Getty images
Quốc Khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Trung Quốc hay TC là
ngày ra đời của chế độ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kỷ niệm hàng năm
vào ngày 1 tháng 10. Quốc Khánh TC năm nay 2019 khan hiếm, không có
thịt heo mà ăn, thiếu thức ăn truyền thống thiết yếu của văn hoá ẩm thực
của người Trung Hoa. Quốc Khánh TC năm nay có vẻ báo cái điềm khánh tận
thời kỳ trỗi dậy của TC.
Đài phát thanh Pháp RFI của Pháp ngày 25- 9 có một bản tin tức phân
tích rất công phu và lý thú về tình hình khan hiếm gần như khánh tận,
khánh kiệt thịt heo hay thịt lợn ở TC trong nhưng ngày chế độ TC ăn lễ
Quốc Khánh TC. Xin phép ghi lại đại ý. “ nhật báo Pháp Le Monde ngày
25/09/2019 đã nêu lên một cuộc khủng hoảng khác, thậm chí nghiêm trọng
hơn, mà Bắc Kinh đang phải đối phó dù ít được nói đến: Đó là tình trạng
giá thịt lợn tăng vọt do việc đàn gia súc Trung Quốc bị dịch tả lợn châu
Phi tàn phá… Giá một lạng thịt lợn đã tăng 46,7%... cuộc khủng hoảng đã
đạt quy mô toàn diện vào năm nay là năm Hợi, với con lợn được coi là
biểu tượng của sự thịnh vượng !.. Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ
thịt lợn lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu. Thế
nhưng, theo ước tính của ngân hàng nông nghiệp Hà Lan Rabobank, trong
năm nay, Trung Quốc có thể mất 40% sản lượng. Đối với Le Monde, đó quả
là « một thảm họa”… Về vị trí của thịt lợn, Le Monde ghi nhận là loại
thịt này chiếm 64% lượng thịt đủ loại được tiêu thụ ở Trung Quốc…Bắc
Kinh đã phải dùng đến kho dự trữ thịt lợn chiến lược của chính phủ vào
đầu tháng 9, tung khoảng 10.000 tấn thịt ra thị trường hôm 19/09 vừa
qua. Đây là những lô hàng nhập khẩu từ Đan Mạch, Pháp, Hoa Kỳ và Vương
Quốc Anh…Đối với Le Monde, việc mở kho dự trữ chiến lược còn xuất phát
từ việc Bắc Kinh cố tránh để xẩy ra tình trạng khan hiếm đúng vào lúc
chính quyền chuẩn bị mừng Quốc Khánh thứ 70 vào 01/10 tới đây…Vấn đề,
theo tờ báo Pháp là 10 000 tấn vừa được bán ra chỉ chiếm 0,2% lượng tiêu
thụ thịt lợn hàng tháng của Trung Quốc, do đó sẽ không đủ sức làm giảm
giá thịt.Theo bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, từ nay đến cuối năm, tỷ lệ tăng
giá thịt lợn tại nước này có thể đạt mức 70%. Đối với chính quyền Trung
Quốc, mà tính chính đáng dựa trên năng lực cải thiện mức sống của người
dân, tình trạng khan hiếm và tăng giá thịt lợn quả là một cuộc khủng
hoảng lớn.Thủ tướng Lý Khắc Cường vào cuối tháng 8, đã kêu gọi « đối phó
khẩn cấp », trong khi phó thủ tướng Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua) nói đến
một « ưu tiên quốc gia ».
Tác phong của CS là tốt khoe, xấu che. Nhưng bị cả nội thương lẫn
ngoại thương, thương tật quá nhiều, bên trong đau nhức, bên ngoài lở lói
cuối cùng nhà cầm quyền đảng nhà nước TC cũng phải ‘ thật thà khai báo’
tình hình gần như khánh tận thịt heo trong những ngày ăn lễ Quốc Khánh
của chế độ TC.
TC không thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trên 6% như đã dự trù
và tuyên hứa. Trên thực tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tình
trạng suy thoái đang di căn qua giai đoạn suy tàn bên bờ sụp đổ.
Theo phân tích của báo kinh tài thế giới Wall Street Journal, nền
kinh tế Trung Quốc gần như toàn bộ mọi phương diện từ sản xuất kỹ nghệ,
doanh số bán lẻ sụt giảm, sức mua tiêu thụ đều suy vi.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết sản lượng công nghệ giá trị gia
tăng của nước này chỉ còn 4,4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái,
thấp hơn nhiều so với dự đoán 5,2% của giới chuyên gia kinh tế quốc tế
và mức tăng 4,8% của tháng 7.
Tăng trưởng Trung Quốc sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm
qua theo số liệu chính thức, tuy nhiên giới chuyên gia và đầu tư quốc tế
khẳng định bức tranh thực tế ảm đạm, thê thảm hơn nhiều.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ cũng chỉ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
ngoái, giảm nhẹ so với mức 7,6% của tháng 7 và thấp hơn hẳn kỳ vọng 7,9%
của các nhà kinh tế.
"Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ rơi vào một vòng xoáy luẩn quẩn
oan nghiệt. Đó là nhu cầu yếu ớt khiến lợi nhuận của các công ty sụt
giảm, dẫn tới tình trạng giảm đầu tư và tăng trưởng yếu", WSJ dẫn lời
nhà kinh tế Li Wei của Standard Chartered Bank nhận định.
