Sau khi chiếm được miền Nam
vào tháng Tư năm 1975, Cộng Sản đã lập tức tiến hành nhiều biện pháp để củng cố
quyền lực. Một trong những biện pháp đó là đề ra chính sách cải tạo để lừa gạt
và luà vào các trại khổ sai hàng trăm ngàn cựu quân nhân, viên chức chế độ cũ ở
miền Nam cũng như những nhà trí thức, tu sĩ các tôn giáo, những người giàu có
và ngay cả những đảng viên Cộng Sản mà họ không còn tin cẩn. Những thành phần
nói trên chịu đựng nhiều năm dài và đã có hàng chục ngàn người bị chết do hành
quyết, tra tấn, đói khát, chịu nhiều thứ bệnh hiểm nghèo, và điều kiện sinh
hoạt tồi tệ. Ngay cả gia đình họ cũng bị ngược đãi, cắt đứt các nguồn sống. Nhà
cầm quyền Cộng Sản tuyên bố rằng các trại này là để thay đổi những người chế độ
cũ qua sự lao động và giáo dục chính trị. Trong thực tế, các trại này là những
nhà tù lao động khổ sai để giam giữ những người đối kháng cũ trong một thời
gian dài thay vì tàn sát họ như các dư luận quốc tế tùng dự liệu về một cuộc
tắm máu vĩ đại sau chiến tranh.
Ngày
nay, đã tròn 50 năm qua; nhưng vết thương do những tội ác mà người Cộng Sản gây
ra vẫn chưa hề được hàn gắn trong số những nạn nhân và gia đình họ. Người Cộng
Sản không chịu nhìn nhận tội ác của họ đã gây ra trong những năm dài kinh hoàng
đó; họ cũng làm ngơ không tiết lộ những chi tiết về các trại khổ sai và con số
người đã chết trong vòng lao lý. Trong khi vẫn hô hào kêu gọi hòa hợp hòa giải
dân tộc, họ vẫn cứ tiếp tục gieo thêm những hạt giống thù hận đối với chế độ cũ
ở miền Nam bằng cách viết lại trang lịch sử chiến tranh theo cách nhìn đầy
thiên vị của họ.
Với
kinh nghiệm của một nạn nhân từng bị tù đày trong gần mười năm trong các trại
khổ sai, tôi sẽ trình bày những điều tôi trải qua, biết được để nói lên sự thật
cho nó không bị thế giới lãng quên mà còn phải cùng hợp tác để tránh nó xảy ra
trong tương lai.
Sự
Lừa Gạt Vĩ Đại
Từ
tháng Năm cho đến tháng Bảy năm 1975, Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn, nhân danh Chính
Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, tổ chức những lớp học ba ngày dành cho
các hạ sĩ quan và binh sĩ quân đội miền Nam. Sau đó, họ triệu tập các sĩ quan
với chương trình hứa hẹn trong 15 ngày dành cho cấp úy, và 30 ngày dành cho cấp
tá và cấp tướng. Đến tháng 8, họ bủa một mẻ lưới cuối cùng kêu gọi tất cả những
cựu quân nhân đi trình diện để theo học những lớp kéo dài trong bảy ngày.
Trong
các thông cáo, họ ghi như sau (xem ảnh):
(1)
Sĩ quan (ngụy) cấp đại uý, thiếu tá, trung tá đã được về hưu hoặc giải ngũ; sĩ
quan ngụy) cấp đại úy đến đại tá đã được hoãn học tập trong các đợt tập trung
cải tạo từ trước đến nay:
Đúng
bảy giờ ngày 20 tháng 8, 1975 phải có mặt tại trường Don Bosco, số 12 đường
Trương Vĩnh Ký, Gò Vấp để học tập trong thời hạn bảy ngày.
(2)
Nhũng người đến tập trung phải mang theo giấy bút, quần áo, chăn màn, các đồ
dùng cá nhân và lương thực, thực phẩm (tiền và hiện vật) đủ dùng trong bảy ngày
kể từ ngày tập trung (ngày đầu mang lương khô ăn; ngày thứ hai trở đi do nhà
thầu cung cấp.
Ở
tất cả các tỉnh thành khác, cũng có thông cáo tương tự.
Những
người lính miền Nam hời hợt tưởng rằng chế độ mới sẽ hàn gắn và cho họ sớm trở
lại đời sống mới trong một đất nước thanh bình. Họ tin rằng Cộng Sản sẽ giữ lời
hứa! Than ôi, tất cả nạn nhân đã bị lừa gạt để phải trải qua nhiều năm khổ nhọc
trong các trại tập trung.
Trừ môt số nhỏ những người có thân nhân là đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản, những người khác đều chịu tối thiểu là ba năm cho đến hàng chục năm tù. Câu nói thường nghe từ miệng các cán bộ trại tù là: “Các anh sẽ được cải tạo để trở thành con người mới qua giáo dục, lao động, chấp hành nội quy. Khi nào chứng tỏ sự tiến bộ, các anh sẽ được trả về với gia đình để cùng xây dựng cuộc sống mới hạnh phúc.”
Vào
giữa năm 1976, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam công bố chính sách
12 điểm trong đó ấn định thời gian cải tạo là ba năm. Đến năm 1978, khi tù nhân
thắc mắc về kỳ hạn đã đến, các cán bộ tại trại cải tạo lại giải thích rằng ba
năm chỉ là một cái mốc để trại viên phấn đấu; và những ai không chứng tỏ sự
tiến bộ sẽ bị giữ thêm nhiều mốc nữa,
Ước
lượng có hơn một triệu người miền Nam bị giam giữ trong các trại cải tạo ngắn
hạn; hai trăm ngàn người bị giữ ít nhất là một năm cho đến vài chục năm. Tháng
5 năm 1976, báo Nhân Dân đăng lời dối trá của Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng
khi trả lời phóng viên quốc tế rằng “hiện chỉ còn vài ngàn trong trại cải tạo;
là những kẻ ăn gan uống máu theo nghĩa đen”. Trong khi vào năm 1988, Bộ Thông
Tin Cộng Sản xác nhận có khoảng một trăm ngàn quân nhân và viên chức chính
quyền miền Nam bị giam giữ trong các trại tập trung. Như thế, họ đã lừa gạt nạn
nhân tham dự các lớp cải tạo trong vài tuần và hậu quả là giam giữ người ta
trong nhiều năm dài lao động khổ sai.
