Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh”
(phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ
nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí
gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.”
Bộ thiệt vậy sao?
Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn ..
) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai
tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề
lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời?
Quý vị có thể quên, chứ quần chúng thì không!
Sự việc vẫn còn sờ sờ ra đó, và đã hết chuyện hồi nào đâu mà sao
họ lại nhanh quên đến thế:
Giữa thế kỷ trước, đã có bao nhiêu người dân Việt hốt hoảng bỏ hết ruộng vườn, làng mạc, mồ mả tổ tiên tất tả đi di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn. Đến cuối thế kỷ, có thêm bao nhiêu triệu người khác nữa, hớt ha/hớt hải đâm xầm ra biển để tìm tự do? Bao nhiêu kẻ đã chết đói, chết khát (chết chìm, chết đắm, chết đuối, chết trôi…) thi thể nổi lều bều trên Biển Đông suốt mấy thập niên liền?
Bẩy mươi năm sau, nếu tính từ 1954, vào hôm 5
tháng 7 năm 2024, thông tín viên Cao Nguyên (RFA) lại vừa tường
thuật:
“Hiện tại có gần 6,000 người Việt đã luồn lách qua
những cánh rừng, những hoang mạc đầy bất trắc gần biên giới đường bộ Mexico để
leo rào vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Họ đánh cược tài sản, tuổi thanh xuân và
cả tính mạng của mình với hy vọng mơ hồ rằng sẽ định cư tại xứ cờ hoa.”
Nói chi đến xứ “cờ hoa,” biết bao thanh niên
thiếu nữ Việt Nam đã “đánh cược tài sản lẫn tuổi thanh xuân” trong
những chiếc xe tải bít bùng mà chắc chắn là không kẻ nào biết là
mình sẽ phiêu lưu đến đâu, nếu còn sống sót. Đâu cũng được miễn là
không phải trở lại quê hương đất nước khốn khổ của mình thôi. Liệu
có còn chút lòng tin nào nơi mà ngay cả những cái cột đèn cũng sẽ
bỏ đi (nếu chúng có chân) mà quý vị lo chuyện “lãng phí?”
Lắm vị thức giả rất hay quên (hay nhất định
không chịu nhớ) chớ đám thường dân thì không. Ngoài việc ghi nhận mọi
nỗi cùng cực/đắng cay của những đám nạn nhân tập thể (như vừa kể)
chúng tôi cũng không quên vô số những mảnh đời nhỏ nhoi và mọi điều
bất hạnh, bất công, bất chính đang xẩy ra cho họ.
Nhân vật chính trong câu chuyện hôm nay có tên là
Lê Thị Thanh Lâm (L.T.T.L) phu nhân của nhà hoạt động nhân quyền nổi
tiếng Bùi Tuấn Lâm, người đã bị bắt giam vì đã giễu nhại cảnh “ăn bò dát vàng” của Bộ Trưởng Công
An – Tô Lâm.
Ngày 25 tháng 5 năm 2023, ông bị kết án 5 năm 6
tháng tù giam và bốn năm quản chế trong khi vợ con và thân nhân bị
hành hung thô bạo, ngay trước cổng tòa án. Cũng hôm đó, L.T.T.L
còn bị “bắt cóc” về đồn công an, và nhân viên an ninh thành phố Đà
Nẵng chỉ tay vào mặt bà, và nói: “Tao sẽ không để cho mẹ con
mày được yên.”
Tất cả các cơ quan “chức năng” đã giữ đúng
lời. Họ chưa bao giờ “để mẹ con được yên” từ đó đến nay.
Ngày 13 tháng 10 năm 2023, L.T.T.L cho biết:
Trại Giam Đà Nẵng ngăn cản không cho mẹ con tôi
thăm gặp Bùi Tuấn Lâm?
Đã 2 tháng trôi qua, gia đình tôi vẫn chưa được
thăm gặp ba của bọn trẻ.
-Trong tháng 9, không có cuộc gặp nào vì họ
nói chồng tôi bị kỷ luật.
