Nói tới người lính miền Nam thì nói hoài
không hết . Một nông dân dầm sương dãi nắng
hàng ngày ngoài đồng , đêm về đờn ca tài tử với chòm xóm láng giềng quanh bàn
trà hay lưng xị đế . Một thanh niên phụ gia đình chăm lo mảnh vườn, mảnh rẫy,
săn sóc cây trái đến mùa thu hoạch kiếm tiền nuôi sống gia đình . Hay một thanh niên đang ngồi
trong lớp học cố gắng xây dựng tương
lai cuộc sống của mình . Hoặc cậu nhóc cùng cha mẹ bỏ hết tất cả ngoài kia để vào
Nam năm nào nay đã là thanh niên khoẻ mạnh biết rằng mình có cùng bổn phận trách nhiệm bảo vệ quê hương (mới ) như những bạn bè chung quanh . Chấp nhận
chạy trốn CS cậu và gia đình đã trở thành người miền Nam ngay giây phút rời tàu
há mồm đặt bước chân đầu tiên lên thủ đô Sài Gòn.
Đáng lẽ đời họ đã yên bình như thế . Đùng một
cái, họ phải từ bỏ tất cả cha mẹ vợ con gia đình bè bạn lên đường cầm súng . Họ
đâu muốn như thế , họ thoải mái bằng
lòng với những gì họ đang có, tự dưng phải dẹp hết để ra ngoài trận tiền mà cơ may trở về nguyên vẹn với gia đình gần
bằng con số không !! Những thanh niên này đâu có điên , nhưng họ không còn lựa
chọn nào khác !!
Họ phải lên đường , không muốn cũng cầm súng . Chưa từng cắt cổ con gà nhưng bây
giờ học cách thọc lưởi lê vào bụng địch
thủ , và phải thật nhanh nếu không chính
mình là người sẽ bị đâm !!
Tại sao vậy ?? bởi vì ở phía trên vĩ tuyến
17 của Việt Nam , cầm quyền miền Bắc ( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ) không chỉ công
khai gởi quân xâm lược , khích động bọn tay sai du kích nổi lên khuấy phá ở
thôn quê mà còn xúi dục bọn nằm vùng mang danh đủ thứ ( sư , cha , trí thức...)
chổi dậy như những hồn ma nhằm lật đổ một
chính quyền do người dân bầu lên bằng lá phiếu của mình .
Thế là công dân ( cả những cô thiếu nữ đẹp gái tình nguyện) từ
mười tám tuổi trở lên đều buộc trưng tập vào quân đội . Thanh niên ưu tú Việt Nam Cộng Hoà dù không muốn chiến tranh ,
không muốn chém giết vẫn đành để lại tất cả đằng sau lưng ( cha mẹ, vợ con ,
anh em ...) ra trận . Họ lớn lên từ miền
Nam được dưỡng dục bởi hạt gạo hớp nước
miền Nam, cha mẹ gia đình anh em bè bạn là người miền Nam nên họ phải bảo vệ tất cả
. Từ đó người lính chấp nhận khổ ải
cực nhọc băng rừng lội suối... với nhận thức mình chịu hết cho
người thân yên hưởng một hâu phương an bình .
Cậu sinh viên ngồi trong giảng đường ngày
nào giờ khoác trên mình quân phục dẫn đầu những thằng em xung phong vào đội
hình của giặc . Mấy " đứa nhỏ " có đứa trước đây làm ruộng
, có đứa mới thi rớt , tuổi đời chỉ mười tám mười chín . Thanh niên trai tráng miền
Nam lao vào chổ chết không chần chừ chớp mắt để hậu phương được đi mua sắm , đi
xem xi nê, nhẩy đầm ăn nhậu, mà không sợ VC đe dọa .
