Vào năm 1985, muỗi hổ Á Châu thấy xuất hiện
lần đầu tiên tại Houston-Tx, và sau đó lan truyền đến 27 tiểu bang khác của Hoa
Kỳ.
Được biết từ năm 83 đến 85 Hoa Kỳ đã nhập cảng
trên 5 triệu vỏ xe hơi từ Trung Quốc. Trên đường di chuyển tàu phải ghé vào nhiều
hải cảng. Trong lòng các vỏ xe thường hay tích tụ nước mưa rất thuận tiện cho
muỗi hổ đẻ và phát triển trong suốt tuyến đường đến Hoa Kỳ.
Muỗi hổ Á Châu là gì?
Tên khoa học của muỗi hổ là Aedes albopictus.
Đây là một loại muỗi nhỏ con, có sọc trắng chạy dài từ
đầu dọc theo lưng và ra tận phía sau. Chân và thân muỗi có khoanh trắng. Cũng
như tất cả các loại muỗi khác chỉ có con cái mới chích mà thôi.
Muỗi hổ rất hiếu chiến, thường hoạt động ban ngày mà đặc
biệt là vào lúc rạng đông và lúc về chiều khi trời vừa chạng vạng tối.
Nơi sinh sản của muỗi hổ không phải là ao hồ hay sông
rạch mà là những nơi chốn có tích tụ một ít nước chẳng hạn như bên trong các vỏ
xe phế thải, lon, lu, chậu, khạp, máng xối, các hòn non bộ bên cạnh nhà và
trong các ly, chậu có chứa nước để trồng cây phát lộc lucky bamboo (Dracaena sanderia).
Muỗi hổ Á Châu truyền bệnh gì?
Muỗi hổ Á Châu có thể làm trung gian hay vector để lây
truyền những bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như bệnh Chikungunya, bệnh West Nile
virus và bệnh Viêm Não Saint Louis…
Tại Âu Châu, muỗi hổ Á Châu ở yên một thời gian khá
dài, nay thì bắt đầu mon men gây dịch bệnh Chikungunya
ở vùng Ravenna về phía Bắc Italy.
In 2001, tiger mosquitoes
collected in Maryland, New Jersey and Pennsylvania tested positive for West
Nile virus. Aedes albopictus is
considered to be a vector of West Nile virus in Maryland.
Chikungunya, một bệnh đang lên
Muỗi hổ Á Châu là vector trung gian truyền Chikungunya virus (CHIKV) qua vết chích. Virus CHIKV thuộc nhóm Arbovirus.
Triệu chứng cấp tính gồm có nhức đầu, đau khớp xương,
da nổi đỏ. Triệu chứng viêm khớp rất tiêu biểu. Các đốt xương có vẻ cứng lúc về
sáng, rất đau nhức khi cử động. Bệnh có thể kéo dài cả tuần lễ thậm chí có khi
cả tháng trời.
Cũng may là
bệnh ít làm chết người (self limiting)
ngoại trừ có biến chứng gây viêm màng não (méningo encéphalite) ở trẻ em và ở những người đang bị suy yếu sẵn
vì một chứng bệnh nào khác.
Bệnh Chikungunya được thấy báo cáo xảy ra ở Phi Châu, Ấn
Độ, Philippines, Thái Lan và các quốc
gia khác vùng Đông Nam Á.
Bệnh chưa có vaccin để ngừa.
Có một bệnh khác rất tương tợ như bệnh Chikungunya, cũng do muỗi Aedès
truyền virus qua vết chích: đó chính là bệnh
sốt Dengue rất ư là phổ biến tại nhiều vùng bên Việt Nam. Người mình thường
quen gọi là bệnh sốt xuất huyết.
Chánh phủ Úc lo ngại về sự xuất hiện của muỗi hổ Á Châu tại các đảo Torres Strait Islands thuộc phía Bắc lãnh thổ. Họ sợ loài muỗi nầy có thể truyền dịch bệnh sốt Dengue cho nhiều vùng rộng lớn của Úc Châu. Bởi lý do trên, chánh phủ Úc đã cho áp dụng những chương trình diệt trừ muỗi hổ Á châu từ năm 2005.
In 2005, the Asian tiger mosquito was found in the Torres Strait islands on the northern tip of Australia. The Asian tiger mosquito is an introduced species that can transmit dengue. It is notorious for rapidly colonising new geographic areas, including colder climates. If this species becomes established on mainland Australia it would become a pest and dengue risk to a much larger part of Australia. The Australian Commonwealth Government and Queensland Health commenced an Aedes albopictus (Asian tiger mosquito) control program in 2005.
CDC cũng rất quan tâm đến sự hiện diện của muỗi hổ Á châu tại xứ Cờ Hoa.