Mục
Đích của các Trại Tập Trung Cải Tạo
Mặc
dù chính quyền miền Nam đã đầu hàng và đất nước đã thống nhất về một mối, chính
quyền Cộng Sản vẫn coi người miền Nam là kẻ thù mà sẽ không dễ gì chấp nhận chế
độ của họ. Hơn nữa, sau hơn hai mươi năm chiến tranh, mối thù hận đã bị cấy sâu
vào tâm tư họ. Họ vẫn còn lo sợ những người miền Nam sẽ lập nên những lực lượng
chống đối gây nguy hiểm cho họ.
Cộng
Sản đã kết án người lính miền Nam tội danh phản bội tổ quốc và là mối nguy cho
nền nội an. Họ không đưa những nạn nhân này ra toà án để xét xử mà nại lý do
rằng chính sách “cải tạo” là nhân đạo, khoan dung hơn là việc xét xử ở tòa.
Đối
với người Cộng Sản - từ Liên Sô, Trung Hoa cho đến Việt Nam - chính sách “cải
tạo” là biện pháp thuận lợi nhất để loại bỏ kẻ thù, ít nhất là làm tê liệt sinh
lực và ý chí của họ; cô lập họ khỏi dân chúng và vừa tận dụng sức lao động của
họ. Đó cũng là ngón đòn trừng trị kẻ thù vừa răn đe những ai manh nha chống đối
trong tương lai. Tựu trung, họ vẫn lo ngại những quân nhân miền Nam vẫn còn
nhiều ảnh hưởng trong quần chúng.
Các
Trại Cải Tạo
Có
hàng trăm trại tập trung được dựng lên ở khắp nước, từ Nam ra Bắc. Một vài nơi
dùng các doanh trại cũ của quân đội miền Nam, còn lại đa số là các trại mới
dựng lên ở các vùng hoang vu bao quanh bởi rừng núi hay giữa lòng thung lũng.
Tôi
đã bị giam giữ trong chín năm chín tháng qua nhiều trại khác nhau, mà cuối cùng
là trại A-20 Xuân Phước ở Tỉnh Phú Yên. Đây là nơi giam giữ những tù nhân thuộc
thành phần mà Cộng Sản đánh giá là cứng đầu và nguy hiểm. Những tù loại hình sự
là những người bị án chung thân hay tử hình đang chờ ngày hành quyết. Trại A-20
nằm lọt giữa lòng thung lũng Kỳ Lộ, bao quanh bởi ba dãy núi; là nơi mà trong
cuốn Hồi Ký 26 Năm Lưu Đày, Thượng Tọa Thiện Minh mô tả là
“Thung Lũng Tử Thần.” Trong suốt lịch sử của trại, chưa hề có tù nhân nào trốn
trại mà không bị bắn chết hay bị bắt trở lại. Trong chiến tranh, đây là lãnh
thổ Liên Khu Bốn, cái nôi của kháng chiến Cộng Sản. Vùng này phải cậy vào Quân
Đội Nam Hàn để bình định nhờ các chiến thuật cứng rắn của họ.
Trong
ngày đầu tiên đến trại, chúng tôi đã nghe lời đe dọa của trại trưởng Thân Như
Yên: “Các anh sẽ ở đây cho đến mục xương!”
Trại
A-20 có năm phân trại là A, B, C, D, và E. Hai phân trại A và E ở cạnh nhau,
gần cơ quan hành chánh của trại. Các trại khác ở xa hơn, mỗi trại cách nhau vài
cây số. Chung quanh khu vực trại là những xóm nhà tí hon, mái lá, vách đất của
nông dân nghèo. Họ là những người tuyệt đối trung thành với Cộng Sản.
Ở
phân trại E của chúng tôi, có bốn dãy nhà gạch được ngăn cách nhau bằng các
hàng rào kẽm gai. Mỗi nhà chứa bốn hay năm đội; mỗi đội có 30 người. Trên cái
nền bằng xi măng (ở tầng dưới) và bằng gỗ thô (tầng trên), chúng tôi chia nhau
mỗi người một bề ngang chừng hơn bốn tấc; khi ngủ phải nằm nghiêng, hay quay
ngược đầu với hai người bên cạnh. Chừng sáu giờ chiều, sau khi phát phần ăn, tù
nhân bị lùa vào bên trong. Các căn nhà được khoá lại. Mỗi tối, tù nhân phải
trải qua chừng hai giờ để tự kiểm điểm, phê bình bản thân và phê bình
những người cùng đội sau một ngày làm việc để đánh giá ai làm giỏi, ai trây
luời, ai có những câu nói tiêu cực hay chống đối gây ảnh hưởng xấu đến người
khác…
Điều
Kiện Sinh Hoạt và Lao Động
Đời
sống trong trại thật khủng khiếp. Người tù đói triền miên. Hai năm đầu dưới sự
quản lý của bộ đội, thức ăn tương đối khá nhưng gạo lại rất khan hiếm. Sự khan
hiếm này cũng xảy ra ngoài xã hội, không riêng trong trại tù. Bắt đầu là ăn gạo
mục lấy từ các kho mà Việt Cộng cất giấu trong rừng; sau đó là những năm chỉ có
hạt bo bo để ăn. Từ năm 1979 về sau, trại A-20 trồng cây khoai mì làm lương
thực chỉnh. Đây là loại mì H-34 có gốc ở Ấn Độ là nơi mà người ta dùng tinh bột
của nó để chế tạo các sản phẩm polyethylene. Loại mì này có hàm lượng chất độc
Acid Anhydric rất cao có thể gây tử vong nếu củ mì không được ngâm trong nước
và loại bỏ phần lõi và vỏ lụa. Mỗi bữa ăn, mỗi người được phát vài lát
khoai mì khô đã luộc; thỉnh thoảng cũng được lưng một chén cơm. Thức ăn thì
luôn luôn là loại nước nấu từ xác mắm pha thêm muối. Rau xanh thì tù nhân trồng
nhiều, nhưng chỉ được ăn khi rau đã già; rửa qua loa trong cái chảo lớn và
thường là còn dính những vụn vãi phân người mà tù nhân dùng để bón rau. Chỉ vào
ba ngày lễ lớn trong năm mà tù nhân có được chút thịt heo mà mỗi miếng chỉ bằng
ngón tay cái, đa phần là da và xương. Một cựu sĩ quan tiểu đoàn trưởng Pháo
Binh đã khai với nhân viên Di trú Mỹ rằng: “Chúng tôi chẳng có gì để ăn! Họ
chỉ phát cơm mỗi tháng một lần. Những ngày khác, chỉ có các loại củ, bắp…”
Tại
trại Hà Nam Ninh, liên tiếp trong hai năm, mỗi tuần có khoảng 15 người bị chết
vì đói và các bệnh hiểm nghèo cho đến khi trại phải cho phép tù nhân được nhận
lương thực và thuốc men từ gia đình gửi đến. Trong suốt những năm tù đày, chúng
tôi phải săn nhặt bất cứ thứ sinh vật nào để cho vào miệng; kể cả rắn rết và
côn trùng!
