Thursday, January 31, 2019

VC Và Dân Túy - Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao)


Lê-nin, Hồ Chí Minh là thứ siêu dân túy 
Trong những năm gần đây, một phong trào chính trị mới xuất hiện, rỏ nét hơn hết, theo dư luận báo chí Mỹ và Pháp, là hiện tượng ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Hoa kỳ. Ở Âu châu, phong trào tương tợ xuất hiện ở Ý, Áo, Hòa lan, Hungary, Ba lan, cả Pháp và ở Anh có Brexit với kết quả của trưng cầu dân ý, Á châu có Ấn độ, Phi Luật Tân... Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu khoa chính trị học gọi là “Dân túy”.

Nhìn chung những nước có phong trào dân túy, về cơ bản, đều là những nước dân chủ tự do. Dân túy bỗng xuất hiện rầm rộ vì sự suy thoái của Dân chủ tự do, đời sống xã hội ngày thêm khó khăn do ảnh hưởng toàn cầu hóa làm cho những nhà tư bản giàu thêm, phần lớn dân chúng lại nghèo hơn. Riêng lớp trung lưu là nạn nhân bị ảnh hưởng toàn cầu hóa tấn công mãnh liệt nhất và chỉ trong thời gian gần đây thôi. 

Nhưng dân túy có thể xuất hiện ỏ Việt Nam được không mà Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã vội cho đây là một xu hướng đáng quan ngại nên ông vội cảnh báo đảng cộng sản của ông “Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam”? 

Hay ông vừa phát hiện Việt Nam chính là một chế độ dân túy hơn ở đâu hết? 

Đảng cộng sản ở Việt Nam lo sợ Dân túy 

Báo Sài Gòn Giải Phóng khi đăng bài viết của Võ Văn Thưởng cũng không dấu đươc sự lo sợ “Liệu Dân túy có xuất hiện ở Vìệt nam khi mà trên thế giới nguy cơ của nó hiện hữu và xu hướng mở rộng? Để phòng ngừa chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về những tác hại của chủ nghĩa dân túy, phải hạn chế tối đa “đất sống” của chủ nghĩa dân túy” (SGGP, 15/5/2018) 

Nhưng Dân túy là gì mà Võ Văn Thưởng, trùm công an tư tưởng, lại lo sợ như vậy? 

Theo học giả người Mỹ, Giáo sư Francis Fukuyama, từ ngữ “Dân túy” khi dùng thường được ghép chung với “Dân tộc” và trở thành “Chủ nghĩa Dân tộc dân túy” (Le national-populisme). Chữ “túy” có nghĩa là “chuyên nhất, thuần túy, chỉ cho điều đó, chỉ vì điều đó mà thôi”. Chủ nghĩa “Dân tộc dân túy” là lý thuyết chính trị dạy người làm chính trị hay chính phủ chỉ lo phục vụ cho dân, cho nước mình mà thôi (Chữ “túy” ở đây không có nghĩa là “say hay mê say”). Chế độ Dân chủ Tự do giữ được ổn định và hòa bình cho thế giới từ sau Thế chiến tuy vẫn thường xuyên bị khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu đe dọa, thì nay lại bị phong trào dân túy khuynh đảo khá mạnh. 

Nhiều người lo sợ vì thấy chỉ trong một thời gian ngắn mà nó đã bùng lên từ Âu châu qua Á châu. Sức hấp dẩn của nó mãnh liệt do những nhà chính trị dân túy đề cao những chính sách xã hội như trợ giá hàng hóa, tăng lương, tăng hưu bổng, trợ cấp dài hạn người nghèo và thất nghiệp, tất cả “cho nhân dân và vì nhân dân”. 

Dân túy cũng dễ thu hút quần chúng vì định nghĩa của Dân túy lấy nhân dân làm căn bản nhưng “nhân dân” của Dân túy không phải là toàn bộ nhân dân của một Quốc gia mà chỉ là tầng lớp nào đó mà thôi. Như Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban, định nghĩa dân tộc chỉ nhìn nhận sắc tộc hung, không kể công dân hung gốc ngoại quốc. Trái lại, người Hung (Hongrois) sinh sống ở ngoại quốc vẫn được nhìn nhận là người Hung. Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi, lại định nghĩa dân tộc Ấn Độ dựa trên Ấn giáo. Ba Lan cũng định nghĩa dân tộc dựa trên căn bản những giá trị Công Giáo. Từ đó phong trào dân túy ở Âu châu đã có cơ hội kích thích sự trổi dậy tinh thần phân biệt chủng tộc vì màu da, vì văn hóa và vì quyền lợi “Âu châu da trắng”. 