Đại đa số tình nguyện vào các binh chủng Tổng
Trừ Bị . Không phải họ không biết đây là những đơn vị " Đi đông về ít , đi
khít về thưa..." xác suất tử trận rất cao ( do đó chỉ lấy lính tình nguyện ) , nhưng sống hùng
sống mạnh thì vẫn đáng để hãnh diện hơn
là sống lâu . Chẳng ngẫu nhiên mà lính đối phương tránh né chạm trán với các
đơn vị tinh nhuệ của miền Nam , bởi vì
khoác vào quân phục của binh chủng, người lính miền Nam rất sẵn sàng thí mạng sống
mình cho mầu cờ sắc áo , cho tình huynh đệ chi binh trên chiến trường . Ở đơn vị
nào cũng có những gương chiến đấu đáng
nêu gương trong quân sử thế giới . Cứ thử
hỏi " Làm sao An Lộc đứng vững trước sức tấn công bằng đại pháo,
chiến xa hung hản của quân miền Bắc khi chẳng còn gì nguyên vẹn dưới mưa đạn
130mm, 122mm? và Tống Lê Chân cầm cự được
510 ( Năm trăm mười ) ngày bị bao vây cô lập
chỉ với quân số trên dưới 300( ba trăm !!) Biệt Động Quân ?? "
Tinh thần chiến đấu của lính miền Nam
là như thế !!.
Lính chết vẫn chết hậu phương cứ bình chân
như vại . Bọn tranh đấu tiếp tục quậy tanh bành thủ đô bằng những cuộc biểu
tình . Giới nhà giàu vẫn nhậu nhẹt truy hoan , giới thượng lưu vẫn nhảy đầm nhạc trẻ ; coi như không mắc mớ dính dáng gì
tới xe GMC chở quan tài chạy vòng thành phố mỗi ngày . Lính biết mình chiến
đấu gian khổ là để bảo vệ những tự do
như thế ở hậu phương nên chẳng oán trách than van gì . Nhưng giá như hậu
phương một lòng một dạ với tiền tuyến.....
************
Không chỉ khổ thời chiến, lính miền Nam sau
30/04/1975 còn bị trả thù một cách tàn bạo bởi nhà cầm quyền miền Bắc . VC cố
tình chối bỏ , phủ nhận đó là nguồn tài
nguyên vô cùng quý báu vì sĩ quan miền
Nam có học một cách bài bản từ văn minh
thực tế Tây phương ( không i tờ kiểu sĩ
quan Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sống lâu lên lão làng như Đồng Văn Cống , Đinh Đức
Thiện...) thêm kinh nghiệm chiến đấu mà quốc gia nào trên thế giới cũng mơ ước .
Nhưng vì mặc cảm thua kém về mọi mặt ,VC
đày đoạ tù binh cho bỏ ghét . (Nếu miền Bắc khôn ngoan đã biết trọng dụng ,
ưu đãi những người miền Nam mà họ coi là
kẻ thù . Mà họ thực sự khôn ngoan thì họ đâu bị miệt thị
là " ĐỐ VIỆT CỘNG !!")
Chiến binh miền Nam sống sót được qua chiến
tranh cộng thêm những năm tù đày hành hạ nơi rừng sâu nước độc quả là phép lạ nhờ ơn của Thượng Đế . Nhiều đồng đội họ bỏ xác trên quê hương trước
và cả sau 75 ( lúc không còn tiếng súng) vì kiệt sức, vì bom đạn còn sót
lại rải rác trong rừng thâm nước độc , vì tai nạn bệnh tật trong trại giam . Trừ số được
định cư nước ngoài (H.O) , vẫn còn hàng bao nhiêu đàn em ô đô hay thương binh đồng đội ngày xưa đui què sứt mẻ (vẫn không chấp nhận mình là " Phế" ; hàng ngày bương chải
trên xe lăn , trên hai cái ghế đẩu bán từng tờ vé số , từng món đồ ngoài hè phố
)
Nhìn hình lính chụp chung trong quân trường
, gương mặt còn đậm nét học trò nhăn răng cười cùng thế giới, vậy mà ra đơn vị chưa bao
lâu đã nằm xuống vĩnh viễn lúc tuổi đời
chưa tròn con số chẳn . Ai còn ai mất trong mấy tấm ảnh đen trắng lưu lại với đời
?
Ra trận lính nghe đạn bay vèo vèo chung
quanh mình . Không có thì giờ để sợ vì bên phải bên trái đằng trước đằng sau đồng
đội tràn lên như sóng biển . Chiếm mục tiêu rồi lính mới ngồi xuống thở phào
rùng mình . Kiếm được phép về Sài Gòn một tuần lễ , chỉ mới ngày thứ ba lính đã
cảm thấy lạc lỏng nhớ anh em giữa nơi ồn ào ,
quần là áo lượt như trẩy hội .