Tình
trạng vệ sinh và y tế trong trại tù cũng rất tồi tệ! Tiêu chuẩn chữa trị cho tù
nhân là ở các trạm y tế trại do một y tá hay bác sĩ cũng là tù nhân. Thuốc men
thì chỉ có thuốc nam làm từ các loại lá, rễ. Không hề được cung cấp các thuốc
tê, mê hay giảm đau mỗi khi cần đến nhổ răng hay mổ xẻ. Tù nhổ răng cho
bạn bằng cái đinh hay miếng sắt uốn cong làm đồ nạy. Tù nhân lao động gặp tai
nạn gãy tay chân cũng chỉ được trị trong trại mà không chuyển ra bệnh xá. Ở
trại Đông Giang tỉnh Khánh Hòa, có chừng 100 tù nhân chết vì kiệt sức và thiếu
chữa trị. Chúng ta cần nhớ, trong xã hội Cộng Sản, mỗi tầng lớp từ dân thường
lên đến đảng viên, cán bộ cấp huyện, tỉnh, trung ương đảng dều có tiêu chuẩn
chữa trị khác nhau.
Tại
Xuân Phước, chúng tôi làm việc từ tờ mờ sáng cho đến chạng vạng tối, dưới sức
nắng chói chang hay trong cơn mưa lũ. Những năm đầu, tù nhân khai hoang vùng
rừng núi để làm đất trồng khoai mì hay các hoa màu khác. Công việc liên tục
nhất là đào các ao nuôi cá, ngay cả giao thông hào quanh trại cũng nói là để
nuôi cá! Các cán bộ đi theo đội đề ra chỉ tiêu cho mỗi người phải dào hàng chục
hố rộng 0.5 x 0.5 x 0.5 mét khối để đặt các khúc rễ cây khoai mì. Có trại thì
tù nhân phải đào xới hàng chục mét đất mỗi ngày cho các kênh đào; có nơi phải
vào rừng đẵn các khúc gỗ lớn, tre rừng đưa về trại. Chỉ tiêu này cứ tăng dần
theo ngày tháng; và nếu tù nhân không đạt được thì sẽ không được phép xuống ao
tắm rửa sau một ngày nhễ nhại mồ hôi trên nông trường. Ở nhiều trại tù khác, tù
nhân phải đi làm trên những khu đất trước đó là bãi mìn. Họ không được cấp phát
dụng cụ thích ứng để bảo vệ. Rất nhiều người bị mìn nổ mất mạng hay mất tay,
chân.
Vào
cuối mỗi thàng, các đội sẽ họp chọn bầu những cá nhân lao động với năm hạng:
xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, và kém cỏi. Kết quả của sự bình chọn này sẽ
tiêu chuẩn khoai mì nhiều hay ít của mỗi người trong tháng kế tiếp.
Nói
chung, lao động thì cực nhọc, dụng cụ thì tự làm lấy bằng bất cứ thứ gì kiếm
được; và ăn uống thì kham khổ. thuốc men thì thiếu thốn. Tỷ lệ tù nhân chết khá
cao. Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ ước tính có đến hàng chục ngàn tù nhân đã bỏ
mình trong các trại cải tạo.
Tẩy
Não
Trong những tháng đầu tiên và sau đó thì mỗi năm vài lần, tù nhân phải kê khai tiểu sử chi tiết từ lúc còn nhỏ cho đến tháng 4 năm 1975; bản thân và dòng họ ba đời. Công an Cộng Sản rất giỏi trong việc theo dõi, so sánh các bản khai để tìm ra những điều mà tù nhân còn che giấu hay man khai.