-Tháng 10, họ đồng ý cho thăm gặp lại nên đã
nhận đơn từ ngày 2/10. Nhưng đến nay không giải quyết. Cán bộ trại
giam nhận đơn của tôi đến hôm nay đã chặn luôn số điện thoại của tôi.
Phó giám thị thì nói không nhận được đơn trình báo. Tất cả các
phòng ban và cán bộ đều đùn đẩy qua lại cuộc thăm gặp này…
Mấy tháng sau, hôm 18 tháng 2 năm 2024, nhà báo Tuấn Khanh còn cho
biết thêm:
Kể từ khi ông Bùi Tuấn Lâm đi tù, quán bún bò Ba Cô
Gái nổi tiếng của gia đình cũng bị đóng cửa theo, chấm dứt phương thức sinh sống
cuối cùng của gia đình. Bà Lâm chỉ còn cách buôn bán hàng online để tìm chút tiền
lời nuôi con và đi thăm nuôi chồng. Phía công an hiểu rõ khó khăn của gia đình,
và dựng một kế hoạch để đánh triệt đường sinh sống của người mẹ có ba đứa con
nhỏ…
Mới đây, vào đầu Tháng Hai, bà Lâm nhận được một đơn
mua hàng online của một người nói là sẽ đến tận nhà để nhận chứ không cần phải
gửi. Bà đồng ý và đợi người đến lấy hàng, nhưng không hề biết đó là một cái bẫy
của công an nhằm để kết tội bà mua bán trái phép.
Đúng hẹn, người gài bẫy của công an đến nhận hàng, thì
lập tức cả chục người của chính quyền ập đến kiểm tra, lập biên bản và thu
giữ “tang vật vi phạm,” mà tất cả chỉ là những hũ rong biển, mít sấy,
vài chai xì dầu và ít lon sữa đặc. Họ bao vây bắt bà Lâm nhận tội bàn
hàng gian gần bốn tiếng đồng hồ, ép ký vào biên bản.
Kẻ mua hàng chạy mất, cũng như khoá số điện thoại. Câu
chuyện được kể lại, khiến ai cũng hiểu đây là một cái bẫy quá ấu trĩ.
Câu chuyện kế tiếp thì hoàn toàn không “ấu
trĩ” tí nào và nghiêm trọng hơn nhiều, theo lời kể của chính nạn nhân, vào hôm 04
tháng 12 năm 2024:
“Cách đây tầm hơn 2 tháng, an ninh PA88 của thành
phố Đà Nẵng đã vào tận trại Xuân Lộc Đồng Nai để gặp chồng tôi.
Mặc dù chồng tôi đang thụ án và chẳng có gì cần phải làm việc với
an ninh Đà Nẵng nữa. Chồng tôi có thể từ chối cuộc gặp, nhưng anh
muốn nghe xem là họ sẽ nói gì với mình.
Cuộc gặp diễn ra giữa ba bên, 2 an ninh Đà Nẵng,
cán bộ trại giam Xuân Lộc và chồng tôi. Tất cả cũng phải trên dưới
10 người, một con số chứng kiến khá đông… hai anh an ninh Đà Nẵng đặc
biệt quan tâm tới công việc buôn bán của tôi, thậm chí tôi còn không
biết họ ‘quan tâm’ hay đang hăm dọa khi nói rằng tôi đi giao nhận hàng
coi chừng xui xui bị xe đụng…”
Khi ông Tô Lâm còn làm bộ trưởng công an thì
L.T.T.L bị đe dọa (“không để cho mẹ con mày
được yên”) đến khi ông ấy lên ngôi tổng bí thư thì lời đe dọa này
có nguy cơ sẽ biến thành hiện thực: “đi giao hàng coi chừng xe
đụng”!
Lịch sử cổ kim, có lẽ, chưa bao giờ có một chính thể
nào mà hèn hạ, ác độc, ti tiểu và ti tiện đến như thế cả. Đó là
một chế độ bất nhân và đó cũng chính là điểm nghẽn (của điểm
nghẽn) mà cái nhà nước vô nhân tính hiện hành vô phương tháo gỡ!
Tưởng năng Tiến
No comments:
Post a Comment