Saturday, January 11, 2014

Canh Hột Gà Chưng Cách Thủy


Hôm nay đi sinh nhựt thằng cháu bên nhà con gái tới chiều mới về. Về nhà uể oải, làm biếng quá, lại cũng không đói bao nhiêu cho nên bà bếp làm một món ăn đơn giản ăn lót bụng hờ rủi nửa đêm cái bụng thức giấc kêu cơm thì phiền. 

Nguyên liệu cho món này chỉ có trứng và vài con tôm khô mà thôi. Trứng thì lúc nào chúng ta cũng có sẵn trong tủ lạnh, tôm khô chắc cũng vậy. Nếu không có tôm khô thì cũng không cần thiết. 

Vật liệu :

- 4 cái trứng  (cho hai người)
- 600 ml nước lã
- Một nhúm tôm khô rửa sạch  
- Nửa muỗng cà phê muối
- 1 muỗng cà phê dầu ăn
- 1 chút tiêu xay
- 1 tí ti bột ngọt (nếu có dùng bột ngọt)
- 1 cọng hành lá xắt nhỏ (nếu không có hành thì miễn)

Cách làm :

Đập trứng vào một cái tô lớn hoặc khuôn nhôm, cho nước, muối và tôm khô vào quậy đều. Xong bắc lên lò chưng cách thủy chừng 15 phút. Tắt lò dở nắp ra cho đi hơi bớt, rải hành lá lên mặt cho thơm và thấy hấp dẫn. 

Hình này là 7 trứng và một lít nước

Khi ăn, lấy vá múc ra như múc tào hủ. Món này có thể làm canh dã chiến khi trong nhà hết đồ nấu canh hoặc ăn lúc nào trong người không thấy khỏe không muốn dùng cơm. Dễ quá phải không quý vị!  


Bon Appétit !

     Người Phương Nam

4 comments:

  1. Tuyệt Vời.. keep going! thienquang50usa@yahoo.com

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bạn. Món này mấy ông có thể tự làm dễ dàng. Miếng trứng mịn màng như tào hủ ăn ngon hơn canh trứng đánh tơi nấu trong nước.
    NPN

    ReplyDelete
  3. A DI ĐÀ PHẬT
    http://www.phattutaigia.com/

    ReplyDelete
  4. Con người có khổ cũng vì tham Ái. Một khi trạng thái luyến ái bám vào thì con người phải nắm chặt lấy đối tượng nên gọi là Thủ. Cũng do nơi Thủ mà chúng ta làm nô lệ cho khát vọng của mình mà nhắm mắt chạy theo dục lạc. Thí dụ ra đường thấy người đánh rơi một xấp bạc. Nếu không có Ái, Thủ thì chắc chắn không ai lượm xấp bạc đó để làm gì. Vì có Ái, Thủ cho nên chúng ta mới lượm xấp bạc về cho Ta. Do tầm quan trọng của khát Ái, Đức Phật dạy rằng: “Nếu nhổ khát Ái đến tận cùng gốc rễ, không còn đói và khát thì được giải thoát, có Niết bàn”. Thế thì khi không còn khát Ái cho dù có thấy tiền thì cũng mặc kệ, dửng dưng. Không còn Ái, Thủ cho dù có thấy vàng, thấy bạc thì cũng như thấy đất, thấy sỏi, thấy cát, chẳng có chi là giá trị, chẳng động tâm.

    ReplyDelete