Nhà bác học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal (1623 –
1662) từng nói “Cái ‘tôi’ là cái đáng ghét” (Le moi est haïssable)
Thói
phô trương cái ‘tôi’ lố bịch hình như rất phổ biến trong người Việt chúng ta!
Một anh bạn của tôi ở Minnesota xúi dại tôi viết về đề tài này. Dù rất sợ lãnh
dao, ăn búa; tôi cũng ráng gồng mình góp vài kinh nghiệm và ý kiến như sau.
Gần
đây, thấy xuất hiện trong những loại email có tựa đề “Tiến Sĩ Luật Cù… làm
cái này, Tiến Sĩ Luật Cù nói điều kia…”. Mở đầu email là câu viết “Tôi
trả lời phỏng vấn…” hay “Tôi lên tiếng trên đài XYZ….” Cuối email thế
nào cũng lặp lại nguyên học vị kèm tên “Tiến Sĩ Luật Cù….”
Chao
ôi, sao cái tôi của anh này lớn thế?
Bỏ
qua một bên việc anh Cù này từng viết bài ca tụng các lãnh tụ cao cấp Việt Cộng
như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm văn Đồng và bố anh ta là Cù Huy Cận, từng
là Bộ Trưởng liên tiếp các Bộ Canh Nông, Văn Hoá Giáo Dục dưới thời Hồ Chí
Minh. Cũng bỏ qua việc anh Cù bị Cộng Sản nhốt tù vì tôi chơi gái, nhưng được
đối xử như loại tù công tử; phòng giam tiện nghi như căn phòng ở nhà với tủ kệ
đầy rẫy thức ăn ngon miệng; được vợ vào thăm ở lại du ngoạn trong vườn
hoa; rồi sau cùng được Việt Cộng bố trí cho qua Mỹ để xâm nhập làm công
tác tuyên vận cho chúng.
Chúng
tôi biết quá rành về tên Việt Cộng này. Anh ta từng lân la tìm đến những hội
nghị, hội thảo đánh tiếng tự cho mình là nhân vật tiếng tăm sẽ có tương lai
trong chính trường Việt Nam sau này. Chúng tôi đã ngăn (block) và cho vào hộp
thư “spam” những điện thư của anh ta. Nhưng thỉnh thoảng vẫn cứ bị nhận những
rác rưởi này mà điểm nổi bật nhất là sự khoe khoang cái “tôi” quá lố của anh ta.
Cái
học vị là chứng minh sở học của một người ở trình độ nào đó, trong lãnh vực nào
đó. Nó chưa hẳn chứng minh được khả năng thực sự, tư cách, và kinh nghiệm. Nó
không làm cho người ta quý mến kính trọng mình hơn. Học vị chỉ đáng nêu lên
trong những trường hợp cần thiết. Ví dụ: ông bác sĩ viết hay trình bày vấn đề y
học, ông kỹ sư nói về khoa học kỹ thuật. Họ cần ghi học vị để độc giả, thính
giả… tin rằng những điều họ trình bày là khả tín.
Trong
những đám cưới, tiệc tùng của người Việt, việc giới thiệu quan khách rất phức
tạp đầy tính khoe khoang. Các MC phải bỏ ra mười lăm hai chục phút để đọc cho
hết vài trang giấy ghi tên họ, chức vụ của khách. Chớ hòng bỏ sót những vị tự
tưởng mình là nhân vật quan trọng. Ngay cả khi giới thiệu chủ tịch một Liên Hội
X rồi, cũng phải giới thiệu luôn các ông chủ tịch các hội trực thuộc thì mới
yên. Chúng tôi từng đọc những thư của vài vị gửi đến ban tổ chức và gửi ra công
luận phản đối gay gắt vì bị sót tên trong phần giới thiệu hay thứ tự được giới
thiệu không vừa ý họ. Mà đã giới thiệu thì chớ quên bằng cấp, chức vụ, cựu này
cựu nọ của họ!
Vài
bản cáo phó, phân ưu cũng thấy ghi luôn học vị bác sĩ, kỹ sư; luôn các cấp bậc,
chức vụ, binh chủng thời VNCH xa xưa của những người đứng tên (không chỉ là
người quá cố mà thôi)! Không thấy ghi các nghề tài xế, thơ máy, làm neo!
Chúng
tôi nhớ ở một thành phố đông người Việt nọ ở Texas. Một vị, sau khi mất chức
Chủ Tịch Liên Hội Cựu Quân Nhân về tay vị khác; bèn nhảy ra thành lập một hội
mới tự mình vừa là chủ tịch, vừa phó CT, vừa tổng thư ký… Dứt khoát ông ta
không thể để mất một chiếc ghế hàng đầu và sự xướng danh trong các buổi sinh
hoạt của Cộng Đồng địa phương! Các chức chủ tịch nó oai lắm đấy!
Chúng
tôi cũng thường thấy một vài ông, bà gửi email về những vấn đề tầm thường, có
tính cách xã giao hay tranh cãi chuyện tầm phào; nhưng cuối thư thế nào cũng
ghi thêm một loại những bằng cấp nào là BA, MA; rồi nào là văn sĩ, thi sĩ, võ
sĩ, chủ talk show…
Cái
tôi của mấy vị này cũng đáng khiếp!
Cách
đây vài thập niên,các nhân sĩ thành phố Austin được dịp mời một ông Tiến Sĩ NAT
từ Oregon bay qua nói chuyện tại hội quán Hội Cao Niên. Cả phòng hội chưng hửng
khi nghe câu nói quá đặc biệt của một ông Tiến Sĩ khi mở đầu “Đừng gọi tôi
là ‘tiến sĩ’ hay‘lùi sĩ’” Có lẽ ông như muốn tỏ ra khiêm tốn; nhưng
các bày tỏ nghe ngộ nghĩnh quá! Rồi ông tạo thêm một sự ngạc nhiên khi nói “Các
anh phải chuẩn bị sẵn sàng để khi tôi phát động thì hưởng ứng ngay!” Một
ông cựu Thiếu Tá Hải Quân ngồi cạnh tôi nói nhỏ vào tai tôi “Tay này là ai
mà mới đến nói chuyện lần đầu đã muốn ra lệnh cho chúng mình?” Tuần lễ sau
khi ông Tiến Sĩ này về Oregon, tôi nhận được một hộp bưu phẩm trong đó có
khoảng chục cái băng audio cassette loại nhỏ chứa hàng trăm bài “xã luận, thuyết
trình” của ông ta!
Cái
tôi của ông Tiến Sĩ này cũng lớn ghê! Hãi quá nên chúng tôi xin ‘kính nhi
viễn chi.’
Những
người coi trọng cái tôi của mình là do tính tự cao tự đại, cho mình là trung
tâm điểm vũ trụ, cao hơn hết tất cả mọi người. Họ quên rằng tính tự cao làm mọi
người xa lánh, ghét bỏ và có nhiều xác suất cao bị mạt sát trên các diễn đàn.
Nhưng khiêm tốn cũng không phải dễ. Cũng có người làm bộ tỏ ra khiêm tốn nhưng
lời nói và hành vi càng lố bịch. Người Mỹ khi được khen thì họ bình thản nhận
lời khen và cám ơn chứ không xua tay “Tôi không đáng…” Sự khiêm
tốn thể hiện qua lời nói ôn tồn, cử chỉ lễ độ; không cúi đầu khom lưng quá mức,
không giơ cả hai tay ôm chầm lấy bàn tay người ta. Một người khiêm tốn biết
dùng đại danh từ “chúng tôi” thay vì “tôi” khi trình bày, báo cáo một công việc
nào đó. Những người trẻ nông nổi háo thắng thì tạm dung thứ; nhưng ở người
trung nên trở lên thì nên bỏ bớt cái tôi đáng ghét đi thôi.
Gần
đây, tôi thấy có vài người post trên facebook câu châm ngôn như sau:
Cúi
đầu là bông lúa.
Ngẩng
đầu là cỏ dại;
Tự
cao là thất bại,
Nhẫn
nại là thành công.
Theo
tôi, hai câu sau thì rất chí lý. Nhưng hai câu đầu lấy bông lúa để ví von cho
tính nhẫn nại và cỏ dại để ví von cho tính tự cao thì quá khập khiễng.
1.-
Không chỉ có cỏ dại mà tất cả mọi loại cây đều ngẩng đầu, vươn ngọn về hướng
mặt trời. Dù có bị che đậy, ngăn cản; ngọn cây vẫn tìm mọi cách để vươn
lên. Ngẩng đầu không phải là tự cao mà là biểu hiện của lòng tự tin, tự
hào, cương trực, ngay thẳng, bất khuất. Người xưa dùng cây thông, cây trúc,
để làm biểu tượng cho sự ngay thẳng; dùng cây sồi nói lên sự dũng mãnh, che chở.
Từ
gia đình, học đường, trong quân đội đều dạy cách làm người là đứng thẳng, không
cúi đầu chịu nhục trước áp bức, bất công, cường quyền.
2.
Bông lúa, hay bất cứ thứ bông hoa, trái cây nào đã chín, sắp tàn, đều gục
xuống. Cúi đầu không phải là biểu tượng cho sự nhẫn nại mà là
chịu khuất phục. Làm người thì phải biết lúc cương lúc nhu. Đó là chiến
thuật trong quân sự hay cách sống ngoài xã hội để chiến thắng hay sinh tồn,
thành công. Nhẫn nại là yếu tố thành công thì đúng lắm, nhưng mềm mỏng, nhẫn
nại khác với cúi đầu nhẫn nhục.
Dân
VN hiện nay đa số học mấy câu trên nên im lặng chịu đựng mọi áp bức bất công,
miễn là được sống một cuộc đời vật chất mà không biết đến những giá trị tinh
thần như các quyền tự do. Lẽ ra phải khuyến khích: Mềm mỏng uyển chuyển nhưng
không cúi đầu. Đứng thẳng, ngẩng đầu nhưng không tự cao.
Đỗ Văn Phúc
No comments:
Post a Comment