Năm 1975, các trại tổ chức chương trình học kéo dài khoảng ba tháng trong đó những lớp học toàn trại gồm 10 bài căn bản; mỗi bài kéo dài một tuần vừa nghe cán bộ giảng trên hội trường, vừa tổ chức thảo luận từng nhóm và ngày cuối tuần là viết bài luận gọi là “bản thu hoạch.” Chương trình đầu tiên là để tẩy não tù nhân về nhận thức và quan điểm; làm cho họ phải thấy chế độ miền Nam là phản động, là tay sai của Mỹ nhằm xâm chiếm Việt Nam; người tù phải nhận thức chế độ miền Bắc là thật sự dân chủ, ái quốc và con đường tiến đến chủ nghĩa xã hội là chân lý. Bài viết “thu hoạch “ cuối cùng phải là một bản tổng kết mà tù nhân phải tự đánh giá mình sau khoá học là đã nhận ra mình có tội với tổ quốc, với đồng bào; phải tự nhận bản án là “tội đáng chết” và xin được hưởng khoan hồng. Tù nhân phải viết lên những câu ca ngợi tính nhân đạo độ lượng của nhà nước Cộng Sản và hứa sẽ học tập, lao động thật tích cực để được tiến bộ. Ai cũng phải viết những câu đại khái như thế. Ai cũng phải nhận mình gây ra tội ác, dù là lính chiến đấu ngoài chiến trường hay lính làm việc trong các văn phòng; dù là bác sĩ cứu người hay giáo viên chỉ lo việc giảng dạy. Phải nặn óc cho ra tội ác tưởng tượng nào đó để chứng minh đã thông hiểu các bài học do cán bộ truyền đạt.
Các cán bộ luôn ngồi
bên cạnh các nhóm thảo luận để nhắc nhở rằng có khai báo thành thật thì mới tự
chứng minh tiến bộ để sớm được tha về với gia đình; không tự tìm ra tội có
nghĩa là chưa thành thật, còn ngoan cố, quanh co giấu diếm; tội càng nặng thêm!
Điều đau đớn nhất là qua các đợt thảo luận, với bầu không khí căng thẳng và bức
bách, những người lính miền Nam không những bị cán bộ Cộng Sản bêu nhục, mà
chính do bạn đồng đội, hay chính mình nói, viết ra những câu tự bôi nhọ do sự
thúc ép, mớm lời của cán bộ Cộng Sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều người khôn khéo
viết và nói cách chung chung để né tránh không dùng chủ từ “tôi” hay “chúng
tôi” trong những câu thú tội.
Chương
trình nhồi sọ kế tiếp là vào năm sau (1976) khi chính quyền Cộng Sản đang thi
hành chính sách cải tạo công thương nghiệp miền Nam theo kiểu Cộng Sản là tiến
đến công hữu hoá tất cả nền kinh tế; lập các công trường, nông trường và hợp
tác xã. Tù nhân trong khi học phải viết thư khuyến khích gia đình lìa bỏ thành
phố đi khai hoang các vùng rừng núi để thực hiện kế hoạch “Khu Kinh Tế Mới.”
Sau ngón đòn đổi tiền hai lần đã vét sách hết tài sản dân miền Nam, đây là lúc
họ đuổi dân Nam ra khỏi thành thị để đưa dân miền Bắc vào chiếm ngụ.
Sau
đó, các chương trình học tập giảm dần và cũng kém phần sôi nổi so với hai
chương trình đầu tiên. Một điểm mỉa mai đáng nhắc đến là hàng trăm tù nhân mà
trình độ thường cỡ trên trung và đại học phải ngồi xổm trên nền đất để nghe lời
giảng từ các “cán bộ giáo dục” mà trình độ thì chỉ ở cấp tiểu học nói chưa tròn
một câu! Những câu, những lời họ nói ra đều rập khuôn từ sách của đảng từ Nam
ra Bắc, trại nào cũng một kiểu nói, một cách lý luận.
Các
Hình Phạt trong Tù
Cuộc
tắm máu mà dư luận quốc tế dự đoán đã không xảy ra sau chiến tranh ở Việt Nam.
Tuy nhiên vẫn xảy ra những vụ giết người vô tội vạ trong các trại tập trung;
nhất là các trại vùng đồng bằng Cửu Long, trại Katum, trại Suối Máu. Tù nhân
thường bị bắn tại chỗ vì trốn trại; có người bị bắn tung toé óc vì khai bệnh
không chịu lên hội trường nghe giảng bài. Tù nhân bị trừng trị nếu có thái độ
hay lời nói biểu lộ không tin tưởng vào chế độ, vì né tránh lao động, vì vi
phạm các điều trong nội qui trại. Hình phạt là bị nhốt trong các xà lim hàng
tháng dài. Người tù bị cùm chặt hai gót chân vào một thanh sắt 12 li có khía ở
sát vách tường. Anh ta chỉ có hai vị thế: một là nằm dài ra, hai là nửa ngồi
nửa nằm. Khi vào xà lim, tù nhân chỉ có trên người bộ áo quần mỏng manh, không
dép, không vớ, không nón hay khăn trùm, chăn đắp. Do đó, vào mùa đông, nhất là
ở những vùng núi rừng khi cơn lạnh xuống đến gần độ âm, người tù chỉ còn cách
cuốn mình lại mà run rẩy chịu đựng. Đã thế, mỗi ngày, anh ta chỉ được phát một
lần thức ăn vào lúc xế trưa gồm hai muỗng cơm chan ngập thứ nước mắm mặn chát
và hai muỗng nước uống. Việc giam giữ có thể kéo dài hàng tháng cho đến khi
người tù chỉ còn là một bộ xương biết cử động. Bản thân tôi bị ba lần nhốt,
tổng cộng gần năm tháng.
Khi
còn ở trại Suối Máu, vào mùa hè năm 1977, chúng tôi đã bị nhốt vào một cái
conex của Quân Đội Mỹ. Cùng chịu chung với tôi là hai anh bạn nữa. Ba người
trong một cái thùng sắt dày bề ngang 1.5 mét, dài 2 mét kín bưng phơi giữa trời
khi nhiệt độ bên ngoài lên tới 40 độ C.
Trường
hợp tù nhân bị tra tấn hay đánh đập đến chết xảy ra không hiếm. Vào tháng 10
năm 1979, ở trại Vườn Đào vùng Tiền Giang, tù nhân Quách Dược Thanh đã bị tên
trưởng trại Ba Minh nửa đêm dùng khăn siết cổ đến chết. Lý do: tên Minh đã
không đủ lý luận tranh cãi về vấn đề chính trị với anh Thanh. Cũng ở trại này,
Trung tá Nguyễn Đức Xích, cựu Tỉnh trưởng Gia Định đã bị gạt đến hàng rào kẽm
gai để tên lính gác vu tội mưu trốn trại và bắn chết.
Chấm
Dứt Cải Tạo
Năm
1977, chính phủ bắt đầu thả lai rai một số nhỏ những sĩ quan cấp nhỏ có liên hệ
gia đình với các cán bộ Cộng Sản. Qua sau năm 1978, họ tiếp tục thả thêm nhiều
đợt những người có chuyên môn mà họ cần dùng như các bác sĩ, nha sĩ. Vào đầu
thập niên 1980, mỗi năm ba lần vào các dịp lễ lớn, nhiều đợt tù nhân được tha
về. Tù nhân khi về đến địa phương phải chịu sự quản chế của công an khu vực
thêm một năm nữa; mỗi tuần họ phải đến văn phòng công an để khai báo những hoạt
động như đi đâu, làm gì, và gặp gỡ ai. Dĩ nhiên họ không được phép ra khỏi
thành phố nơi cư ngụ. Đa số được khuyến cáo phải đưa gia đình đi vùng kinh tế
mới. Người công an phụ trách khu vực có quyền lùng xục vào nhà bất cứ lúc nào
và tra vấn cả thành viên trong gia đình.
Nhiều
người tù khi ra về gặp nhiều hoàn cảnh trái ngang gia đình tan vỡ, con cái bơ
vơ thất học. Có những người vợ đã vì cuộc sống mà bỏ đi lấy chồng, thậm chí lấy
những cán bộ Cộng Sản. Người cựu tù bị coi là thành phần thấp nhất trong xã
hội, không thể tìm được một công việc theo khả năng mà phải chấp nhận những
việc làm tay chân như đạp xe xích lô, khuân vác, phụ hồ, làm ruộng…
Con
cái của nhân viên chế độ cũ dù có khả năng, cũng không bao giờ vào đại học
được. Cộng sản áp dụng gắt gao chế độ truy cứu lý lịch tận ba đời.
Hậu
Quả về Tâm Lý
Sức
chịu đựng về sinh lý và tâm lý của con người có một giới hạn; vượt trên giới
hạn đó, con người có thể quị gục hay qui hàng! Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì
để thoát khỏi cực hình này. Rất may, đa số anh em cựu quân nhân miền Nam đã
nghiến răng chịu đựng các cuộc tra tấn, vượt qua nỗi sợ hãi do ở một niềm tin
và lòng trung thành với lý tưởng họ theo đuổi dù trong cơn vô vọng.
Đáng
sợ nhất là cơn đói thêm triền miên mà Cộng Sản dùng như một phương tiện để trấn
áp, mua chuộc. Có người dễ trở thành xấu xa chỉ vì được thêm một chén khoai hay
chè ngọt. Tù nhân bị cơn đói hành hạ, ám ảnh; lúc nào họ cũng nói về các món ăn
tưởng tượng; cả đến trong giấc mơ cũng thấy ăn.
Anh
em chúng tôi thà bị phê loại kém với khẩu phần bị cắt xén hơn là đầu hàng
nghịch cảnh!
Ngày
nay, ở bến bờ tự do hàng chục năm sau, nhiều người vẫn trải qua những cơn ác
mộng. Có người thấy mình vẫn còn ngắc ngoải trong các nhà tù chật ních, hôi hám
trong khi vẫn ý thức được mình đang có nhà, có xe ở một thành phố văn minh ở
Hoa Kỳ! Có người lại thường mơ thấy đang bị bủa vây giữa những thi thể đã sình
thúi của bạn đồng tù.
Bài
Sử Không Chịu Học
Có
lẽ đây là sự khác biệt giữa văn minh Tây Phương và Đông Phương, giữa chế độ Tư
Bản và chế độ Cộng Sản.
Nước
Mỹ chấm dứt cuộc nội chiến trong trật tự và hoà hợp hoà giải. Ngày 6 tháng 11
năm 1865, Nam quân đầu hàng Bắc quân. Tướng miền Nam là Robert Lee được tướng
Ulysses Grant đối xử rất tử tế; Tướng Grant ra lệnh cung cấp 25,000 khẩu phần
cho phe bại trận; quân lính miền Nam sau khi giao nộp vũ khí được tự do trở về
nhà mình, đem theo con ngựa (mà trong chiến tranh cũng được coi là vũ khí).
Sau
Thế Chiến thứ Hai, Hoa Kỳ giam giữ 175,000 tù binh Đức ở New York và Virginia.
Họ được cho ăn ở tươm tất. Một năm sau chiến tranh kết thúc, số tù binh này
được thả về; có một số phải chịu thêm hai năm giam giữ ở Pháp và Anh là hai
nước mà Đức Quốc Xã tàn phá nặng nề. Các quốc gia đồng minh tập trung vào việc
tái thiết hơn là trả thù.
Xã
hội văn minh người ta cư xử với nhau như thế đó!
Cuối
năm 2004, đánh dấu ba mươi năm sau chiến tranh, Thủ Tướng Võ Văn Kiệt của Cộng
Sản Việt Nam đã nói: “… một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc
lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết
thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm
rỉ máu.” Đây có lẽ là một câu nói hiếm hoi từ cửa miệng một lãnh tụ cao cấp
tỏ sự cảm thông với phe cựu thù.
Một
cựu Đại tá Cộng Sản ở Hà Nội cũng thú nhận khi được phóng viên Trà My phỏng vấn
trên đài RFA ngày 7 tháng 5, 2006: “Tôi thấy có rất nhiều chính sách mà bây
giờ mình mới nhận ra sai lầm. Sau khi thống nhất đất nước, thay vì phải tập
trung vào mặt hoà bình, kiến thiết xây dựng thì lúc đó lại xảy ra những chính
sách không thích hợp… đáng lẽ phải tập trung xây dựng thì lại tập trung vào
chuyện đấu tranh không những đối với phía đối phương mà ngay cả trong nội bộ
những người kháng chiến như chúng tôi cũng bị những sai lầm đó thao túng…”
Người
Việt Nam, đặc biệt là người miền Nam chúng tôi vẫn còn chờ đợi nhà cầm quyền
Cộng Sản bày tỏ sự ân hận của họ về những tội ác đã gây ra trong chiến tranh để
chúng ta có thể bỏ quá khứ sang bên mà cùng chung tay xây dựng một nước Việt
Nam phú cường.
Bản tiếng Anh:
Concentration
Camps in Vietnam – The Wound Never Healed
By Michael Do
The Scope
About
several months after the fall of Saigon, the communist government began to
build hundreds of labor camps throughout the country where it misrepresented
and lured hundreds of thousands of people who had worked in the former regime
of the Republic of Vietnam, including military officers, civil servants,
religious leaders, intellectuals, merchants, non-communist parties members, and
even some communists it deemed distrustful.
Hanoi
officially claimed the Re-Education camps to educate the people about the new
government’s policy through labor and political education. In reality, the
camps were forced labor camps to imprison their former enemies for a long time
when they could not kill more than a million people en masse.
The Great
Deception
From May to
July, the Martial Administration Committee (acting as South Vietnam’s
provisional government) organized 3-day re-education sessions for low-ranking
military members and civil servants. Next, they summoned the officers from
company grade to senior grade and general officers for 15-day to one-month
sessions, depending on their ranks.
In August
1975, the communists threw the last dragnet, misrepresenting discharged and
retired soldiers into attending a 7-day learning session.
The
pamphlet read: (1) Retired and discharged officers of the ‘puppet army’
from Captains to Lt. Colonels; officers of the ‘puppet army’ from Lieutenants
to Colonels whose summon orders have been previously postponed must report at
Don Bosco School at 12 Truong Vinh Ky Street, Go Vap District at exactly 7:00
am August 20, 1975, for a 7-day education session. (2) Bring with
you paper, pens, clothing, blanket, mosquito net, personal items, and food
(money) for use in 7 days (instant meal for the first day, then will be taken care
of by food caterers).
Image: The announcement issued
by the Martial Administration Committee of Ho Chi Minh City on August 19, 1975,
to summon South Vietnamese officers to report to a 7-day re-education session.
The
soldiers hoped that they could reconcile with the new government and would soon
be released to continue their normal lives in a peaceful environment. They were
naïve to believe the communists would keep their word! All the victims ended up
from a minimum of three years to decades in the concentration camps.
However,
except for very few people who had close relationships with the high-ranking
Communist Party members, all others were kept in the camps for a minimum of
three years up to 20, or 30 years. The usual statement we heard from the cadres
was: “You will be converted into new men through political indoctrination,
labor, and obeying the camp rules. When you show your progress, you will be
released to go home with your families and build a new, happy life.”
In
mid-1976, the Republic of South Vietnam’s Provisionary Government issued a
12-point policy that decided that the term for re-education was three years. In
1979, the cadres in concentration camps explained that three years was not a
prison term but a milestone for prisoners to strive; those who did not show
progress would be kept for more terms.
It was
estimated more than one million people in the South underwent short-term
detention, and approximately 200,000 people were detained for at least a year.
In 1988, the Communist deputy Minister of Information confirmed that there were
about 100,000 former soldiers and civil servants of the South Vietnam
government imprisoned in re-education camps. The re-education courses claimed
to be for just several weeks, turned into years of hard labor.
Reasons for
the Establishment of Re-education Camps
Although
South Vietnam surrendered and the country was reunified, the Communist
government considered the southerners as enemies who would not readily accept
the new regime. Furthermore, twenty-plus years of war had instilled in them a
deep hatred toward the South Vietnamese soldiers, and they were still afraid
that hundreds of thousands of ARVN soldiers would form an opposing political
force, causing a clear and imminent danger to their regime.
Without
trials, the communists charged the soldiers with “betraying the fatherland” and
“being dangerous to the domestic security.” Explaining the reasons for not
bringing the soldiers to court and trial, they claimed that the “Re-education”
policy was more humane than prosecuting at criminal courts.
The
Re-Education Policy was a convenient way for the communists to eliminate or at
least disable or isolate their former enemies from the people, as well as to
retaliate against people affiliated with the old regime or presumably suppress
future opponents. Communists were worried that these elite officers and
politicians still influenced people in the South.
Re-education
Camps
There were
numerous camps built throughout Vietnam. While some had been converted from the
abandoned military bases of the South Vietnamese Army, others were built in the
remote jungle or the deep valleys surrounded by mountain ranges.
I spent
nine years and nine months in various concentration camps; the last four years
I was in Xuan Phuoc A-20 Camp which held prisoners who had been classified as
very unrelenting and dangerous. After reporting to the local authorities,
I was sent to five camps before finally settling at A-20 Camp in 1979. This was
one of the most brutal camps in Southern Vietnam that held dangerous criminals
who had received long-term to life sentences or the death penalty waiting for
execution. A-20 was located in the valley of Ky Lo, District of Dong Xuan, Phu
Yen Province – The Venerable Thich Thien Minh in his book Memoirs of My
26 Years in Prisons, calls it the “Valley of Death.” In its history,
no prisoners could escape without being caught or killed. The area had been the
cradle of the communist resistance in the Viet Cong 4th Inter-zone
during the two Indochina Wars that only the Republic of Korea Army’s soldiers
were tenacious enough to subdue, thanks to their harsh military tactics.
On the
first day we came, the camp commander warned: “You will rot here!”
A-20
consisted of five sub-camps labeled A, B, C, D, and E. Sub-camps A and E were
built close to the camp administration facilities; while B, C, and D were
located about five kilometers apart. Around the camp, there were dozens of
small thatch-roof houses of the peasants who were absolutely loyal to the
communist government.
At A-20,
there were four rows of brisk houses isolated by barbed wire. Four or five
groups of 30 men were settled in one house. Each individual had a narrow space
about 18 inches wide to sleep on. The only door of each house was locked after
meal delivery at about 6 p.m. From 6 to 8 p.m., prisoners sat in groups of 30
to review their work during the day; then came the “Criticize and
self-criticize” session to confess their own mistakes or accuse other inmates
of faults.
Camp
Conditions and Works
Camp
conditions were extremely inhumane. We were provided with very little food. For
each meal, we had a few slices of cassava root (manioc) dotted with some rice
and salty water. The cassava we ate was the toxic H-34 type used to produce
polyethylene sheets. Once in a while, prisoners were fed aged vegetables –
mostly water spinach – slightly washed; people could find residue of human
feces used to fertilize the vegetables. Three times a year, to celebrate the
holidays, we were given small pieces of meat the size of a thumb. A former ARVN
Artillery Battalion commander who lost his teeth when in prison, stated that
“… We didn't have anything to eat. We only got rice one day a month.
For the remaining days, they fed us white radishes, potatoes, and corn."
At a camp in Ha Nam Ninh Province, for two years in a row, there were about 15
people died each week from starvation and diseases until prisoners were allowed
to receive food and medicine supplies from families. During years in the
re-education camp, we ate whatever creatures we managed to catch, such as
snakes and lizards, and even worms and insects.
Sanitation
and medical care were poor. There were no medications other than some oriental
medicines derived from unknown leaves and roots. Without anesthesia or pain
relief medicines, we removed the decayed tooth with a pair of pliers and
tweezers. A prisoner who broke his limb while working would be treated at the
prisoner medical station by an inmate doctor, instead of being sent to a
hospital. In communist societies, people of different classes received
different levels of treatment. At Dong Gang re-education camp (Khanh Hoa
Province), about 100 prisoners died from a lack of food and untreated illness.
At Xuan
Phuoc, we worked eight hours a day on the field under the scorching sunshine of
torrential rain. In the beginning, we had to clear the bushes and cut down the
trees to convert the jungle into cultivable land. The camp set the daily quota
that each prisoner must dig a minimum of 20 holes (20 x 20 x 15 cubic inches)
to plant the cassava trees. The quota increased day by day until it reached 50
holes per day. Prisoners who did not meet the quota would not be allowed to
bathe in the pond after a day of working hard. By the end of the month, they
would be graded as “bad” and would receive a reduced ration for the whole
month! At other camps, prisoners were forced to clear vast areas that
previously were minefields. Many people lost their lives or had their limbs
amputated. Prisoners at another camp were forced to dig a 10-meter-long canal
every day or cut a cubic meter of wood a day. We had to do manual work using
our hands and rudimentary tools made from any possible materials we could find.
Prisoners’
death rate was very high, thanks to starvation, diseases, hard work, and harsh
punishment. Some academic studies by American researchers gave a total of
165,000 people who died in concentration camps.
Communist
Indoctrination
First and
foremost, prisoners had to declare a detailed life history of themselves and
three generations of their families, including everything from birth until
April 1975. This process was repeated every year. Communist cadres would read
and compare to find out some important details the prisoners had covered up!
In the
first year of detention, prisoners underwent “re-education” sessions lasting
three months each. Each session consisted of from 8 to 10 lessons to brainwash
the prisoner from the “counter-revolutionary” perception and perspective. For
each sub-session, after eight hours of lecture, prisoners sat in groups of ten
for the next three to five days to discuss in front of communist cadres. At the
end of the sub-session, prisoners were ordered to write a short essay to prove
that they thoroughly understood the lessons.
After the
first session, prisoners had a whole week to write a comprehensive paper in
which they praised and thanked the Party and government for their merciful
policy that allowed them to live and gave them an opportunity for re-education.
Also, they had to confess the crimes against the country and the people they
had committed. Everybody had to acknowledge his crime one way or another. Many
prisoners had to make up some crime to put down on paper to avoid being accused
of being stubborn. The cadres insisted that the more crimes a prisoner
confessed, the more he proved his sincerity and the sooner he would be
released. The most critical part was to admit that they deserved the death
penalty and to beg the Party to spare their lives.
The second
session was to prepare prisoners for extended stays in the camps. Communists
forced the prisoners to write letters to convince their families to move to the
so-called “New Economic Zone.” This was a new attempt to clean up townspeople
from urban areas, giving room to new migrants from North Vietnam.
It was an
irony when hundreds of South Vietnamese elites - many of them college graduates
- were lectured by communist educators who had the education level of a middle
school or lower!
Indoctrination
sessions continued each year but were less stern than in the first year.
The Cruel
Punishment
Although
the predicted bloodbath did not happen, indiscriminate killings were carried
out in camps. Prisoners were shot dead at the scene if they attempted to
escape. At camps in the Mekong Delta or in the regions that previously were
communist secret zones, they would mercilessly beat and kill prisoners for no
reason at all. The camp punished prisoners who expressed their mistrust toward
communism or those who violated the camp rules or did not work hard enough by
locking them in confinement cells for months. The prisoner was not allowed to
have anything except for a pair of pajamas (no shoes, no socks, no mat, no
cover sheet…). He then sat on a cement platform with two feet leaning on an
iron rod. The orderly would lock both his legs at the ankles with tight
shackles. The prisoner had only one position: half sitting and half lying on
the concrete. He was given one meal consisting of approximately two spoons of
rice and a bowl of very salty water for the whole day. The punishment could
last one, two months, or longer until the prisoner became a walking skeleton
At Camp
Suoi Mau K-5, in 1977, because of a minor rule violation I was forced into a
small army container with two other fellow prisoners. The container was sealed
and put in the open air when the temperature reached 110 degrees. Three times
at Camp Xuan Phuoc, I was locked in the confinement cell with both my feet
shackled to the wall during wintertime when the temperature dropped to freezing
point.
The fact
that prisoners were beaten to death was not rare, particularly in the Mekong
Delta region. In October 1979, Ba Minh, the Vuon Dao Camp commander used a bath
towel to choke to death a former ARVN officer after he had lost a debate with
this prisoner on political issues.
The End of
“Re-education” Period
In 1977,
the Vietnamese Communist government began to release a small number of
low-ranking officers who had some relationships with the communists. In 1978,
they released more prisoners who were medical doctors, dentists, and
pharmacists so they could serve in their medical facilities.
In the
early 1980s, more waves of prisoners were released on the occasions of Lunar
New Year, Liberation Day (April 30th), and National Day (September 2nd).
Many
prisoners were required to relocate with their families to the new economic
zones in remote areas or work in collective farms. After going back to their
hometown, prisoners were put under house arrest for at least one year. Every
week, they had to report to the local police their daily activities, people
whom they met and talked with… They could not go out of the town without a
permit. The security officers would closely monitor every single move of their
families.
Many
families were broken during the time prisoners were in the camps. Some could
not come back to their home because their wives had had new husbands. The most
painful experience was when the wife married a communist! Unable to find
suitable jobs, most prisoners worked as simple laborers such as handymen,
porters, masons, or pedicab drivers.
We soon
realized that our children were not allowed to attend colleges or universities.
The communists applied a three-generation discrimination policy for former
soldiers and civil servants of the Saigon regime. We were at the bottom of the
classification in the society.
Psychological Impact
Physically or mentally, a man’s
endurance has a limit! Over that point, he might break and surrender. He would
do anything to get out of the circumstance. Many of us overcame the fear and
endured the torture to keep our faith, and to be loyal to our ideology. We knew
communists were never satisfied with whatever the prisoners confessed; they
kept suspecting that there were more things hidden, and they would never stop
abusing until the prisoner turned into a corpse.
In concentration camps, food
became the potent weapon the communists used to control the prisoners. Hunger
could transform a man into a devil or an informant. Everybody was haunted by
food; it was the only thing we talked about day and night; even in our dreams.
We would rather receive “bad” grading and reduced rations than surrender to the
hardship.
Today, decades after our ordeal, we still have nightmares. In our dream, we were stuck in the re-education camp surrounded by hundreds of inmates while we acknowledged that we had a house in the United States and we could not come back. The more we struggled, the more we were bogged down in misery. In another dream, we were haunted by the stench of dead human flesh as we were lying among the decaying dead fellow prisoners.
Lessons not learned
By studying
the US history, we can see the difference between the West and the East,
Capitalism vs Communism.
On November
6, 1865, the Civil War came to an end in a peaceful and orderly manner. After
surrendering to the Union, General Robert Lee was treated with respect. His men
in the Confederate army were allowed to go back home. General Ulysses Grant
issued the paroles to the Confederates to return home; he ordered his officers
to let the ex-soldiers of the South keep their horses and agreed to supply them
with 25,000 rations. Confederate soldiers were allowed free transportation on
government trains and boats. The generals appointed three officers from each
side to ensure the proper execution of the terms of surrender.
Then,
Northern and Southern Americans united and began reconciliation and
reconstruction.
During WW2,
the US took 175,000 German prisoners and transported them to New York and
Virginia. They were treated fairly, given plenty of food, and sheltered in
relatively comfortable conditions. One year after the war ended, they were
repatriated in 1946; some ended up two more years in labor camps in France and
England. Only the top leaders and those who got involved in the Holocaust were
brought to the Nuremberg Court to pay for their crimes.
The above
cases are great lessons of how people from opposing fronts would be treated
when the dispute ends in civilized societies.
By the end of 2004, recalling
the war that ended 30 years before, the Communist Prime Minister, Mr. Vo
Van Kiet said: “There are events that brought joy to millions of people, and
also sadness to millions of others.” He might be one of the very rare
communists with some degree of empathy toward the war’s losing side.
Vietnamese people, particularly the Southerners have been waiting for the communists to express their remorse for the heinous crimes they have committed. Only then, a real unification will exist and both sides will put the past aside to sit down and build a bright future for Vietnam.
Michael Do
April 2025.
References
CIA Records (April 1985).” Vietnam 10,000 still in
‘Reeducation’ Camps”. Freedom of Information Act Electronic Reading
Room. https://www.cia.gov/readingroom/document/cia-rdp90-00965r000200730008-5.
Do, Michael (2017). The Depths of Hell.
Amazon KDP.
Hoang, Tuan (August 1,
2016). "From Reeducation Camps to Little Saigons:
Historicizing Vietnamese Diasporic Anticommunism". Journal of Vietnamese Studies.
Kaiser, Robert (May 15, 1994). "Surviving Communist ‘Reeducation Camps’". The
Washington Post. Retrieved January 26, 2021.
Metzner, Edward; et al. (2001). Reeducation
in Postwar Vietnam, Texas A&M University Press.
Porter, Gareth; Roberts, James (Summer 1988).
"Creating a Bloodbath by Statistical Manipulation: A Review of A
Methodology for Estimating Political Executions in Vietnam, 1975–1983,
Jacqueline Desbarats; Karl D. Jackson". Pacific Affairs.
Sagan, Ginetta; Denney, Stephen
(1983). Violations of Human Rights in the Socialist Republic of Vietnam,
April 30, 1975-April 30, 1983. Aurora Foundation.
Sagan, Ginetta; Denney, Stephen
(October–November 1982). "Re-education in Unliberated Vietnam: Loneliness,
Suffering and Death". The
Indochina Newsletter. Retrieved 2016-09-01.
Tang, Truong Nhu (1985). A
Vietcong Memoir. First Vintage Books.
Vo, Nghia M. (2004). The
Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam. McFarland &
Co., Inc.
Suggested Reading:
The Depths of Hell
https://www.amazon.com/dp/B09JRJ61LW
https://online.fliphtml5.com/ykequ/kcen/
Cuối Tầng Địa Ngục:
No comments:
Post a Comment