Có nhiều người Mỹ đã cho thấy họ có kết quả dương tính đối với bệnh
Chikungunya sau những chuyến du lịch
vùng Ấn Độ và Đông Nam Á.
Ngoài ra đối với bệnh viêm não La Crosse (La Crosse encephalitis) do muỗi Aedes triseriatus truyền và rất thường thấy xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi tại các tiểu bang Midatlantic và Midwestern states, giới khoa học nghĩ rằng trong một tương lai không xa muỗi hổ Á Châu Aedes albopictus có thể thích nghi dể trở thành một vector khác của bệnh viêm não La Crosse.
Bệnh Sốt Dengue quá quen thuộc tại Việt Nam
Tại vùng
nhiệt đới, muỗi vằn Aedes aegypti là
vector chánh truyền bệnh sốt Dengue (Dengue fever) còn gọi là bệnh sốt đập lưng (break-bone fever).
Muỗi hổ Á
Châu (Aedes albopictus) cũng có thể
truyền bệnh sốt Dengue.
http://www.yduocngaynay.com/1-1TrMNgo_DengueVN_020607.htm
(?)
Muỗi vằn Aedes aegypti chích cả
ngày lẫn đêm.
Tác nhân của bệnh nầy là Dengue virus thuộc nhóm Flavivirus.
Bệnh sốt Dengue có 2 thể:
* thể cổ điển
(classic Dengue) thường không gây tử
vong,
* nhưng nó có thể biến chuyển thành thể nặng còn gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue (Dengue hemorrhagic fever, DHF) rất là
nguy hiểm.
Triệu chứng thường thấy trong bệnh sốt Dengue là đau
khớp, nóng sốt, nhức đầu, mệt mỏi, da nổi đỏ, bệnh có thể khỏi sau vài ngày
nhưng có thể dây dưa trong nhiều tuần.
Thể sốt xuất
huyết là thể nặng và nguy hiểm hơn hết. Triệu chứng cũng tương tợ như thể cổ điển nhưng có thêm nôn mửa và đau
bụng. Ngoài ra còn có xáo trộn về sự đông huyết (abnormal blood clotting),
gây xuất huyết ồ ạt bên trong cơ thể, ói máu, da có chấm đỏ hay ban, có
vết bầm, chảy máu cam, nướu răng rỉ máu...
Thể sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng shock còn gọi là Dengue shock syndrome (DSS) làm tổn thương hệ thần kinh và gây co
giật. Không chữa trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong cao do trụy
tim mạch nhất là ở trẻ em nhỏ tuổi.
Bệnh rất quan
trọng tại Á Châu và châu Mỹ la tinh.
Riêng tại VN, bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện
thành dịch bệnh quanh năm nhưng mạnh nhứt vào mùa mưa tại các tỉnh vùng đồng bằng
sông Cữu Long như Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang...
Cảnh báo đợt cao điểm bệnh sốt xuất huyết
http://www.benhvienlongxuyen.com/nuke/modules.php?name=News&op=viewst&sid=7785 (?)
Phòng ngừa bệnh Chikungunya bằng cách nào?
Tránh đừng
để cho muỗi chích là điều quan trọng nhất.
Cách
phòng ngừa như:
-Mặc quần
áo dài tay
-Thoa những
loại thuốc chống muỗi gốc DEET
-Ngủ mùng
-Tránh đừng
để nước bị ứ đọng quanh nhà. Dẹp bỏ bánh xe cũ, lu, khạp, lon hộp, v.v...vì có
thể giữ nước mưa làm ổ đẻ cho muỗi.
- Làm cửa
lưới chắn muỗi, v.v...
Kết Luận
Với hiện
tượng hâm nóng toàn cầu cùng với việc toàn cầu hóa mậu dịch, muỗi hổ Á Châu đã
trở thành một mối đe dọa thật sự cho các quốc gia Tây phương./.
Tham khảo:
- OMS. Dengue et Dengue hémorragique
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs117/fr/index.html
- CDC. St Louis Encephalitis Fact Sheet.
http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/sle/Sle_FactSheet.html
- CDC. La Crosse Encephalitis Fact Sheet.
http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/Arbor/lacfact.htm
- CDC. Chikungunya Fact Sheet.
http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/Chikungunya/CH_FactSheet.html
- CDC. Information on Aedes albopictus
http://www.cdc.gov/ncidod/dvbid/Arbor/albopic_new.htm
- CPSA. Outbreak of Chikungunya Fever:north east Italy
http://www.phac-aspc.gc.ca/tmp-pmv/2007/chiku070928_e.html
- Bs Nguyễn Ý Đức. Chuyện con muỗi
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=104292
Montreal, MARS 21 , 2022
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment