Xe đò từ Mỹ Tho vào xa cảng
Miền Tây vừa ngừng lại, những chiếc xe
honda ôm vây quanh mời mọc. Tôi từ trên xe đò
bước xuông, người đi xe ôm đứng phía sau
đưa tay lên vẫy và gọi tên tôi. Trông thấy anh
khuôn mặt quen lắm nhưng không thể nào nhớ tên
được. Tôi đang lúng túng tìm trong trí nhớ
để xem anh ta là ai mà tôi đã quen. Anh cũng biết là
tôi chưa nhận ra, anh nói tên khi tôi đến gần:
“Em là Lộc, ở
Trinh Sát Trung Đoàn 51, với anh đầy”.
Tôi
“à” một tiếng rồi đến ôm Lộc. Gần hai
mươi năm không gặp lại, kể từ năm
1972, cái năm mà tôi bị thương rời bỏ
đơn vị. Tôi bảo với Lộc tìm một quán
bia hơi đâu đó để uống vài ly, nói chuyện
với nhau chơi. Lộc chở tôi đến một quán
bia hơi bên lề đường Nguyễn Tri Phương,
gọi một dĩa mồi và một “can” bia năm lít, hai
đứa ngồi nhâm nhi. Bây giờ tôi mới nhìn rỏ
Lộc, khuôn mặt cằn cỗi, nước da đen mốc,
thân hình ốm tong. Có lẻ Lộc vất vả trong
đời sống nên chưa bao nhiêu tuổi mà trông
thấy già. Tôi nói với Lộc cần gọi gì ăn cho
no cứ gọi, Lộc gọi một dĩa cơm
sườn và cho tôi biết là từ sáng đến nay
chưa ăn gì cả, uống bia vào bụng đói mau say
lắm. Tội nghiệp, bản chất hiền hậu,
thành thật mà chạy xe ôm thì không biết phải làm sao
tranh giành được khách.
Ngồi uống được vài ly, tôi mới dần dần nhớ ra những ngày Lộc sống với tôi tại đại đội Trinh Sát của Trung Đoàn 51. Hồi đó Lộc còn trẻ vào khoảng chừng 18 tuổi, trong Sài Gòn đổi ra ngoài đó. Lính mà ở trong
Tôi
nhớ tối ba mươi Tết, anh em tổ chức
ngồi nhậu từng nhóm. Lộc chạy lên mời tôi
xuống nhậu với anh em. Tôi không biết uống
rượu nên ngần ngừ, Lộc nói với tôi
rằng nếu không uống được cũng
xuống ngồi với anh em chơi. Tôi miễn
cưởng bước xuống phòng của anh em. Lộc
ngồi bên tôi nói nhỏ vào tai là anh bưng rượu
chỉ nhắp môi rồi đưa qua cho em uống thay.
Tôi gật đầu và nghĩ trong bụng, hôm nay uống
thử một lần cho biết mùi say như thế nào.
Tôi liều mạng bưng ly tu hết, cả nhóm vỗ tay
hoan hô rầm trời, mấy nhóm bên kia thấy vậy cho
người bưng rượu qua mời tôi. Cùng một
trung đội, uống bên nầy mà không uống bên kia thì
không công bình. Sau bốn ly rượu mời, tôi thấy máu
trong người chạy rần rần, mặt mày đỏ
phừng, đôi mắt tôi muốn hoa lên, nếu tiếp
tục ngồi lại thì phải ói ra tại chỗ. Vì
vậy tôi xin mọi người cho tôi về nằm.
Nửa đêm thức dậy khát nước, tôi lấy
chai nước trên đầu giường tu một hôi,
nghe bên kia phòng anh em to tiếng cười giởn, tôi
biết cuộc nhậu còn tiếp tục. Tôi nhấc
điện thoại gọi xuống Câu Lạc Bộ, cho
tôi bốn lít rượu mang xuống cho trung đội
viễn thám bảo là của chuẩn úy Sinh mời anh em.
Mười lăm phút sau, tôi nghe tiếng gõ cửa phòng tôi,
tôi hỏi ra thì Lộc trả lời: “Họ không chịu
uống rượu vì không có mặt của chuẩn úy”. Tôi
tung mền đi xuống, lần nầy thì mấy nhóm kia
tụ tập lại thành một nhóm, trong đó có trung úy
đại đội phó, và bốn sĩ quan trưởng
toán. Tôi nhìn xuống thì thấy rượu thịt ê
hề, tôi biết là mấy ông sĩ quan nầy cung
cấp. Tôi cùng với tất cả uống cho tới sáng
và tôi mới biết được tửu lượng
của tôi cũng khấm khá.
“Anh
nhớ không, đêm ba mươi Tết năm đó
uống rượu vui quá, làm cho các anh em ở xa không còn
nhớ nhà. Lần đầu tiên thấy anh uống
rượu cũng rất cừ”.
Tôi ngạc nhiên, sao Lộc đọc được cái suy nghĩ của tôi về cuộc rượu năm đó? Tôi nói cho Lộc biết đó là lần đầu tiên tôi uống rượu, và cũng từ đó mới khám phá ra là tôi cũng uống được rượu. Vì quá vui tôi uống được nhiều mà không thấy say. Có lẽ chỉ có bữa rượu đó cơ thể của tôi thu nạp được rượu nhiều như vậy. Những lần sau có nhiều cuộc rượu, sau vài ly tôi đã say túy lúy. Lộc cho tôi biết là đã có vợ và hai cháu trai. Vợ buổi sáng phải đi bán xôi trong xóm, chứ chạy xe ôm của Lộc không đủ tiền nuôi con. Lộc mời tôi lúc nào rảnh ghé lại nhà chơi. Chính vì gặp được Lộc lần đó mà tôi và Nguyễn Xuân Âu (Đại đội trưởng Trinh Sát 51 sau nầy) mới gặp lại một số anh em thuộc đơn vị cũ đang sinh sống tại Sài Gòn.
Một lần đơn vị đi hành quân về, Lộc nhận được điện tín của người bà con báo cho biết là mẹ của Lộc đau nặng. Lộc đến gặp tôi trình cho tôi xem tờ điện tín và thút thít khóc, nhờ tôi giúp đỡ. Tôi, một thằng sĩ quan “tép riu”, thân còn lo chưa nổi, làm sao giúp đỡ được cho ai. Những quân nhân từ Sài Gòn chuyển ra mặc dù không chính thức “cúp phép”, nhưng phải phục vụ hai năm mới được giải quyết cho đi phép, vì các ông “thần” nầy cho đi xem như mất tiêu, đừng hòng họ trở về đơn vị cũ. Đây là trường hợp ngoại lệ của Lộc, tôi lai không chịu được tiếng khóc thảm thiết nầy, nên tôi cầm lá đơn xin đi phép của Lộc với ý kiến tha thiết của tôi, người chỉ huy trực tiếp theo hệ thống quân giai. Tôi đề nghị 10 ngày phép, trực tiếp mang lên cho đại đội trưởng. Ông đại đội trưởng của tôi, gọi tôi lên xài xể một trận là tôi không biết mẹ gì hết, thứ nầy mà cho đi phép xem như mất một tay súng. Đại đội không có quyền cho đi phép quá 3 ngày, nếu ở ngoài quân khu phải là cấp Trung đoàn. Tôi bảo đảm với đại đội trưởng là thằng nầy sẽ trở về đơn vị sau khi đi phép. Ông hỏi lại tôi là lấy gì đảm bảo chuyện nầy. Tôi ú ớ. Ông bảo thôi được, ông chuyển lên trung đoàn cho họ quyết định, với ý kiến tha thiết giống như tôi đề nghị.
Hai ngày sau, đại đội đi
hành quân về. Tôi được trung đoàn phó gọi lên
trình diện. Tôi đến văn phòng của Trung Tá trung đoàn
Phó vào trình diện ông, sau khi chào và đọc cấp
bậc, số quân, chức vụ, chờ lệnh. Ông
mời tôi ngồi, trước mặt ông là tờ
đơn của thằng Lộc. Ông chưa đá
động gì về chuyện đi phép của Lộc,
chỉ nói với tôi là mấy lúc gần đây trung
đội viễn thám của tôi làm ăn được
lắm, đi hành quân diều hâu lúc nào cũng thâu hoạch
chiến lợi phẩm. Ông khen tôi là sĩ quan xuất
sắc, có tương lai. Rồi ông mới hỏi tôi có còn
giữ ý định cho Trần Văn Lộc đi phép
không? Tôi thưa với ông là còn. Ông nhìn thẳng vào mặt
tôi rồi nói: “Qua tin lời đề nghị xác đáng
của em”. Ông viết chữ “thuận” trên đơn xin
đi phép của Lộc, rồi đưa cho tôi mang
xuống phòng Tổng Quản Trị để làm giấy
đi phép trở lên cho ông ký.
Tôi mang giấy phép về trình cho Đại đội trưởng, rồi mang xuống gọi Lộc lên phòng tôi nhận để ngày mai đi phép. Tôi nói với Lộc là đừng đào ngũ, sau khi hết phép nên đến quân vận xin máy bay để trở về đơn vị. Tôi đã hết lòng xin xỏ, đừng làm cho tôi phải thất vọng. Rồi còn những anh em sau nầy gặp trường hợp khẩn cấp, làm sao tôi giúp họ, ai tin tôi. Lộc có vẻ xúc động, đứng yên lặng nghe tôi nói, và sau cùng Lộc hứa với tôi là sẽ trở lại. Thế nhưng sau khi Lộc đi rồi, tôi nghĩ rằng Lộc sẽ không trở lại vì xa xôi cách trở quá. Sống giữa Sài Gòn đô hội, nhiều thụ hưởng, làm sao trở ra Miền Trung nơi địa đầu giới tuyến. Nếu Lộc không trở ra, tôi làm sao ăn nói với Đại đội trưởng và từ nay về sau tôi sẽ không bao giờ đề nghị cho ai đi phép được, chuyện nầy sẽ do đại đội trưởng quyết định. Những ngày Lộc đi phép là những ngày tôi hoang mang lo nghĩ, tôi thấy mình quá cả tin trong chuyện nầy, thấy mình sai lầm đề nghị một chuyện mà ai cũng biết rằng sự việc sẽ ngược lại sự mong muốn của mình.
Mười lăm ngày sau vẫn chưa thấy Lộc xuất hiện. Tôi nghĩ rằng, Lộc đã đào ngũ. Mỗi buổi chiều các sĩ quan trong đại đội ngồi ăn cơm, ông đại đội trưởng nhìn tôi như dò xét, như hạch tôi. Tôi tảng lờ mặc dù trong lòng tôi thấy xấu hổ vì quyết định non nớt của mình. Rồi ngày nầy qua ngày khác, tôi xem như binh nhì Trần Văn Lộc đào ngũ, tôi không cần quan tâm tới chuyện nầy vì quá thất vọng. Nên nhớ rằng ngày đó trong luật lệ quân đội, sau phép 21 ngày xem như đào ngũ và đơn vị sẽ lập báo thị tầm nã. Còn một hai ngày gì đó là đủ 21 ngày, đang thiu thiu ngủ trưa tôi nghe tiếng vui mừng của mấy thằng lính dưới trung đội viễn thám la lên: “Thằng Lộc về rồi, thằng Lộc về rồi”. Tôi chạy ra cửa nhìn xuống trung đội thấy anh em bu quanh Lộc vui mừng. Lòng tôi lúc đó như mở hội, không ngờ thằng nầy lại trở về với anh em. Tôi lên giường ngủ tiếp, nhưng không làm sao chợp mắt được. Lòng tôi cứ nghĩ vơ vẫn, tôi nghiệm ra một điều là mình có tấm lòng thì không có ai phụ bạc mình cả. Tôi biết Lộc phải bị giằn vặt ghê lắm khi dứt khoát trở lại đơn vị cũ. Giữa Sài Gòn và đơn vị, hai thái cực khác xa. Một bên ấm áp trong mái gia đình, một bên xa xôi đối diện với cái chết. Nếu đặt trường hợp của tôi, thì chưa chắc tôi chọn đơn vị.
Xế chiều Lộc thập thò trước cửa phòng tôi, rụt rè gõ tay vào cửa phòng. Tôi nằm đọc sách trên võng nói vói ra: “Vào đi”. Lộc trên tay ôm mấy trái xoài tượng: “Chào chuẩn úy, em mới về”. Tôi ngồi dậy: “Mang gì nhiều thế, để đây chừng một hai trái, còn mang xuống cho anh em”. Lộc nói là anh em đều có phần cả rôi, Phần nầy dành cho tôi và các sĩ quan trưởng toán. Tôi hỏi thăm về gia đình, về sức khỏe của mẹ Lộc, tất cả đều tốt. Lộc cho tôi biết là sau 10 ngày phép, Lộc đến Quân vận xin máy bay, nhưng phải chờ đợi. Lộc sợ đơn vị báo cáo đào ngũ nên có đến trình diện tại Quân Vụ Thị Trấn Sài Gòn và nơi đây có đánh điện ra Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Đại đội trưởng của tôi có biết chuyện nầy, nhưng ông không nói cho tôi hay, chỉ nhìn tôi cười cười, để cho tôi lo lắng chơi. Thú thật, nhìn thấy Lộc lòng tôi thanh thản hết sức. Dù sao đi nữa tôi cũng có một phần trách nhiệm nếu như Lộc đào ngũ. Không có ai làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy mình đề nghị sai đối tượng. Bây giờ Lộc trở lại, tôi thấy việc làm của tôi rất hợp tình hợp lý.
Chúng
tôi uống hết nửa “can” bia, mà thấy trong
người vẫn còn tỉnh táo. Lộc cho tôi biết là
lúc về phép mẹ đau nặng, thật tình bà không
đau nhưng quá nhớ con bà không chịu được,
nên nhờ người bà con đánh điện giùm, bà không
hy vọng Lộc sẽ được về. Thế
nhưng khi trông thấy Lộc bà cứ nghĩ rằng mình
đang nằm mơ, bà đến sờ con, nén bóp chân tay
xem thử có thật không, lúc đó bà mới tin. Một
mẹ một con, nhưng vì Lộc thuộc diện
bất phục tùng nên không được hưởng quy
chế “không tác chiến”, bị bắt và đưa ra
tận miền Trung, sau khi ra khỏi quân trường.
Phục vụ tại Trung Đoàn 51 mất mấy năm,
Lộc được trở về Biệt Khu Thủ
Đô. Lộc nói với tôi:
“Trở về Sài Gòn, em mới thấy nhớ đơn vị cũ. Anh em thương nhau. Sống với nhau hết mình, bằng cả một chân tình”.
Tôi hỏi Lộc:
“Khi đi phép, sao
Lộc không trốn luôn ở Sài Gòn? Lý do gì em lại
trở ra đơn vị?”.
Lộc cười và
khai báo thành thật với tôi:
“Em cũng dự trù
đào ngũ vì em không đành lòng xa mẹ em. Thế
nhưng nghĩ lại, anh đã hết lòng xin cho em đi.
Cấp trên tin lời anh. Trung tá Nhàn hỏi đi hỏi lại
anh có bảo đảm là em sẽ trở về không. Anh
tin chắc như vậy. Sau nhiều ngày suy nghĩ, em không
thể phụ lòng anh được. Em phải trở
lại đơn vị để cho anh khỏi mang
tiếng với cấp trên. Lúc đầu mẹ em không
chịu cho em ra đi, nhưng sau khi nghe em nói là anh bảo
đảm với cấp trên, nên bà hối em sau khi hết
phép phải ra lại miền trung ngay”.
Rồi Lộc nói
với tôi:
“
Lúc nào rảnh, mời anh ghé lại nhà em cho mẹ em
gặp mặt. Chắc bà vui lắm. Mẹ em thỉnh
thoảng lại nhắc tới anh. Không ngờ hôm nay anh em
mình lại gặp nhau”.
Tôi
hứa, thế nào tôi cũng phải đến thăm gia
đình Lộc.
Chúng
tôi ngồi cưa hết “can” bia, rồi Lộc lấy xe
đưa tôi về. Tôi bảo Lộc vào nhà chơi,
uống ly nước rôi hãy về, luôn tiện tôi giới
thiệu vợ tôi với Lộc. Tôi nói với vợ tôi là
đứa em thuộc đơn vị cũ. Khi Lộc ra
về, tôi không quên giúi vào túi quần cho Lộc một ít
tiền. Lộc không chịu nhận, tôi nài nỉ mãi và
bảo đây là số tiền cho các cháu, sắp vào
trường sắm cho các cháu một ít đồ đi
học. Lộc nhìn tôi cảm động muốn khóc: “Lúc
nào lòng anh cũng rộng lượng với em út. Hằng
gì khi anh bị thương cả trung đội
đều rơi nước mắt”. Lộc đi
rồi, tôi vào ngồi trên ghế lòng tôi thấy vui. Chúng tôi
là những thằng còn sót lại sau cuộc chiến,
gặp lại nhau quý lắm.
Bẳng đi một thời gian sau tôi gặp Nguyễn Xuân Âu, Âu trước đây học cùng lớp với tôi, sau khi đơn vị chuyển ra Huế sáp nhập vào Sư Đoàn I, còn địa phận Quảng
Thỉnh thoảng Lộc chở vợ con đến thăm tôi và thỉnh thoảng tôi cũng hay ghé thăm thân mẫu của Lộc. Anh em dẫn ra quán làm một hai xị đế. Mỗi lần uống rượu Lộc đều nhắc lại cuộc nhậu của Tết năm đó trong đơn vị. Một cuộc nhậu lần đầu tiên trong đời tôi, từ đó tôi mới bắt đầu tham gia vào làng nhậu với anh em một cách năng động, xả láng. Đời lính dạy cho tôi nhiều thứ, đối với nhau bằng tấm lòng, thì anh em sẽ không bao giờ bỏ mình được. Người chỉ huy trong tác chiến lại càng phải sống gần gũi với anh em, hòa đồng với anh em bất cứ hoàn cảnh nào. Mội lần nhậu với anh em, ai cũng đều nhớ lại những tháng năm cùng khổ, cận kề với chết chóc nhưng cái tình đãi với nhau chân thật và hết lòng./
Houston, Tết
Dương Lịch 2010
Phan Xuân Sinh
No comments:
Post a Comment