Đau cổ
(neck pain) xảy
ra khi có vấn đề hay chấn thương của một hoặc nhiều cơ cấu nối kết giúp cổ chúng
ta hoạt động.
Cấu tạo của cổ phức tạp, gồm:
- Xương:
cổ có 7 đốt sống cổ xếp chồng lên
nhau. Đây là những đốt đầu tiên của cột xương sống cơ thể chúng
ta. Đau cổ có thể xảy ra khi các đốt sống cổ này
thoái biến,
sụp
xuống,
hoặc mọc những chồi xương bất thường (bone spurs).
- Các dây chằng
(ligaments): là những
mô liên kết mạnh, dẻo dai, có
nhiệm vụ nối các đốt sống cổ với nhau, giữ chúng
nằm ở vị thế đúng của chúng.
Những
dây
chằng
này có thể bị tổn thương như trong trường hợp tai nạn xe cộ, đầu bất ngờ bị đẩy mạnh về phía
trước rồi giật ngược về phía
sau, hoặc
ngược lại.
- Các đĩa sụn
(discs): là những đĩa
đệm nằm giữa các đốt sống. Khi các đĩa đệm này thay đổi hình
dạng,
hoặc
không còn nằm tại vị trí đúng
của
chúng, ta có thể bị đau
cổ.
- Các bắp
thịt:
các bắp thịt vùng đầu cổ giúp
giữ đầu chúng
ta thẳng
và cổ chuyển động nhuần nhuyễn. Khi các bắp thịt này căng
dãn bất thường, như khi chúng
ta ngồi
làm việc lâu
trong một tư thế không
cân bằng, chúng
ta có thể bị đau
cổ;
ngay cả
khi chúng ta căng thẳng
về
tinh thần,
các bắp thịt này cũng
dễ nhận những tín
hiệu bất thường truyền xuống từ não bộ khiến chúng
gồng
cứng
gây đau.
- Các dây thần
kinh (nerves): một hệ thống các dây
thần
kinh quyện vào
nhau chạy dọc theo cột sống, và từ đó
chia nhánh, các nhánh này rời cột sống đến khắp các
phần của cơ thể ta. Chúng
ta có thể đau
cổ nếu những dây
thần
kinh chạy dọc theo cột sống cổ bị chèn ép, đẩy ra khỏi vị trí bình thường của chúng
bởi các đốt sống hoặc đĩa sụn thoái
biến vì tuổi tác.
Triệu
chứng
Đau cổ có thể xảy ra với bất cứ bất thường nào của các đốt sống cổ, dây
chằng,
đĩa sụn, bắp thịt hoặc thần kinh vùng
cổ.
Khi đau cổ, tùy vấn đề nhẹ hay nặng, chúng ta có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:
- Cổ đau,
cứng,
khó xoay chuyển;
vùng
cổ,
vai, lưng
trên, hay tay thấy căng,
không thoải mái.
- Nhức đầu.
- Cổ yếu đi.
- Không thể
xoay cổ.
- Đau khi chúng ta xoay hoặc cúi đầu.
- Tê hoặc có cảm giác
như
kim châm ở
vai, tay.
- Đi đứng
khó khăn.
- Không kiểm
soát được
việc đi tiểu, đi cầu như trước.
Đau cổ thường hay xảy ra, nếu nhẹ và
mau chóng bớt dần, chúng
ta không cần đi
khám bác sĩ. Trong những
trường
hợp
sau, chúng ta nên đi khám bác sĩ:
- Chấn
thương
nặng
vùng đầu, cổ.
- Đau dữ quá.
- Thấy
tay hay chân tê, yếu.
- Không kiểm
soát được
việc đi
tiểu, đi cầu như trước.
- Tự chữa ở nhà hơn 1 tuần vẫn chưa thấy bớt.
Có cần
chụp
phim?
Hầu hết các
trường
hợp đau
cổ sẽ bớt dần theo thời gian, và không
cần
chụp
phim. Một số trường hợp như đau
mới xảy ra ở người trên
50 tuổi; đau
kèm nóng
sốt
hoặc các
triệu
chứng
bất
thường
khác; đau quá 6 tuần
không thấy
thuyên giảm,
bác sĩ có thể sẽ khuyên
chụp
phim X-ray, CT scan, hoặc
MRI scan.
Những
trường
hợp
nghi thần
kinh cổ bị chèn ép
(cervical radiculopathy), chúng ta nhờ bác sĩ chuyên khoa thần
kinh (neurologist) làm các trắc
nghiệm đo
luồng
thần
kinh chạy từ cổ ra, xem các
thần
kinh và bắp
thịt có gì bất thường.
Chữa
trị
Chúng ta chữa đau
cổ bằng nhiều cách:
- Dùng thuốc
giảm đau:
như các
thuốc
tylenol, advil, motrin, ibuprofen, naproxen.
- Nhẹ nhàng
nắn bóp
(massage) các bắp
thịt vùng đau.
- Đắp đá vùng đau
vài lần mỗi ngày,
mỗi lần chừng 5-7 phút.
Hoặc
thay vì dùng đá, chúng ta dùng bịch đậu để trong ngăn đá tủ lạnh, đắp vào vùng đau
20 phút, vài lần mỗi ngày.
- Thay vì dùng đá, chúng ta cũng có thể chườm vùng đau
với
nhiệt: đắp khăn nóng ấm vào vùng đau
chừng
20 phút, vài lẫn mỗi ngày;
nhưng
nhớ cẩn thận đừng dùng
nước nóng
quá kẻo
phỏng
da.
- Thể dục vùng
cổ: các
thể dục đúng,
giúp những
bắp
thịt vùng
cổ,
vai, lưng
dẻo
dai, mạnh
hơn,
sẽ
khiến cái đau
mau bớt hơn.
- Giảm căng
thẳng:
căng
thẳng
tinh thần
khiến cái đau
dễ nặng hơn, lâu
thuyên giảm.
Tinh thần bớt căng
thẳng
sẽ giúp đau
cổ nhẹ đi,
chóng hết.
Tinh thần
và thể xác
chúng ta có sự tương quan, tuy hai nhưng một, tinh thần thoải mái,
những
cái đau
thể xác cũng
dễ chịu hơn.
- Tư thế cân bằng, thẳng thắn: khi làm
việc,
chúng ta nhớ giữ cơ thể trong tư thế cân bằng, cổ thẳng với thân mình,
và tránh
những
hoạt động nào
khiến cổ phải chuyển động nhiều quá. Lúc
ngủ cũng
vậy,
nhớ giữ đầu và cổ cùng
một
trục với thân mình,
nên
tránh tư thế nằm sấp, đầu cổ ngoẹo một bên.
Phòng ngừa
Đau gì cũng khổ cả. Cẩn thận, chúng
ta có thể ngừa đau
cổ đừng xảy ra.
- Chúng ta ngồi học hành,
làm
việc với tư thế cân bằng, thẳng thắn, đầu giữ thẳng và
vai xuôi xuống.
- Tránh không nên ngồi
quá lâu trong cùng một tư thế.
- Tránh làm những
công
việc
khiến
ta phải
ngửng đầu nhìn lên
cao trong một
thời
gian dài.
- Tránh đặt sức nặng trên cổ, vai, lưng trên:
phụ nữ hay đeo
trên vai những
túi xách
to nặng
(không biết
chứa
những
gì
trong đó mà trông nặng
thế!),
đàn ông
hay để các
cháu nhỏ ngồi trên cổ chơi chạy vòng
vòng,
...
No comments:
Post a Comment