Chiều nay Thứ Hai 21 tháng 4 năm 2025, cô hàng xóm dễ thương Maria bưng qua cho vợ chồng chúng tôi 2 dĩa thức ăn và 1 dĩa bánh ngọt ngon lành. Cô Maria nói rằng hôm nay cậu con trai của cô về sum họp gia đình để ăn mừng Lễ Easter nên cô nấu ăn cho "công tử" nhà cô và chia sẻ với tôi buổi cơm tối hôm nay.
Cô Maria là cô hàng xóm Romanian rất dễ thương, tốt bụng, luôn giúp đỡ chúng tôi và thường đem qua nhà tôi thức ăn buổi chiều cô nấu để cho 2 vị cao niên khỏi nấu buổi cơm chiều ngày đó. Chúng tôi thật hữu phúc có cô hàng xóm dễ thương như thế.
Tôi đã thực hiện youtube dưói đây tặng cô Maria để cảm ơn lòng tốt của cô Maria. Mời quý bạn cùng vui với tôi.
Youtube
Thanks Maria for the yummy Easter dinner food 4-21-25
https://www.youtube.com/watch?v=uUgFESA8t8E
Tôi là Phật tử nhưng tôi có nhiều bạn hữu thuộc nhiều tôn giáo khác như Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo v...v.. Chúng tôi đến với nhau và quý mến nhau thật tình, không bao giờ tranh luận về các vấn đề tôn giáo vì chúng tôi tôn trọng niềm tin, đời sống tâm linh của chúng tôi vì Chúa Hay Phật đều dạy chúng ta sống trong Tình Thương với Từ Bi Hỷ Xả.
Hôm nay tôi lại có dịp tìm hiểu thêm về Lễ Phục Sinh để mở mang kiến thức. Hy vọng Bạn cũng đồng ý với tôi về quan điểm này.
Thế
là bài tâm tình cho mục Một Cõi Thiền Nhàn hôm nay của tôi là tìm hiểu một
vài chi tiết liên quan đến ngày Lễ Phục Sinh, Bạn nhé.
Lễ Phục sinh là gì?
Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Jesus) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.
Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những
ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống
giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân
(Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người
Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/
Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng
về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.
Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.
Nguồn gốc của Lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì
khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi
sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Lễ Phục sinh không có
ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu
tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh
còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc
rực rỡ.
Ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo
đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi
chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus
vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ
Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều
mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh,
cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.
Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở
lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh
lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay
lá non đã nhu nhú trên nhành cây…….
(Nguồn: Tìm hiểu về lễ Phục Sinh
https://khoahoc.tv/nguon-goc-va-y-nghia-cua-le-phuc-sinh-91496 - mcetoc_1e3j635q70)
Tôi lại thấy 2 đứa con nhà hàng xóm đối diện lăng xăng đi lượm những quả trứng mà mẹ chúng ra công dấu ở gốc cây bụi cỏ quanh nhà. Vui thật!
Hèn chi tôi thấy các cửa hàng trưng bày những quả trứng bằng nhựa đủ màu rất đẹp trên kệ hàng để ba mẹ hay các đoàn thể mua về mừng Lễ Easter.
Tôi lại nhớ đến bài viết về trứng
của một anh bạn dược sĩ mới gửi đến tôi tuần rồi. Tôi đã đọc
và thấy có nhiều chi tiết về Trứng mà tôi không biết rất hay và hữu ích.
Tôi xin cảm ơn Dược Sĩ Trần Việt Hưng và xin phép được chuyển tiếp đến
các bạn hữu mục MCTN của tôi nhé. Xin mời quý bạn vào đọc bài viết
dưới đây:
Trứng nào cũng là trứng-Lý sự cùn
https://tranlyquang.wordpress.com/2025/04/21/chuyen-lan-than-trung-nao-cung-la-trung-ly-su-cun/
Bây giờ là mùa Xuân, hoa Daffodil, hoa
tulip, hoa đào, hoa lê vườn nhà tôi nở hoa rất đẹp. Giữa hoa đẹp
và người yêu hoa hình như có sự cảm thông. Tôi cũng thường ra vườn sau sân
trước nhà tôi thì thầm với hoa và hình như hoa cũng nghe và hiểu nên khoe
sắc thắm cho tôi nhìn ngắm.
Mời bạn đọc tâm tình của tôi vào Tháng Ba mùa Xuân dưới đây nhé. Tôi xin cảm ơn.
Bài
Tình Thơ Tháng Ba
Tháng
Ba đến mùa Xuân nơi xứ Mỹ
Hoa
trong vườn trổ nụ đón Xuân sang
Daffodil
rực rỡ một màu vàng
Hoa
lê trắng, hoa đào hồng tươi thắm
Bạn
có biết Xuân xứ người đẹp lắm
Nụ
hoa kia ẩn náu suốt mùa Đông
Trong
âm thầm hoa kết nụ trong lòng
Thân
cây bị cỗi cằn vì sương tuyết
Bạn
có biết đời người! Ôi! Diễm tuyệt!
Được
tạo nên bằng duyên nghiệp, quả, nhân
Đã
âm thầm đưa ta đến cõi trần
Để
thọ lảnh đau buồn hay sung sướng
Duyên
nghiệp ấy không ảnh hình sắc tướng
Nhưng
là mầm tạo tác kiếp nhân sinh
Thiện
ác, buồn vui, lục dục, thất tình
Tùy
duyên nghiệp mà phát sinh hình tướng
Làm
việc thiện thì duyên lành tăng trưởng
Sẽ
sống vui, an lạc: trí, thân, tâm
Kẻ
gian tà phạm ác tội, lỗi lầm
Luật
pháp lẫn lương tâm trừng phạt họ
Hãy
nhìn lại hoa đang khoe sắc đó
Hoa
lá kia cũng biết trổ màu xinh
Cho
nhân gian thưởng ngoạn nét hữu tình
Con
người há chẳng bằng loài hoa nọ
Xin
dừng lại đừng gây thêm sóng gió
Đem
tình thương, vui vẻ đến muôn nơi
Đem
nụ cười, hy vọng đến cuộc đời
Hoa
Xuân đẹp và Tình Người cũng đẹp
Sương Lam
Chúc
quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với
duyên nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền
Nhàn
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi MCTN 758-ORTB 1189-4-22-25)
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
No comments:
Post a Comment