôn nhân may rủi; có thể nhiều hơn, vì những người ra vẻ kẻ chợ chảnh chọe như tôi, rốt cuộc cũng nằm trong tám mươi phần trăm bé mọn ấy.

Share Lại Người Lính Già TQLC

Ăn Tết Xứ Người - Nguyễn Duy Phước

Thursday, January 30, 2025

Sự Thực Về Nước Mắm Trên Thị Trường - Kỳ Đỗ


Vì nhiều lý do, tui chưa bao giờ ăn nước mắm Việt Hương! Hôm nay tình cờ, nghe được câu chuyện một số bạn cãi vã về nước mắm Việt Hương... tôi đi tìm hiểu thì có vài điểm tôi muốn nói ở đây: 

* Thứ nhất, để trả lời câu hỏi nước mắm Việt Hương 3 cua, mắm Hòn Phan Thiết và nước mắm Phú Quốc có phải hàng Việt Nam hay không, tôi dùng các tiêu chí sau: 

Chỉ cần một trong các tiêu chỉ là đủ để các bạn có thể gọi là hàng Việt Nam: 

- Sản xuất tại Việt Nam? Hoặc 

- Nguyên liệu Việt Nam? Hoặc 

- Nhân công Việt Nam? Hoặc 

- Công ty của người Việt Nam? Hoặc 

- Lợi tức thuộc về người Việt Nam? 

Câu trả lời của tôi là: 

- Không 

- Không 

- Không 

- Không 

- Không 

Như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương hoàn toàn không phải hàng Việt Nam! 

* Thứ hai, các loại nước mắm của hãng Việt Hương có phải là nước mắm không? 

Trước hết, nếu định nghĩa nước mắm là fish sauce, thì nguồn gốc là từ cá và muối. 

Hàng trăm năm nay, nước mắm Việt nguyên chất chưa bao giờ pha lẫn bất cứ loại đạm nào ngoài cá. Khi pha chế, người Việt gọi là nước chấm hoặc là nước mắm đã pha. 

Không ai gọi mắm pha là mắm nhĩ cả !!! Trên bao bì của các loại nước mắm của hãng Việt Hương, không để thành phần là anchovy fish như những loại nước mắm Việt mà là anchovy extract! Anchovy fish là cá cơm, anchovy extract là trích xuất từ cá cơm! 

Trong thành phần nước mắm Việt, tất cả là cá cơm và muối. 

Trong khi đó, thành phần của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không có nhiều cá cơm mà chỉ có một phần nhỏ trích xuất làm mùi... 

Màu nước mắm của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đẹp như màu cánh gián của nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết, còn nó là màu gì thì phải có phân tích hóa học mới biết... 


Bên cạnh đó, thành phần "nước mắm"của các loại nước mắm của hãng Việt Hương còn có Fructose and Hydrolysed Vegetable Protein!!! Nghĩa là nó có một hàm lượng đạm đáng kể từ thực vật, mà cụ thể là lúa mì! (Xin xem hình) 

Như vậy, thành phần "nước mắm" của các loại nước mắm của hãng Việt Hương không phải là mắm nhĩ mà là một loại nước chấm được pha chế theo kiểu gì (hóa chất ?) chỉ có nhà sản xuất biết! Mà họ pha chế ở đâu chị có trời biết! 

Trên bao bì của chai nước mắm không có địa điểm nhà máy, chỉ có Made in China mà tạm cho là làm tại Hồng Kông như trên nhãn cũ thì cũng không ai biết nó ở đâu... 

Nước mắm Việt Nam truyền thống chỉ có cá và muối, không có thành phần đạm lúa mì như thế này đâu! Và như vậy các loại nước mắm của hãng Việt Hương không đúng chất lượng như của hàng Việt Nam!  

* Thứ ba, về tên gọi, tại sao những sản phẩm không liên quan gì đến Việt Nam lại lấy thương hiệu nổi tiếng của người Việt!!! 


Nước mắm Hòn Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc là những loại nước mắm mà nhắc đến cái tên, những người Việt thế hệ tôi đều nghe rít trong kẽ răng, ngọt tận chót lưỡi... 

Lựa chọn ăn nước mắm gì là tùy ở từng người. 

Tôi không có ý định kêu gọi các bạn chọn lựa ăn mắm nào và không nên ăn mắm nào! 