Ở Pháp, chính phủ chủ trương “thế tục” vì muốn thoát ra khỏi nỗi ám ảnh quá khứ bị đè nặng bởi giai cấp tăng lữ và gần đây, ban hành chính sách “hội nhập” đón nhận người nhập cư, đã làm xuất hiện “Mặt trận dân tộc” (Front national) chủ trương “Nước Pháp của người Pháp” bị tố cáo là “dân túy” và còn bị ghép vào với phong trào Đức quốc xã (Nazi) bài ngoại. 

Sau cùng Dân túy đặt nặng vấn đề “đề cao người lãnh đạo”, một thái độ sùng bái cá nhân. Người dân túy có được chọn làm lãnh đạo là do được giao phó sứ mạng nắm giữ quyền lực, chớ không phụ thuộc một hệ thống chính trị chọn lựa và đưa lên nên họ chỉ có quan hệ trực tiếp với nhân dân và họ mới là đại diện thật sự của nhân dân, có khả năng và nhiệm vụ giải quyết những đòi hỏi, những nguyện vọng của nhân dân. Người dân túy chống lại lớp ưu tú đầy quyền hành và giàu có nhưng lại sống xa rời quần chúng, và họ giữ vai trò người lãnh đạo gắn liền trực tiếp với quần chúng của họ. 

Nhưng ngày nay, khi nói tới dân túy, người ta lại hiểu đó là một phong trào chính trị chủ trương thứ dân chủ mỵ dân. Tiếng dân túy vì vậy bị mang ý nghĩa xấu. 

Một chút về nguồn gốc Dân túy 

Từ ngữ “Dân tộc dân túy” được chính thức đưa vào môn chính trị học trong những năm 1970 bởi nhà xã hội học người Á Căn Đình (Argentina) Gino Germani để chỉ những chế độ chính trị “dân tộc và dân túy” ở Nam Mỹ của những năm 1930-1950. Sau đó, “dân tộc dân túy” được phổ biến rộng rãi bởi nhà chính trị học và sử gia về tư tưởng chính trị người Pháp, ông Pierre-André Taguieff, để mô tả hình thức dân túy của “Mặt trận Dân tộc” ở Pháp (Le Front National, của Le Pen, năm 2017, tranh cử tổng thống Pháp,vào chung kết), và của phong trào Poujadisme (do ông Pierre Poujade ở miền Tây-Nam Pháp sáng lập, chống chính trị nghị viện và Hiệp ước Rome, bảo vệ giới buôn bán nhỏ và thủ công nghiệp). Đến năm 2010, phong trào dân túy bùng lên mạnh và tràn lan khắp thế giới. Người ta nói tới nhiều với sự quan tâm từ lúc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa kỳ và ông Narendra Modi lên cầm quyền ở Ấn Độ. Dân túy nói ở đây bị hiểu là phong trào chính trị cực hữu. Còn những đảng phái tả và cực tả ở Pháp và Âu châu có làm chính trị mỵ dân, như đảng cộng sản, đảng xã hội chủ nghĩa... lại không bị công kích vì cứ “tả” thì được cho là “cấp tiến”. Phải chăng do phản ứng tâm lý từ mặc cảm trước cách mạng và tiếp theo, từ thời thực dân? 

Phong trào dân túy chủ trương bảo vệ quyền lợi của nhân dân chống lại giới “ưu tú” xưa nay cứ thay phiên nhau cầm quyền, ngày càng xa rời quần chúng. 

Trên thực tế, danh từ “Chủ nghĩa dân túy” (Le populisme) bằng tiếng Pháp xuất hiện năm 1912 từ tiếng “populiste” khi được dùng để chỉ thành viên của một đảng theo kiểu đảng xã hội chủ nghĩa (socialiste). Thật ra cả hai tiếng “populisme” (chủ nghĩa dân túy) và “populiste” (người dân túy) đều dùng để chỉ những phong trào chính trị xuất hiện vào thế kỷ XIX. Ở Nga, từ năm 1860, có một phong trào xã hội chủ nghĩa muốn khôi phục lại một cộng đồng nông dân đã mai một và ở Hoa Kỳ, những năm 1890, có phong trào dân túy nông thôn và giới tiểu tư sản nổi lên muốn thể hiện vai trò của dân chúng xây dựng chế độ dân chủ Hoa Kỳ. 

