Để có thể đi học, học sinh ở nhiều nước trên thế giới đã phải vượt qua những con đường gập ghềnh, bám bè trôi sông, leo lên dốc cao hay đu dây vượt lũ. Tất cả chỉ với mong muốn được tiếp thu kiến thức ở trường.
Business Insider ngày 1/8 tổng hợp hình ảnh về đường đi học của
trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới. Tại tỉnh Trung Kalimantan của
Indonesia, trẻ đạp xe băng qua làn sương mù dày đặc để tới trường. Mức
độ ô nhiễm không khí tăng đều ở quốc gia này trong những năm gần đây.
Tại nhiều vùng ở thủ đô Cairo của Ai Cập, xe chở học sinh đi học thường trong tình trạng nhồi nhét.
Để đến trường, học sinh ở thị trấn ven biển Galle, Sri Lanka phải cẩn
thận bước qua tấm ván nối những bức tường, tàn tích của pháo đài được
xây từ thế kỷ 16.
Cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (Nhật Bản) 13 dặm, trẻ em
tại Trường tiểu học Omika ngày ngày đi qua máy đếm Geiger, hiển thị mức
độ bức xạ của khu vực.
Để phòng tránh nguy cơ sóng thần và động đất, vài trường ở Tokyo đề nghị phụ huynh cung cấp mũ bảo vệ cho trẻ.
Với sự phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng của đất nước, học sinh ở
tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) thường xuyên đi ngang qua các công trình bị phá
hủy trên đường tới trường.
Cách khoảng 600 dặm về phía nam, trẻ em ở các thị trấn ngập lũ của tỉnh
Giang Tây được bố mẹ đẩy tới trường bằng các phương tiện tự chế khi
đường biến thành sông.
Vượt sông là hành trình phổ biến đối với nhiều học sinh trên thế giới.
Trẻ em ở tỉnh Rizal, gần thủ đô Manila, Philippines, sử dụng săm xe bơm
căng để di chuyển trên mặt nước.
Dù chiếc cầu bắc qua sông từng bị gãy, học sinh ở tỉnh Banten, Indonesia vẫn phải men theo đó để đến trường.
Do lũ lụt, học sinh không thể đi qua một số cây cầu trên sông Ciherang ở
tỉnh Banten, Indonesia thay vào đó sử dụng bè tre để về nhà.
Học sinh Ấn Độ đi qua một cây cầu tạm ghép bằng những tấm gỗ trên đường từ trường về nhà.
Một học sinh sống ở “làng vách núi” tại vùng Liangshan Sichuan, Trung
Quốc phải leo lên các bậc thang bằng thép để đi học. Việc lắp đặt thang
thép để thay thế chiếc thang cũ nguy hiểm đã giúp rút ngắn thời gian đi
học của các học sinh trong vùng từ 3 giờ xuống 2 giờ đồng hồ.
Các học sinh phải bám vào các tảng đá và đi men theo khu vực nước nông
để đến trường tại làng Kawag, Subic, tỉnh Zambales, phía bắc thủ đô
Manila, Philippines.
http://dantri.com.vn
No comments:
Post a Comment