Tôi chỉ muốn có một cái nhìn đúng đắn về một sản phẩm đã đánh cướp những thương hiệu Việt nổi tiếng và đánh tráo những chai nước chấm được pha chế bằng chất đạm thực vật, hay hóa chất, và xử dụng hương cá để bán cho đồng bào Việt như là nước mắm Việt! 

Nếu nước mắm Việt Hương đổi tên thành nước mắm Trung Hương hay Hồng Hương, hoặc nước mắm Phan Thiết đổi tên thành nước mắm Thượng Hải, nước mắm Phú Quốc đổi tên thành nước mắm Tứ Xuyên... thì tôi đã không phải viết bài này! 

Đây là một sự trục lợi trên sự ngộ nhận của người tiêu dùng! Và chúng ta hãy cùng là những người Việt tiêu dùng có sự hiểu biết..! 


https://thongluan.net/2024/11/18/su-that-ve-nuoc-mam-viet-huong-cua-trung-quoc-ky-do/

#376 - Cao Mỡ, Đau Khớp Vai, Thoát Vị Bẹn, Táo Bón: Giải Đáp Từ Bác Sĩ Lão Khoa - BS. Phạm Hiếu Liêm

Nọc Độc Từ Khổng Tử - Đặng Tiến

 

Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.  

Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn  cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.

Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.

Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:

● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. 

● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? 

● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?

Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?

● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.

● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. 

● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?

● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?


■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người: 

● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? 

● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.

Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !

■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.

Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."

■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.

■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?

Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?

Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?

Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài. 

Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v...

  Vien Huynh


Mời bạn đọc tiếp bài viết của Đặng Tiến, tôi rất quý bạn này, dù chưa gặp mặt:


HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG

   Đặng Tiến 

"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.

Ba nhân vật ấy là ai?

Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,

thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi

và thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.

Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân: 

● Dân tộc Độc lập,

● Dân quyền Tự do,

● Dân sinh Hạnh phúc.

Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,

là bộ ba không thể tách rời nhau.


Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"

trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:

chỉ cần là hàng xóm của Tàu

đã là điều đáng xấu hổ rồi,

đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.

Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!


■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.

Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.

Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.

Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.

Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.

Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!

Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:

Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.

Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.

Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.

Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.

Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.

Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.

Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.

Tôi không có ý định tranh luận với ai.

Anh chị em nào đồng ý thì like.

Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"

         Đặng Tiến

P/s: tượng Khổng Tử đang được thờ trong Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.  

Nguồn: https://www.facebook.com/ethongluan.org/posts/834012103694983 

Chúc Thân Tâm An Lạc - Minh Lương

Không Lằng Nhằng


GULF MEXICO Ở FLORIDA giờ là GULF AMERICA.

Ngày 1

Tổng thống Trump ký trước 9 lệnh và sẽ ký tiếp tục khi trở về White house.

*Ân xá các tù nhân J6.

-Phá bỏ 78 lệnh của ông Biden.

-Liên bang không được ra luật mới

-Không mướn thêm nhân viên liên bang ngoại trừ quân đội

-Nhân viên liên bang phải trở lại văn phòng làm việc.

-Các cơ quan liên bang phải lên kế hoạch để giãm giá cho đời sông của dân.

-Rút khỏi quỹ biến đổi khí hậu thế giới, cắt bỏ 1000 tỷ viện trợ đã hứa.

-Rút khỏi liên hiệp quốc về việc điều đình biến đổi khí hậu

-Tự do báo chí, cấm các mạng xã hội bóp họng.

-Cấm dùng quyền lực chính quyền để theo dõl dân chúng vô cớ.

Người nhà của các tù nhân J6 đã được thông báo họ sẽ được thả ra trong 2 giờ tới.

Ông Trump tiếp tục ký các lệnh sau.

-Đổi tên núi Mount Denali ở Alaska thành Mount McKinley. Trước đây núi này tên McKinley nhưng Obama đã đổi thành Denali.

-Đổi tên vinh Gulf of Mexico thành Gulf of America.

Ra lệnh các cơ quan quản lý địa chính quốc gia phải sửa lại tên

-Ban bố tình trạng nguy cấp ở các tiểu bang biên giới để dễ dàng điều động quân đội đến giữ an ninh.