Từ những năm 1980, phong trào và đảng dân túy đạt được nhiều thành quả tranh cử ở các nước dân chủ ở Bắc Mỹ như Canada và ở Bắc Âu như Ý, Hòa Lan và những nước Scandinaves. 

Tóm lại, những phong trào dân túy đang hoạt động ngày nay có thể được xếp làm 2 nhóm. Ở Nam Mỹ và Miền nam Âu châu, phong trào dân túy có xu hướng tả khuynh, trái lại ở Bắc Âu, họ lại chỉ dựa vào lực lượng quần chúng nghèo, lao động và ngã theo phe hữu, chống lại những phong trào di dân. 

VC có phải là dân túy không? 

Người cộng sản đầu tiên lớn tiếng chống dân túy là Lénine. Chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện từ rất sớm trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giữa thế kỷ XIX ở Pháp (Thiếu tá, Ts Hà Sơn Thái, Học Viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà nội). Nguồn gốc xã hội của “chủ nghĩa xã hội dân túy” là phong trào quần chúng nông dân tranh đấu đòi ruộng đất, đòi hủy bỏ mọi hình thức bóc lột của địa chủ. Thực chất của chủ nghĩa dân túy là một sự phối hợp tư tưởng dân chủ nông nghiệp với những ước mơ về chủ nghĩa xã hội, một hình thức của chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản cũng cùng lúc xuất hiện ở Nga. Phản ứng của Lénine là phải đập tan ngay phong trào dân túy. Ông điểm mặt dân túy là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga và phải đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong sáng của cách mạng theo chủ nghĩa Mác-xít bởi vì chủ nghĩa dân túy đang cản trở việc truyền bá Mác-xít vào giới công nhân Nga. Về mặt lý luận, chủ nghĩa xã hội dân túy phủ nhận giai cấp đấu tranh, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, đề cao giải pháp kinh tế để cải thiện đời sống xã hội mà không thấy lợi ích lâu dài, phủ nhận cách mạng bạo lực, đề cao tranh đấu hợp pháp, hòa bình, bảo vệ tự do theo kiểu tiểu tư sản, phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ... 

Báo “Đcs/vn” (22/05/2018) cho rằng việc trước đây Lénine đã vạch trần nguồn gốc, bản chất và đập tan chủ nghĩa dân túy ở Nga có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay. Võ Văn Thưởng vẫn tin khó tránh “chủ nghĩa dân túy sẽ phải có mặt ở Việt Nam” bởi nó đang hiện hũu trên thế giới và có xu hướng mở rộng. 

Nhưng Võ Văn Thưởng và cả đảng cộng sản ở Hà Nội đừng quá mơ hồ ca tụng Lénine là người sớm đập tan chủ nghĩa dân túy bởi Lénine, chính hắn, mới là tay tổ dân túy. Năm 1917, cái gọi là cách mạng Tháng 10, thật sự chỉ là một thứ mánh khóe của Lénine quỉ quyệt. Alexandre Kerensky nắm được chính quyền, lập chính phủ vì Nga hoàng chấp nhận thoái vị, nhưng lại phạm sai lầm đã tách quân đội khỏi chính phủ, do bị ám ảnh bởi trường hợp Napoléon của lịch sử pháp. Nhưng khi giật mình thấy rơi vào thế yếu nên ông vội ngã theo Bôn-sơ-vic. Lénine nắm ngay cơ hội, đoạt chính quyền từ tay Alexandre Kerensky, liền tuyên bố “Đoàn kết toàn dân, lập chế độ dân chủ tự do, thực thi mọi quyền căn bản...” để tạo thế quần chúng ủng hộ, tránh bị chống đối bất lợi lúc thế lực hãy còn yếu. Như vậy chính phủ mà Lénine vừa thành lập là của nhân dân, chớ không phải của riêng của đảng phái, phe nhóm nào khác? 

Khi biết chắc mình đã lấy được trọn chính quyền, Lénine rất hả hê: “Không ngờ làm cách mạng cướp được chính quyền lại dễ đến như vậy!”. 

Nhưng muốn giữ chính quyền thì phải làm ngay cách mạng bạo lực, tiêu diệt sạch các thành phần không phải “ta”, phản động, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản. Năm 1945, Hồ Chí Minh học được bài học này và lập lại với Cụ Trần Trọng Kim. Ngày 2/9/45, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng đăng đàng và dõng dạc tuyên bố: 

“Hỡi đồng bào cả nước, 

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". 