Lính muốn trở lại chiến trường với đồng đội,dù nguy hiểm nhưng
cảm thấy êm đềm thân thuộc ,hơn ở giữa phố thị mà luôn luôn bị lạc lỏng
dư thừa .
Người không né đạn và nếu có viên nào nhắm
hướng mình bay tới thì lính hết còn cơ hội trở về . Bạn đồng đội không thì giờ khóc thương , chỉ kịp lắc tay nhè nhẹ
giã từ người chết , nuốt vội vài muổng cơm gạo sấy với muối ớt , tu vài ngụm nước rồi chống súng xông vào mục
tiêu mới theo lệnh . Được vài ngày phép , đồng đội ngồi một mình trong quán gọi
chai bia ( hay nước mắt quê hương ) rót đầy hai ly mầy một tao một , đốt điếu
thuốc Quân Tiếp Vụ...uống đi uống đi thằng C.C , mầy chơi không đẹp !! bỏ tao
mà đi trước... . Ba trăm ngàn Tử Sĩ nằm
xuống trên quê hương cộng hàng triệu
Thương Binh là những minh chứng cho tình yêu Tổ Quốc của LÍNH MIỀN NAM .
Một tấm hình chụp tốp Nhảy Dù
trẻ măng cưòi toe toét trưóc ống kính , không ai già hơn hai mươi mốt tuổi
. Khắc tinh của VC mà mặt hiền khô nhưng đụng chuyện rồi mới biết . Đánh nhau
có thắng có thua , mà thua thì cả đơn vị tình nguyện cạo trọc đầu chờ ngày phục hận . Vinh dự về màu cờ sắc
áo chiếc mũ trên đầu đáng giá hơn mạng sống .
( Vài chuyện về lính Nhảy Dù :
1) Thằng Quyền về phép với áo bốn túi thẳng
nếp , Mủ Đỏ , giày sô sáng bóng . Con nít cả xóm cứ quay chung quanh " Anh
Quyền ngầu quá " .
Ngày tết " anh Quyền " và hai thằng
bạn vào sạt bài cào với dân chơi xóm trên . Khi mở bài cái được ba kẹ , ăn hết , nhưng chưa kịp
vùa thì
" anh Quyền "gom tiền trên sòng bỏ túi . Hỏi sao "anh Quyền
" trả lời :
- Ba tây THUA BA THẰNG LÍNH NHẢY DÙ !!
2)Trên xe đò đi Vũng Tàu năm 1968 . Một
lính Nhảy Dù bước lên xe lập tức hàng ghế ba thằng thanh niên ốm nhom ốm nhách
mặc áo sơ mi có nhấn eo đứng dậy nhường chổ . Một trong ba thằng còn khúm núm
hai tay chìa gói thuốc mời . Chúng nó chắc cũng thuộc loại phản chiến , cà phê
đèn mờ , hút bồ đà theo thời thượng hồi đó . Chúng nó thương lính chăng ? không
phải !! chúng nó sợ lính Dù nổi khùng tát cho vài cái nên lấy điểm trước . )
Lính Dù , Biệt Động , Thuỷ Quân Lục Chiến ,
hay dử dằn như Biệt Cách 81 , Biệt Hải thì VC e dè là phải rồi . Nhưng có một sắc
lính mà họ cũng không muốn kiếm chuyện ( trừ trường hợp bất khả kháng ) là
Nghĩa Quân . Trang phục vũ khí không khác VC bao nhiêu , gốc nông dân địa phương , người Nghĩa Quân bảo vệ
xóm giềng mình còn hơn con ngươi trong mắt họ . Chung quanh là cha mẹ, vợ con ,
chòm xóm họ biết hể VC chiếm được đồn bót chúng sẽ giết không chừa một ai . Cho
nên khi chiến đấu lính Nghĩa Quân thà chết chứ không đầu hàng . VC rất ngán
công đồn do Nghĩa Quân trấn đóng vì quân số chiến đấu sẽ tính luôn vợ con , những
người lính không số quân bên chồng cha mình.
Còn cả chục đơn vị anh hùng của lính miền
Nam mà kể hết phải cần một cuốn sách ( chẳng hạn như Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
ngày 30/04/1975 ...)
Vợ Lính :
Lính ra trận mạc đối đầu làn tên mũi đạn để
hậu phương yên vui thì là chuyện tất nhiên . Và cái " hậu phương " đó rất đáng được
tuyên dương , nhớ tới
Nhiều người lính nhập ngũ chưa từng có mối
tình vắt vai . Ra trận xông xáo xung phong như cọp dử nhưng chưa biết cầm tay
con gái coi cảm giác như thế nào , nói gì tới chuyện " uống môi em ngọt
"?
Trong vụ này thì lính rất dễ tính . Lính cứ thấy em nào hợp nhản là rủ "
Em Hai đi uống nước mía với anh hông ?
" uống nước mía rồi sẵn ghé rạp coi phim luôn cho gọn để tha hồ mà " tìm hiểu " nhau . Vài tháng sau
hai đứa thành vợ chồng gọn bân .
Mấy ông tú tài , sinh viên đang học luật , khoa học , hoặc các trung học tới tuổi xếp bút nghiên vào lính nay thành sĩ
quan Chuẩn Uý, Thiếu Uý . Chàng gặp nàng
qua trung gian bạn bè khi nàng còn đang xách cặp táp tới trường (Đồng Khánh ,Gia Long, Trưng Vương , Lê Văn Duyệt các nữ trung học
hay Văn Khoa , Luật Khoa…) . Thời buổi ai cũng đi lính nên nàng chẳng còn lựa
chon nào khác ngoài việc " em theo chàng về camp " . Vả lại chàng coi
oai hùng quá trong bộ quân phục ( quân phục lính Việt Nam Cộng Hoà bộ nào cũng
đẹp ) . Biệt Động Quân cũng ngầu mà áo liền quần của Không Quân hay bộ đại lễ
trắng toát của Hải Quân làm tim em mềm nhủn . Cho nên chỉ vài tháng thả dê , em sẵn sàng
nhắm mắt đưa tay mặc cho anh dẫn em đi đâu cũng được .
Chiến tranh càng leo thang , vợ lính càng dể
bị đau tim vì hồi hộp . Cứ thấy xe GMC đầu ngỏ là muốn xỉu . Vợ chồng chưa kịp
quen hơi thì anh đi biền biệt không thấy về . Hồi đó đâu có email , internet để
em và con nhìn thấy anh hàng ngày . Còn
thư từ thì cả tháng trời hoạ may mới nhận được một cái làm sao thoả hết nổi nhớ
nhung , mong đợi anh ơi .
Thấy xe
chở quan tài ngoài đường, về nhà em không ăn được chén cơm vì sợ . Và có
những thiếu nữ trở thành goá bụa ở tuổi chưa tới hai mươi . Người lính tử trận
thì đã đền xong nợ nước nhưng còn cha mẹ , vợ con anh ta ? bắn chết một người
lính không phải chỉ giết người đó mà cả gia đình đàng sau nữa.
Những người vợ may mắn chồng bình yên tiếp
tục sống trong hoang mang lo sợ bao giờ sẽ tới lượt mình ? . Họ mong chiến
tranh chấm dứt để chồng con anh em trở về yên lành , tiếp tục hạnh phúc bị đứt
đoạn . Không người mẹ, người vợ nào
không quỳ trước Chúa, Phật mỗi ngày van xin cho người lính ngoài mặt trân được
tai qua nạn khỏi...
****************
30/04/1975
người lính có sự chọn lựa : buông
súng theo lệnh về với vợ con , hoặc nhảy lên tàu , máy bay rời đất nước
càng xa càng tốt để khỏi phải sống với VC , hoặc " tự xử " !! hai ba người ngồi chung quanh trái lựu đạn .
Có quân đội nào trên thế giới dám hành xử như những người lính miền Nam trong
phút cuối ??
Chưa kịp nối lại yêu thương chồng lại phải khăn gói quả mướp tình nguyện
vào rừng sâu nước độc , chịu sự đày đoạ của kẻ thù , Trước nay vợ lính chưa từng bương chải , dang mưa
dang nắng ngoài trời . Phần lớn phụ thuộc
vào lương bổng của chồng, nay bổng chốc
vợ lính thấy mình phải phơi mặt , phơi lưng ra đường cho đến khi bán hết nồi
xôi nồi bắp mới được ngã lưng ngơi nghĩ
.Coi trong nhà còn cái đồng hồ treo tường
nào chưa bị lôi xuống mang ra chợ trời, còn tấm tôn nào chưa bị lột đem bán cho thương lái . Nhiều người chọn cách uống
thuốc độc tự sát cả gia đình vì chịu hết nổi .
Vợ lính chắt mót từng đồng dành dụm chút tiền
đi thăm nuôi chồng . Ông bà nội ngoại cũng góp phần chút đỉnh cho con dâu con
gái đón xe lửa ra những vùng đất xa lạ tận ngoài Bắc ( mà chẳng ai thực sự biết
nó ở đâu ) .Người vợ lính miền Nam cắn răng một thân môt mình lủi thủi tay xách
nách mang vài kí ruốc, đường , muối ớt muối mè,
bột gạo vượt hàng ngàn cây số , bỏ con cho nội ngoại chăm sóc dùm . Tù lớn
chẳng sướng gì hơn tù nhỏ , có khi còn không kiếm đủ khoai để luộc lên cho mẹ
con người một miếng . Nhưng tất cả phải tập trung cho " TÙ" . Biết bao đau lòng xãy ra khi
vợ lính đi thăm chồng mà không dám kể
ra...
Nhà cửa vợ chồng dành dụm tự tay gầy dựng nay bị quân xâm lược quyết định xung công để
xử dụng hoặc bán rẻ lại cho thành phần
cách mạng . Cha đi tù ngoài Bắc ,
mẹ con bị đuổi ra khỏi nơi cư trú trắng
tay, không được phép đem theo bất cứ vật dụng gì ( tài sản giờ thuộc về nhân dân ) lôi thôi
lêch thếch thành kẻ đầu đường xó chợ. Cả
miền Nam đều bị đoạ đầy như thế
Trời nhìn thấy và thấu hiểu sự oan khiên
đau đớn của con cái ở phía Nam , nên
Ngài cho họ con đường sống . Thời ăn đói mặc rách đã qua , thời tù tội cũng hết
nhưng những di hại của nó thì vợ lính vẫn đối diện hàng ngày . Chồng giờ đôi
khi nhức nhối thân xác vì thương tích cũ hay mảnh đạn pháo trồi lên trong lòng
ngực không ngủ được . Những đêm chồng gặp
ác mộng vợ phải ôm lấy thân hình già nua của người yêu thuở nào mà vổ về an ủi
. Vết tích chiến tranh một khi đã " chém " vào tâm hồn thì sẽ ở mãi
đó cho tới ngày chết !!
Ôi những người vợ lính miền Nam !!!
Hậu Duệ ( con lính )
Khi người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc phải
buông súng theo lệnh của tổng tư lệnh - trái với ý muốn của họ - họ cũng buông
xuôi vận mệnh mình . Bản thân người lính bị trả thù , và vợ con họ chịu cùng số
phận . Thương binh chưa kịp lành vết thương bị đuổi khỏi giường bệnh , đàn bà
con nít trong gia đình bị dí súng buộc phải rời nhà cửa bỏ lại hết mọi thứ cho
những chủ nhân mới vào từ miền Bắc. Những phụ nữ xuất thân quý phái , học thức
giờ ngồi lê ngoài đường mua bán từng gói xôi , gói bắp ….
Những đứa trẻ ngoan ngoản giỏi giang trong
trường nhưng có cha là lính bị đình chỉ
việc học . Thành tích biểu thường chiếm từ hạng bình trở lên ( 80 - 95
điểm ) giờ đạp xe chở nước đá đi giao cho mấy quán nhậu , cà
phê , kiếm từng đồng bạc lẻ phụ mẹ nuôi gia đình . Có cháu làm chè , kem chuối đi bỏ mối..... Mới mười mấy tuổi đầu mà tương
lai đen như than đá, không thấy ánh sáng
cuối đường hầm ...Cha đi chẳng biết
ngày về , mẹ càng gìà yếu , phận làm con phụ hợ được chút gì hay chút đó . Lính
khổ , vợ con lính cũng khổ theo .
VC tưởng đày đoạ người miền Nam như thế sẽ
tiêu diệt được ý chí của họ , sẽ thuần phục họ, buộc họ tung hô như những người
ngoài Bắc ( một miếng cơm cũng cám ơn bác đảng ) . Nhưng cả chục năm bị hành hạ
tù đày trong rừng sâu nước độc lính miền Nam khi được trả tự do vẫn giữ nguyên
bản chất , vẫn hiên ngang xưng danh binh chủng như chưa từng qua tù cải tạo . Vợ lính con lính chịu bao nhiêu
khổ cực vẫn kiêu hãnh mình là vợ con của lính Việt Nam Cộng Hoà , coi đó như niềm
vinh dự , tự hào . Với người miền Nam chương trình tẩy nảo độc ác của VC bị phá
sản hoàn toàn !!!
Rời Việt Nam định cư nước ngoài , đối diện
với môi trường sống hoàn toàn xa lạ, lính và gia đình lại lao đầu chiến đấu .
Lính chấp nhận làm đủ mọi thứ miễn có tiền , không ngại gian khổ ( sống nổi tù
VC thì còn gian khổ nào không thể vượt qua ??) . Vợ con lính cũng vậy , ai ngờ những đứa trẻ từng
có thời chở nước đá bỏ mối nay là Tiến Sĩ , Kỷ Sư, Bác Sĩ ...thuộc loại giỏi
hàng đầu ? Ai ngờ đứa nhỏ ngày nào đạp xích lô kiếm sống giờ là khoa học gia của
NASA - cơ quan không gian hàng đầu thế giới ? - Đời lính VNCH thật là ly kỳ ,
nhiều chuyện đáng nói .
Lính mang hào hùng thời chinh chiến ra nước
ngoài . Con lính ngưỡng mộ hãnh diện vì cha và tình nguyện theo gót . Vợ lính từng
có thời sợ hãi khi người yêu ngoài mặt trận
không muốn tiếp tục lo lắng cho con . Khóc lóc ỉ ôi nhưng ý con đã quyết
làm sao cản được , đành ngồi sắp xếp vật dụng cá nhân vào ba lô ngày con lên xe
bus nhập trại . ( Gần sáu ngàn quân nhân
tại ngủ trong quân đội Mỹ gốc Việt - chưa kể các quốc gia khác - trong đó hơn
ba phần tư có ông , cha từng phục vụ
quân lực VNCH - con sãi ở chùa lại quét lá đa - )
Cha, ông giờ là " QUÂN CỤ " hết rồi
( trẻ nhất cũng gần bảy chục ) cho nên không còn bao lâu nữa ... Người bi quan
sợ rằng lớp cựu chiến binh năm xưa khi nằm xuống sẽ không còn ai tiếp tục nêu
cao vinh quang thời chinh chiến . Nhưng đừng lo , thế hệ con lính ( hậu duệ )
sẽ nối tiếp . Người con nào không hãnh diện về gốc lính VNCH của ông, cha , chú
mình ? hậu duệ nào không suýt xoa khi nhìn thấy vết sẹo, vết đạn trên ngực trên
lưng trên bụng mỗi khi má cạo gió cho ba ( mình vô tình nhìn thấy ?) rồi còn những câu chuyện một chống năm, mười
thời chiến trường xưa , và khi hết
"đường binh " thì bình thản gọi phi pháo dập ngay trên đầu
mình để " thí mạng với tụi nó!!!". Hậu duệ được nuôi dưỡng bởi dòng
máu ""Dân Chơi Thứ Thiệt !!" sẽ tiếp nối những gì cha ông đang bỏ
dở . ( Đã nhìn thấy nhiều cháu tự động
treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong phòng để nhắc nhớ mình là ai , tại sao mình ở đây
? Có cháu theo gia đình đi biểu tình chống
văn công tuyên truyền , mặc áo , đội nón mang hình Quốc Kỳ hãnh diện . Có cháu
cương quyết phản đối bị người Mỹ buộc chấp nhận cờ sao vàng là đại diện cho
mình !! " CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ MỚI ĐẠI DIỆN CHÚNG TÔI, những người Việt Nam
yêu Tự Do "
Chừng
nào còn những cháu như thế VNCH sẽ tiếp
tục tồn tại.
Những người lính già không chết nhưng chỉ nhạt nhoà dần theo thời
gian . Mỗi ngày đọc báo thấy từng người ra đi như thời xưa đọc trang tư cáo phó
. Một thời ngang dọc , giờ yên tâm nghĩ ngơi , con cháu sẽ tiếp nối dựng lại cờ
. Tập thể quân đội anh hùng như những chiến binh VNCH sẽ sống mãi trong tâm hồn
người Việt và những cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới .
Máu người lính miền Nam đổ ra không uổng
phí . Trước năm 75 thế giới khờ khạo bị CS lừa bịp nên về phe với chúng và tưởng
rằng cuộc xâm lược núp bóng giải phóng của VC là chính nghĩa . Bây giờ thì tất
cả đã mở mắt nhìn thấy sự tàn bạo của CS
. Chúng bắn đại pháo vào thường dân thời chiến , hành hạ trả thù người cùng màu
da tiếng nói thời bình ... và khi cần tiền chúng lại năn nỉ van xin, kêu gọi
hoà hợp hoà giải .... ( Thế mà vẫn có người phụ họa với chúng ,thật là tởm lợm
!!!!!!!)
Rốt cuộc cả thế giới nhận ra - dù muộn
màng- rằng người lính miền Nam chiến đấu cho chính nghĩa . Nhờ họ mà cuộc
xâm lăng tàn bạo của chủ nghĩa CS trên
thế giới bị chặn lại chậm hơn hai mươi năm
( 1954-1975)
Viết thêm một chút :
1) Con trai , mười bảy tuổi năm cuối trung
học Mỹ . Một hôm tình cờ bước vào phòng khách có ông nội đang ngồi xem truyền
hình . Giật mình vì thấy nước mắt chảy ra
hai bên má ông trong khi trên truyền hình có cảnh chiến tranh và bên góc
là hình lá cờ Vàng vẫn nhìn thấy trong các tiệm phở , ông nội đang khóc !! .
Cháu rón rén giật lùi , khép nhẹ cửa . Mười phút sau cháu mở bằng cùi chỏ , hai
tay bưng ly cà phê sửa bốc khói đặt xuống
trước mặt nội :
- Uống đi nội !!
Cháu vổ nhè nhẹ vào vai nội như một người bạn
….
Tuần
sau cháu he hé mở cửa phòng mình khoe với nội ( nội qua nhà , giúp ba má coi mấy
đứa nhỏ ) :
- Đẹp hông nội ?
Trên tường phòng cháu là lá Quốc Kỳ Vàng lớn
bày ra , bốn góc có bốn cây kim găm giử chặt . Cháu tự động mua on-line và tự động
treo một mình ...
2) Cách mười năm trước , con gái , mười bốn
tuổi ở Middle School .Một hôm học về hớt
hải báo với ba :
- Ba ơi trường con treo cờ Việt Cộng !!
- Sao biết ?
- Thì ba chỉ cho con phân biệt . Cờ có sao
vàng đó... Ba lên nói chuyện với
Principal được không ?
Hôm sau cháu không đón xe bus tình nguyện theo xe ba và hai bác bạn ba . Cháu cũng tình
nguyện làm thông dịch viên cho cuộc trò chuyện . Ngày hôm sau nữa " phái
đoàn " tăng lên hai chiếc xe chở
tám ông già người Việt Nam tới trường tiếp tục cuộc đàm phán ....
Bà Principal có người anh từng phục vụ
trong chiến tranh VN cuối cùng tháo cờ sao và treo cờ Vàng sau khi lấy biểu quyết
của hội đồng quản trị...
Cám ơn chị NPN, tác giả NgườiVietTựDo viết bài thật sâu sắc ạ.
ReplyDeleteKính sức khỏe chị.
Hồng Thúy