-Ký lệnh người nạp đơn tỵ nạn nằm lại ở Mexico cho đến khi đơn tỵ nạn được chấp thuận.

-Ký lệnh hũy bỏ lệnh Catch and Release. Bắt là phải trục xuất chứ không thả.

-Ký lệnh lập bộ DOGE.

- Ký lệnh bộ ngoại giao phải theo tiêu chuẩn nước Mỹ là trên hết. America First.

-Ký lệnh huỹ bỏ các chương trình và các bộ phận DEI trong chánh quyền.

-Ký lại lệnh tử hình.

-Ký lệnh xem xét và cân bằng lại chương trình tỵ nạn.

-Ký lệnh đem nước từ miền Bắc xuống miên Nam California

-Ký lệnh xem xét lại tất cả viện trợ cho nước ngoài.

-Ký lệnh cho khoan dầu lại trong vùng đất và biển của liên bang.

-Ký lệnh phạt hoặc truy tố các CỰU nhân viên liên bang tiết lộ tin tức mật cho báo chí.

-Ký lệnh hổ trợ các tiểu bang trong vùng biên giới.

-Ký lệnh đặt các băng đảng nước ngoài đang hoạt động ở Mỹ vào danh sách khủng bố.

-Ký lệnh nhân viên liên bang phải tuyển chọn theo tiêu chuẩn giỏi, không theo màu da hay giới tính.

-Ký lệnh bảo vệ phụ nữ, không để phụ nữ tranh tài cùng nam giới trong các cuộc thi thể thao.

-Ký lệnh bỏ những người hai hệ, đa hệ phục vụ trong quân đội.

-Ký lệnh nước Mỹ chỉ có 2 loại nhân tính là NAM và NỮ.

--Ký lệnh tước quyền security Clearance của 51 cựu viên chức tình báo cao cấp đã ký đơn nói laptop của ông Biden con là của tình báo Nga tạo dựng.

Từ từ sẽ còn hàng trăm lệnh vào ngày mai.

-Ngày mai chiến dịch trục xuất di dân lậu sẽ được bắt đầu trên các thành phố sau:

-Chicago

- Los Angeles

- New York

- Boston

- Miami

- Washington, D.C.

- Denver

- Houston

- San Antonio

- Dallas

Trong tuần tới nhân viên di trú sẽ phối hợp với vệ binh quốc gia để mở chiến dịch truy lùng ở

-San Francisco / Bay Area

- Los Angeles

- New York

- Chicago

- Miami

- Seattle

- Portland

- Austin

-Ông Tom Homan quyền quản lý biên giới lưu ý các chính quyền địa phương nếu ngăn cản nhân viên đi trú làm việc sẽ bị truy tố về tội giúp đỡ người nhập cư bất hợp pháp.

-Ông Marco Rubio đã được thượng viện phê chuẫn chức vụ Bộ trường ngoại giao với số phiếu 99/0.

-Tiểu bang thượng viện đã chấp thuận ông Pete Hegseth vào chức vụ bộ trưởng quốc phòng và gởi thẳng lên thượng viện để bỏ phiếu đại nghị mà không cần qua các nghị sỹ dân chủ trong tiểu bang.

-Ông Trump bổ nhiệm ông Brian Driscoll làm giám đốc Fbi tạm thời.

- Ông Trump ký lệnh đuổi một số quan toà di trú và nhiều nhân viên cao cấp trong sở di trú. Tên chưa được tiết lộ.Theo Cnn và NYT.

- Bốn luật sư dân chủ nộp đơn kiện chính phủ Trump vì lập ra bộ DOGE mà không qua quốc hội.

-Ông Trump ký tiếp lệnh rút chân ra khỏi WHO.

-Ông Trump ký lệnh diễn giãi điều 14 tu chính án. Sinh con ở Mỹ không phải là công dân Mỹ nếu cha mẹ không phải là công dân hay thường trú.

-Ông Trump ký lệnh ân xá tất cả 1500 người tù J6 và xóa án khỏi hồ sơ. Giảm án cho 6 người vì tội hành hung nhân viên công lực trong vụ J6.

- Ông Trump ký lệnh tước tất cả security Clearance của John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia.

-Ký lệnh cho Tiktok hoạt động 75 ngày và phải bán lại cho người Mỹ.


Nguồn: Lê Hoàng