Và ngày nay,trên các giấy tờ, trên tường,... khắp nơi, đều treo khẫu hiệu như nhắc lại cho dân chúng đừng vội quên tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh: "Không có gì quí hơn độc lập tự do"

Trước đó, năm 1941, để đoàn kết các đảng phái chống thực dân Pháp nhưng thực chất là ngấm ngầm tìm cách từng bước loại bớt kẻ thù là những tổ chức không cộng sản, ông tổ chức Mặt Trận Việt Minh, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Năm 1944, ông cho tổ chức Đảng Dân chủ Việt Nam để gom các nhà tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức yêu nước và tiến bộ. Đảng Dân chủ tham gia vào Mặt Trận Việt minh. Năm 1946, ông cho tổ chức thêm đảng Liên việt để tập hợp lại vừa các đảng phái,vừa cá nhân, và đảng Xã hội để đoàn kết trí thức yêu nước và dân chủ, cũng gia nhập Mặt Trận Việt minh. Tới năm 1955, tình hình thuận lợi cho Hồ Chí Minh đã về Hà Nội, ông cho tổ chức Mặt Trận Tổ quốc để đoàn kết toàn dân, tức mọi thành phần tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa phương... Sau cùng, năm 1960, Hồ Chí Minh còn tổ chức thêm Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam. 

Nhìn lại lời mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập 2/9, khẩu hiệu kinh điển “Không có gì quí hơn độc lập tự do” và các đảng phái do ông thành lập tiếp theo đảng cộng sản thì ai cũng thấy Hồ Chí Minh đúng là một tay dân túy đầu xỏ, đệ tử châ n truyền của Lénine. Nếu Dân túy được hiểu theo nghĩa xấu, tức Dân túy là bịp bợm, mỵ dân, đểu giả với dân, thì Lénine, Hồ Chí Minh là những người Dân túy thuộc loại siêu việt. Cái di sản của Hồ chí Minh tạo dựng được nhờ học hỏi ở Lénine, Staline, Mao Trạch đông, ngày nay để lại thì không gì khác hơn là một thứ “chế độ dân túy thuần nhất”. 

Hơn nữa, cứ nhìn lại đảng cộng sản và tất cả các tổ chức chung quanh đảng cộng sản thì thấy tất cả đều là của nhân dân. Chính quyền của nhân dân, công an nhân dân, quân đội nhân dân, báo chí cũng của nhân dân... Cả khi bắt người dân thì đảng cộng sản cũng nhân danh “nhân dân”.Và Hồ Chí Minh được đảng cộng sản thờ như thần thánh. Còn đảng cộng sản không do ai chọn, bầu, ủy quyền để cai trị đất nước Việt Nam, mà do sứ mạng lịch sử! Thử hỏi còn ai vì nhân dân và bịp bợm cả thế giới giỏi hơn Hồ Chí Minh mà chế độ cộng sản ở Hà Nội không phải là dân túy, theo nghĩa đễu của từ ngữ? 

Vậy tưởng Võ Văn Thưởng nay không cần cảnh báo đối với Việt Nam để “phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta hiện nay” mặc dầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy có thể trở thành hiện tượng chính trị quyết định trong thập kỷ tới, không chỉ ở Mỹ hay châu Âu mà ở khắp các nền dân chủ phát triển. Nhắc lại lần nữa cho Võ Văn Thưởng yên lòng “Cộng sản và riêng Cộng sản Hà Nội chính là thứ siêu dân túy” rồi. Không ai có thể dân túy hơn cộng sản. Và hơn Ban Tuyên giáo TW được! 

Mặt khác, nếu Võ Văn Thưởng phủ nhận chế độ cộng sản ngày nay ở Hà Nội không phải là dân túy, mà Hồ Chí Minh và đảng cộng sản thật sự có vai trò lịch sử nắm quyền và giữ chính quyền cai trị đất nước, thì vẫn có thể yên tâm rằng Việt Nam sẽ không bao giờ trở thành dân túy được bởi Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay được cơ quan Economist Intelligence Unit (EIU) xếp vào nhóm chế độ chuyên chế cùng với Tàu cộng. Theo chỉ số Dân chủ năm 2012, Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia. Mà phong trào dân túy chỉ xuất hiện ở những nước dân chủ tự do mà thôi! 

03.01.2019


No comments:

Post a Comment