Cánh mày râu vẫn hay nghĩ rằng nghe vợ càm ràm là sợ vợ, là bị bạn bè
người khác xem thường. Nhưng khoa học đã chứng minh những người đàn ông
biết lắng nghe ý kiến của vợ hay nói cách khác chồng càng 'sợ vợ' hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng bình thường.
Nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông biết lắng nghe ý kiến của vợ, chồng
càng 'sợ vợ' hôn nhân càng hạnh phúc và ít bị ly dị hơn các đôi vợ chồng
bình thường.
Kết quả trên là một nghiên cứu dài hạn với 130 cặp vợ chồng của tiến sĩ tâm lý John Gottman. Theo đó chuyên gia tâm lý dẫn chứng trường hợp của Lauren và Steven là một điển hình.
Steven bảo với vợ rằng tối nay anh sẽ cùng nhóm bạn đi chơi xa. Vợ
Lauren đáp cô muốn chồng ở lại tới sáng mai để giúp dọn dẹp vì nhà sắp
có khách. Anh chồng đáp “không” và trách vợ chẳng nhớ lịch chuyến đi của
mình. Vậy là cả hai cãi vã, người bật khóc, kẻ bỏ đi.
Theo chuyên gia tâm lý, các đôi thường trục trặc khi họ móc nối sự tiêu
cực này tới sự tiêu cực khác thay vì cố gắng giảm leo thang xung đột.
Tiến sĩ Gottman giải thích trong cuốn sách “7 nguyên tắc để hôn nhân
thành công” rằng 65% nam giới thường làm tăng sự tiêu cực trong cuộc cãi
vã.
Phản ứng của Steven không thể hiện rằng anh lắng nghe những lời phàn nàn
của vợ. Thay vì vậy, anh tỏ ra phòng vệ và phàn nàn trở lại: “Tại sao
em không nhớ kế hoạch của anh?”
Theo đó 4 điều tối kỵ: Chỉ
trích, phòng thủ, khinh thường và câm lặng – là những dấu hiệu cho thấy
người đàn ông đang kháng lại sự ảnh hưởng của vợ tới mình.
4 điều trên không phải là sự nhúng nhường của nam giới vì phải có hai
người mới giúp hôn nhân thành công và người vợ cũng cần đối xử tôn trọng
chồng. Tuy nhiên nghiên cứu của tiến sĩ Gottman chỉ ra rằng phần lớn
các bà vợ đều đã thực hiện việc đó, chỉ có đàn ông không như vậy. Cụ thể
nghiên cứu cho thấy 81% khả năng một cuộc hôn nhân sẽ tan vỡ khi người
đàn ông không chịu nghe ý kiến của vợ.
Từ lúc chưa trường thành đàn ông đã khác phụ nữ
Mọi người có để ý không khi chơi trò chơi, các cậu bé thường tập trung
vào chiến thắng chứ không phải cảm xúc hay người cùng đội. Nếu bị
thương, cậu ta sẽ bị phớt lờ và cuộc chơi vẫn phải tiếp tục. Ngược lại
với các bé gái, cảm xúc thường luôn được ưu tiên. Khi một bé gái khóc và
nói “tớ không chơi với cậu nữa”, trò chơi kết thúc và chỉ bắt đầu lại
khi các bé làm hòa. Theo tiến sĩ Gottman, “sự thật là cuộc chơi của các
bé gái đã là sự chuẩn bị xa cho hôn nhân và cuộc sống gia đình bởi trẻ
tập trung vào mối quan hệ”.
Có nhiều phụ nữ không ý thức được kỹ năng xã hội này và cũng không nhiều
nam giới nhận thức sâu sắc về người khác. Theo thống kê, chỉ có 35% đàn
ông có trí thông minh cảm xúc. Còn lại thì chẳng ai được điều này như
phụ nữ cả.
Theo đó những người chồng thiếu trí thông minh cảm xúc từ chối sự ảnh
hưởng của vợ bởi họ sợ mất quyền lực và không sẵn sàng chấp nhận sự chi
phối của người khác với mình. Họ luôn quan tâm đến tâm trạng của vợ vì
tôn trọng và nâng niu vợ. Mặc dù người đàn ông này không thể hiện ra cảm
xúc của mình như cách vợ làm, anh ta sẽ học cách để kết nối tốt hơn với
vợ. Khi vợ cần nói, anh ta sẽ tắt TV và lắng nghe. Anh ta sẽ dùng từ
“chúng mình” thay vì “anh”. Anh ta sẽ hiểu thế giới nội tâm của vợ, tiếp
tục bày tỏ sự ngưỡng mộ vợ và thể hiện điều đó cho vợ thấy. Mối quan
hệ, sex, cuộc sống của người đàn ông sẽ tệ hơn rất nhiều nếu thiếu trí
thông minh cảm xúc.
Mặc khác người chồng thông minh sẽ là người cha tốt hơn bởi anh ta không
sợ thể hiện các cung bậc tình cảm, đồng thời sẽ dạy con biết tôn trọng
cảm xúc và chính mình. Khi tạo được sự gắn bó với vợ, người vợ sẽ tìm
đến chồng khi lo lắng, phiền muộn, vui mừng và tất nhiên, cả lúc nổi
hứng. Khi xung đột nảy sinh, chìa khóa là hiểu quan điểm của vợ và sẵn
sàng thỏa hiệp. Hãy tìm xem những điều nào cả hai vợ chồng có thể cùng
thống nhất, thay vì bới sâu vào điều khác biệt, mâu thuẫn.
Khi chồng tạo được sự gắn bỏ trở thành chỗ dựa tin cậy, vợ sẽ cởi mở hơn
khi chia sẻ về cuộc sống gia đình, họ sẽ cố gắng chăm sóc gia đình và
đời sống chăn gối cũng viên mãn hơn. Bởi vậy trong dân gian vẫn có
câu:’’ Sợ vợ sống lâu, nể vợ bớt ưu sầu, để vợ lên đầu là trường sinh
bất tử’’ không hề là thiếu căn cứ.
Nguồn: Sưu tầm
No comments:
Post a Comment