Câu **"Không đem thành bại để luận
anh hùng"** xuất phát từ **La Quán Trung** trong tiểu thuyết lịch sử **"Tam
Quốc Diễn Nghĩa"**.
Câu này được cho là lời của Tư Mã Ý, một
nhà chiến lược nổi tiếng thời Tam Quốc, nhằm bày tỏ quan điểm rằng giá trị của
một anh hùng không chỉ dựa vào chiến thắng hay thất bại, mà còn ở tâm huyết,
tài năng, và tinh thần vượt khó của họ.
Tuy nhiên, ý nghĩa của câu nói này đã vượt
ra ngoài bối cảnh lịch sử Trung Quốc, trở thành triết lý phổ quát về cách đánh
giá con người và sự nghiệp của họ.
1. Thế chiến Thứ Nhất:
**Ngày 18 tháng 12 năm 1915**, lực lượng
Úc và New Zealand (ANZAC) bắt đầu cuộc rút quân khỏi bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ
Kỳ). Đây là giai đoạn kết thúc của **Chiến dịch Gallipoli**, một thất bại nặng
nề của phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ Nhất.
Bán đảo **Gallipoli** nằm gần eo biển
Dardanelles, vị trí chiến lược dẫn tới Constantinople (nay là Istanbul) – thủ
đô Đế quốc Ottoman. **Chiến dịch Gallipoli** bắt đầu từ **tháng 4 năm 1915** với
mục tiêu chiếm bán đảo này, nhưng thất bại trước sự kháng cự quyết liệt của
quân Ottoman và điều kiện chiến trường khắc nghiệt.
Tổn thất:
- **Phe Đồng Minh**: Khoảng **56.000
lính thiệt mạng**, bao gồm hơn **8.000 lính Úc** và **2.700 lính New Zealand**.
- **Rút quân**: Từ **18 đến 20 tháng 12
năm 1915**, đánh dấu chấm hết cho chiến dịch kéo dài 8 tháng đầy đau thương.
Mặc dù thất bại, chiến dịch này lại trở
thành biểu tượng quan trọng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh của quân đội ANZAC
(viết tắt của *Australian and New Zealand Army Corps* Quân đoàn Úc và New
Zealand).
Rạng sáng ngày 25 tháng 4 hằng năm, nước
Úc và New Zealand tổ chức **Dawn Service** (Lễ tưởng niệm trước bình minh) để
tri ân những người đã hy sinh vì tổ quốc.
Người Úc, người Tân Tây Lan không đem
thành bại để luận anh hùng.
2. Thế chiến Thứ Nhì:
Gần đây, Úc phát hiện xác tàu **SS
Montevideo Maru**, bị chìm ngày **1 tháng 7 năm 1942** ngoài khơi bờ biển
Philippines.
Tàu Nhật chở khoảng **979 tù binh chiến
tranh** và thường dân Úc bị bắt tại Rabaul thì bị trúng ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ.
Ronald Freeman, xạ thủ khẩu đội chống
tăng thứ 17 ở Rabaul, trước lúc chết đã gửi thư cho vợ Dorothy và con gái nhỏ:
*"Anh yêu em. Hãy hôn Vicki giùm
anh."*
Sự kiện này gây tổn thất lớn, với số người
thiệt mạng gần gấp đôi số binh sĩ Úc tử trận trong toàn bộ Chiến tranh Việt
Nam.
Xác tàu giờ đây là ngôi mộ vĩnh viễn của
hơn 1.100 linh hồn, nhắc nhở về sự hy sinh cao cả.
Đối với người Úc một người lính hi sinh
vì tổ quốc là một anh hùng!
3. Chiến tranh Việt Nam:
**Năm 1972**, tôi vào trường Bộ Binh Thủ
Đức, khóa 4/72 (khăn tím), thuộc trung đội 242. Theo cách gọi, số 2 đầu là tiểu
đoàn 2, số 4 là đại đội 4, và số 2 cuối là trung đội 2.
Trung đội trưởng của chúng tôi là **Thiếu
úy Bùi Thanh Tân**, người gốc Ấn Độ, nước da đen nhẻm nên được gọi vui là *“dế
than”*. Ông từng tu nghiệp tại trường Lục quân Fort Benning, Mỹ, nơi nổi tiếng
với khẩu hiệu *“Follow Me”Hồi mới nhập trường, thấy cán bộ từ Fort Benning về,
dáng đi uy nghiêm, chúng tôi cũng hơi khớp. Nhưng sau những tháng ngày huấn luyện
gian khổ, khi đã vai u thịt bắp, chân cứng như thép, chúng tôi không còn e ngại
nữa!
Có lần, tôi cảnh cáo đám bạn trong trung
đội:
*"Ê, nói chuyện um sùm coi chừng
con ‘dế than’ tới, cha tụi bây cũng thác"
(Quân trưởng cử dùng chữ chết!)
Không ngờ ông Thiếu úy đứng ngay sau
lưng. Kết quả, nửa đêm tôi phải vác súng, đeo ba lô đầy đủ, trình diện chịu phạt
dã chiến.
Những ngày huấn luyện, bài học trung đội
phòng thủ yêu cầu đào hố cá nhân. Một số bạn dồng đội chọn hố cũ của huynh trưởng
khóa trước, cát đào lên rồi lấp hố lại nên mềm, dễ đào. Có đứa đào xong, nằm ngủ
ngon lành. Về tới doanh trại điểm danh thiếu người, cán bộ đại đội Trung uý
Nguyễn Văn Mẫn phải chạy xe Honda dame đời quân đội màu đỏ ra tận nơi lôi cậu
ta lên khỏi hố để chở về.
Sau cuộc biển dâu, có người đã yên nghỉ
tại trận tiền. Trung đội 242 ngày ấy giờ tha hương tới Úc; có người tha hương tới
Mỹ theo diện HO cũng không còn có bao nhiêu!
50 năm, tháng Tư đen lại về, tôi nhớ thời
giày *saut*, áo trận, và những gương mặt thân quen của bạn bè trung đội. Nhớ lời
thơ **Thanh Nam**:
*"Ơi hỡi quê hương bè bạn cũ,
Những ai còn mất giữa sa mù?"*
Dẫu thất trận, những người lính ấy – những
anh hùng ấy – đã để lại bài học về sự hy sinh, lòng can đảm, và niềm tin vào lý
tưởng tự do cao cả.
Chúng ta không đem thành bại để luận anh
hùng!
Đoàn Xuân Thu
Melbourne
Hình:
Toán Quốc Quân Kỳ là đơn vị nghi lễ mang
Quốc quân kỳ** bao gồm hai lá cờ: **quốc kỳ** (lá cờ của quốc gia) và **quân kỳ**
(lá cờ của quân đội) tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Đơn vị này thường bao gồm
**chín thành viên**: tám thành viên chính và một thành viên dự bị.
Các thành viên được chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể, bao gồm chiều cao (ít nhất 1,75 mét) và ngoại hình.
No comments:
Post a Comment