Friday, January 17, 2025

Nội Tạng Có Mang Theo Ký Ức Không? - Lý Ngọc

 
Nội tạng có mang theo ký ức không?

Một người có thể chuyển giao ký ức và tính cách của mình sang một người khác thông qua việc ghép nội tạng không? Nghe có vẻ như một tình tiết trong khoa học giả tưởng, nhưng nghiên cứu cho thấy việc ghép nội tạng không chỉ có thể cứu sống mạng mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ bất ngờ, đó là những thay đổi mạnh mẽ trong tính cách.  

Bài báo “Những thay đổi tính cách liên quan đến cấy ghép nội tạng” được công bố vào tháng Giêng năm nay trên tạp chí y học Transplantation (Cấy ghép), do bác sĩ Mitch Liester viết. Nghiên cứu tường trình bao gồm nhiều khía cạnh của sự thay đổi tính cách, bao gồm sở thích ăn uống, gu âm nhạc, hoạt động giải trí và lựa chọn nghề nghiệp. Bài báo chỉ ra rằng người nhận ghép nội tạng có thể trải qua những thay đổi đáng kể trong suy nghĩ, hành vi và thậm chí cả tính cách, và một số người thậm chí có thể xuất hiện những ký ức “mới”, với khả năng giao tiếp và nhận thức rõ rệt hơn, và những thay đổi này có thể liên quan đến ‘kí ức tế bào’ (Cell Memory).

Một bác sĩ tâm thần khác, Thomas Verny, phối hợp nghiên cứu tiên tiến về sinh lý học, di truyền và vật lý lượng tử để tiết lộ sự thật rằng tế bào của chúng ta không chỉ ghi lại ký ức mà còn ảnh hưởng đến mã di truyền và thích nghi với những thay đổi của môi trường. Ông đề cập rằng việc ghép tim có thể mang theo ký ức của người hiến tặng. Có lẽ những kinh nghiệm trong cuộc sống của chúng ta không chỉ khắc sâu trong tâm trí mà còn có thể in sâu vào tế bào và mô của chúng ta. Bác sĩ Verny nhấn mạnh đã đến lúc từ bỏ quan niệm cố hữu “bộ não thống trị mọi thứ” và thay vào đó nắm lấy khái niệm “cụ thân tâm linh” dựa trên bằng chứng khoa học.


Một cuộc sống khác sau khi ‘thay lòng đổi dạ’.

Năm 1988, vũ công chuyên môn người Mỹ Claire Sylvia đã trải qua một cuộc phẫu thuật thay đổi cuộc đời. Ở tuổi 47, cô phải trải qua ca ghép tim-phổi vì chứng tăng huyết áp phổi nguyên phát của cô trở nên trầm trọng hơn. Cuộc phẫu thuật thành công và Sylvia hồi phục nhanh chóng và lấy lại năng lượng để khiêu vũ. Tuy nhiên, một điều đáng kinh ngạc đã xảy ra. Không lâu sau cuộc phẫu thuật, Sylvia bắt đầu thèm những món ăn mà cô chưa từng chạm tới trước đây – chẳng hạn như bia, thanh sô cô la, Gà rán Kentucky và thậm chí cả ớt xanh, tất cả đều không phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của cô khi còn là một vũ công. Nhưng những sở thích đột ngột này khiến cô cảm thấy như thể chúng không phải là lựa chọn của chính cô mà đến từ một ký ức xa lạ nhưng quen thuộc nào đó.


Vào tháng thứ 5 sau ca phẫu thuật, một chàng trai tóc đỏ cao gầy xuất hiện trong giấc mơ của cô, cô cảm thấy rất thân thiết với chàng trai đó, như thể giữa họ có mối liên hệ khó tả nào đó. Tên của cậu bé dần dần hiện lên trong giấc mơ──Tim L. Trực giác mách bảo cô rằng có lẽ chàng trai này chính là chủ nhân ban đầu của trái tim mà cô đang sở hữu. Suy nghĩ này đã thôi thúc Sylvia bắt đầu tìm kiếm danh tính của một người hiến tạng. Nhớ lại, y tá đã đề cập rằng trái tim của cô đến từ một chàng trai 18 tuổi ở Maine đã chết trong một vụ tai nạn xe gắn máy. Sylvia tìm kiếm manh mối trong gần 2 năm cho đến năm 1990, khi cô tìm ra trên một tờ báo ở Maine, cáo phó rằng một cậu thanh niên đã chết trong một vụ tai nạn xe gắn máy. Cái tên này không phải là tên viết tắt của Tim L trong giấc mơ sao? Với nhiều cảm xúc lẫn lộn, Sylvia quyết định đến thăm gia đình Tim. Họ xác nhận với cô rằng Tim là một thiếu niên năng động, thích bia, gà rán, sô cô la và ớt xanh. Trong cuộc trò chuyện, mẹ của Tim đã phục vụ Sylvia một chiếc bánh sô cô la và nói với cô rằng đó là món tráng miệng yêu thích của Tim. Sylvia không khỏi cảm thấy ấm áp, như thể trái tim cô gắn liền với gia đình này, và cuộc gặp gỡ đó đã thôi thúc Sylvia hình thành mối liên hệ sâu sắc với gia đình Tim.


Sau 9 năm phẫu thuật, cô đã hợp tác với một nhà văn để xuất bản hồi ký mang tên Thay Đổi Tâm Hồn (A Change of Heart), cuốn sách này trở thành bestseller và sau đó được chuyển thể thành bộ phim truyền hình Hollywood Trái Tim Của Người Lạ (Heart of A Stranger). Tại Mỹ, nguồn gốc của việc ghép nội tạng chính yếu dựa trên lòng nhân ái và thiện chí; việc hiến tạng không chỉ hợp đạo đức mà còn là một món quà đầy tình yêu. Những người hiến tạng sẽ đồng ý hiến tặng khi còn sống, hoặc gia đình sẽ quyết định thay cho họ sau khi xảy ra tai nạn. Trong những khoảnh khắc quan trọng của cuộc sống, việc hiến tạng không chỉ kéo dài sự sống mà còn là một lựa chọn vô tư của gia đình sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng.

 

Lý Ngọc biên dịch

Theo Vision Times

1 comment:

  1. Ở Pháp nử tài tử có tên tuổi Charlotte Valendrey đã được ghép tim của một nử BS bị tai nạn lưu thông. Sau đó bà cứ bị ác mộng thấy mình bị tai nạn. Bà kể chuyện này trong hồi ký và cho biết các BS điều trị đoán là những ác mộng của bà là do các tế bào lưu lại ký ức của tai nạn đã xảy ra cho người hiến nội tạng.

    ReplyDelete