Thê thảm nhứt là GDP thực tế của TQ có thể chỉ đạt hơn 3%. Đó là dấu
hiệu của cơn sóng thần tàn phá chế độ TC. WSJ khẳng định từ vài tháng
trước, hệ thống vệ tinh giám sát các trung tâm công nghiệp Trung Quốc
phát hiện nhiều bộ phận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang thu
hẹp quy mô bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố tăng trưởng quý II/2019 vẫn
đạt 6,2%.
Các nhà kinh tế, các công ty và giới đầu tư toàn cầu nhận định bức
tranh thực sự của nền kinh tế Trung Quốc ảm đạm hơn rất nhiều so với
những con số chính thức mà chính quyền Bắc Kinh công bố.
Các chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế Trung Quốc chưa suy
thoái hoàn toàn nhưng yếu ớt, suy vi, liệt bại hơn nhiều so với những gì
Bắc Kinh thừa nhận. Một số chuyên gia kinh tế phân tích tăng trưởng
Trung Quốc dựa trên lợi nhuận doanh nghiệp, thuế, vận tải đường sắt,
doanh số bất động sản... và kết luận GDP nước này có thể chỉ đạt hơn 3%.
Ông Leland Miller, Giám đốc điều hành China Beige Book, nhận định được
WSJ dẫn lời, rằng "Sản xuất dính đòn nặng. Đầu tư giảm mạnh, đơn hàng
mới không còn, tuyển dụng bị ảnh hưởng nghiêm trọng"
Hôm 6/9, nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định bơm 126 tỷ USD vào hệ
thống ngân hàng để kích thích kinh tế trong thời điểm chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung leo thang. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng thương mại để thúc đẩy dòng vốn đổ
vào các dự án hạ tầng.
Chuyên gia Eric Pratt của AVX Corp (công ty Mỹ sản xuất linh kiện
điện tử, có hai nhà máy ở Mỹ) nhận định: "Phần lớn dữ liệu cho thấy rằng
nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn". Ông cho biết trong
năm qua, AVX Corp buộc phải cắt giảm nhân sự và giảm sản xuất ở Trung
Quốc.
TQ cố "tô hồng" bức tranh kinh tế với các số liệu kinh tế để vẽ ra
một bức tranh hào nhoáng về nền kinh tế vẫn khỏe mạnh bất chấp những cú
đòn thuế liên tiếp của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bức tranh
màu hồng ấy của TQ để tuyên truyền đã bi hoen ố, lem luốc vì những đòn
xa luân chiến tăng thuế quan hàng hoá TQ xuất cảng sang Mỹ
Kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, giới quan
sát nghi ngờ nhà cầm quyền Trung Quốc.Theo WSJ, các nhà đàm phán Mỹ
luôn "rình rập" tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào của nền kinh tế
Trung Quốc để gây sức ép lên Bắc Kinh. Nên thời gian qua chính quyền
Trung Quốc hạn chế hết mức việc công khai các số liệu kinh tế bất lợi.
Hồi tháng 12/2018, nhà cầm quyền tỉnh Quảng Đông công khai ngưng chỉ
số sản xuất do liên tục sụt giảm trong nhiều tháng. Tổng cục Thống kê
Trung Quốc tuyên bố chính quyền địa phương không được phép công bố con
số này. Điều đó cho thấy chúng được "quản lý" quá chặt chẽ nên không
phản ánh hiện thực.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc dao động từ 3,5% đến 4,5% trong 15 năm
qua. Các nhà kinh tế cho rằng con số này không đáng tin cậy. Hai năm
trước, chính quyền Bắc Kinh công bố tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô
thị là 5,3%. Tuy nhiên con số này đến nay cũng không dao động đáng
kể.Nhìn chung, bản thân số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc cũng
chỉ ra một số dấu hiệu giảm tốc kinh tế, tuy nhiên vẫn bị "tô hồng"
đáng kể.
Tết Nguyên Đán TC năm ngóai 2019, lúc bấy giờ Chiến tranh Thương mại
Mỹ Trung chưa leo thang lắm. Thế mà vào đầu tháng 2 và các chuyến đi ở
TC giảm 12% so với năm trước. Điều đó cho thấy hoạt động kinh tế giảm
sút. "Khi các nhà máy hoạt động ít hơn, nhiều công nhân về nhà và không
quay lại", chuyên gia George Mussalli của PanAgora giải thích.
Quốc Khánh TC năm nay 2019 cường độ Chiến tranh Thương mại thêm leo
thang và hậu chứng của cả năm chiến tranh thương mại 2019, ắt sẽ làm
không những Quốc Khánh u ám mà cái Tết Canh Tý, Con Chuột của TC còn khó
khăn kinh tế hơn nhiều, có thể là một cái Tết suy thoái, suy vi của TQ.
Công nhân thất nghiệp, hàng hoá lên giá, dân làm công ở thành thị xa
nhà, không đủ tiền về quê, không đủ tiền mua sắm bộ đồ mới cho con nhỏ,
không tiền mua quà cáp, bánh mứt, hương đăng trà quả cúng rước Ông Bà
.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment