Tuesday, December 31, 2024

Chiếc Nhẫn Ngọc - Rabindranath Tagore - Dịch Giả: Đoàn Dự

 

Sau nhiều chuyện dan díu, Khiroda không còn trẻ lắm song vẫn kiếm được một bạn trai mới để hy vọng hắn cưu mang mình. Nhưng rồi chẳng bao lâu cả người này nữa cũng bỏ rơi nàng như người ta bỏ rơi một manh áo cũ. Nàng cảm thấy ê chề, nhục nhã, và một lần nữa lại phải đi tìm tay khác để có miếng ăn hàng ngày.

Cũng như mùa thu, đoạn cuối của tuổi thanh xuân đến với người ta như một thời kỳ êm đềm đầy quyến rũ, ở đó quả cây của cuộc đời như hạt thóc đang chín vàng trong một bầu không khí êm ả, thanh thản. Những náo động của tuổi trẻ không còn thích hợp với thời kỳ này nữa. Nền tảng của cuộc đời ít nhiều đã được xây dựng vững chắc, nhân cách của người ta đã được phát triển qua những khổ đau và vui sướng, trong một thế giới mà cái ác cũng như cái thiện đã hình thành nên tính cách của mỗi con người.

Trong buổi chiều êm ái đó của tuổi trẻ, khi đến thời gian dành cho những niềm vui yên tĩnh, không gì bi đát cho bằng lại phải bắt đầu tạo lập những mối quan hệ mới, tìm những người quen biết mới, lao vào những cố gắng phù phiếm để gây dựng những mối liên hệ mới, dốc sức vào những việc tìm kiếm và không biết đến đâu là cùng để có một cái gì đó vững chắc. Thật đáng buồn cho số phận của ai đó đến thời kỳ này vẫn không có một chiếc giường để ngả lưng, một ngọn đèn thắp sáng đón mình lúc bước chân về nhà ban tối.

Khiroda năm nay đã đến đọan cuối của thời thanh xuân. Một buổi sáng, nàng thức dậy và nhận ra người tình đã bỏ trốn hồi đêm, cuỗm theo tất cả tiền bạc và đồ trang sức của mình. Nàng không còn chút gì để trả tiền thuê nhà và cả để mua thức ăn cho đứa con trai mới lên ba. Nàng bỗng hiểu ra rằng trong suốt ba mươi tám năm của cuộc đời, nàng đã không có lấy được một người bạn thân nào, không có được một túp lều nho nhỏ để sống và để chết. Lại một lần nữa, hôm nay nàng phải gạt nước mắt, quệt son lên môi, đánh phấn hồng lên má che giấu buổi xuân tàn với một giáng dấp giả tạo, kiên nhẫn đi kiếm những trái tim mới bằng các nụ cười.

Khi nghĩ đến những chuyện đó, nàng không sao chịu nổi. Nàng đóng cửa lại, nằm lăn ra nhà đập đầu xuống đất mãi không thôi. Suốt một ngày nàng cứ nằm sóng soải như thế, không ăn uống, như người dở sống dở chết. Tối đến, căn buồng không ánh sáng mỗi lúc một thêm đen thui. Ngay lúc ấy, một người tình cũ đến gõ cửa gọi "Khiroda, Khiroda". Khiroda nhào ra, tay cầm chiếc cán chổi, gầm lên như con cọp cái. Người bạn tình trẻ tuổi vội vàng chuồn mất.

Đứa con nàng đã khóc hoài vì đói bèn nằm lăn vào gầm giường mà ngủ thiếp đi. Tiếng la của mẹ làm nó giật mình, lại khóc gọi mẹ trong bóng tối. Khiroda ôm đứa con lên, ghì chặt vào ngực và chạy ra cái giếng ngòai sân, nhảy xuống giếng.

Nghe tiếng rơi, hàng xóm láng giềng xách đèn chạy sang, xúm quanh miệng giếng. Không để mất thời gian, họ tìm cách lôi lên được hai mẹ con. Khiroda mê man bất tỉnh, còn đứa trẻ thì đã chết. Nàng được đưa vào bệnh viện và ít lâu sau bình phục. Sau đó nàng bị quan tòa khép vào tội giết người.

 ° ° °

Mohit Mohan là một quan tòa nghiêm khắc. Ông muốn xử thật nặng và khép nàng tội tử hình, sẽ bị treo cổ. Các vị thẩm phán, luật sư và công tố viên tranh cãi với nhau về tình trạng dẫn đến hành động điên rồ của người đàn bà tội nghiệp kia, cố tìm cách cứu nàng nhưng không được. Ngài chánh án dứt khóat cho rằng nàng không đáng được hưởng một sự khoan hồng nào cả, cố ý làm chết đứa trẻ thì bị trừng phạt, chỉ có thế thôi.

Có một lý do khiến ngài Mohit Mohan không thể khoan hồng. Trước hết, ông quan niệm rằng tất cả các phụ nữ Ấn Độ đều là nữ thần, do đó phải xứng đáng là nữ thần. Nhưng mặt khác, ông lại không tin một tí nào ở họ. Theo cách ông suy nghĩ, phụ nữ có xu hướng phá vỡ các mối dây ràng buộc với gia đình, những người cầm cân nẩy mực như ngài chỉ cần dễ dãi một chút là sẽ chẳng còn một phụ nữ nào sống nghiêm túc trong khuôn phép xã hội.

Còn một lý do khác khiến Mohit Mohan đi đến quyết định xử tử người phụ nữ đó. Để quý bạn biết rõ lý do này, chúng tôi thấy cần phải kể chi tiết một chút tiểu sử của ngài hồi còn trẻ tuổi.

Khi Mohit học năm thứ hai bậc trung học, ông hòan toàn khác với bây giờ cả ở hình dáng bên ngòai lẫn cách sống. Hiện tại, Mohit có thể khoe cái đầu hói, chỉ còn một ít tóc lơ thơ ở phía đằng sau và trên đỉnh đầu. Mặt ngài đỏ hồng, nhẵn nhụi. Ngày xưa, thời còn sinh viên với cặp kính trắng gọng vàng, hàng ria mép và mái tóc húi theo kiểu Anh, cậu là hình ảnh của một thanh niên hào hoa phong nhã. Gia đình cậu thuộc lọai sang trọng, hơi thiên sang lối sống của thế kỷ thứ XIX, nghĩa là rất chiều con.

Chàng Mohit chăm chút từng ly từng tí về cách ăn mặc và sống rất tự do, không nề hà việc ăn thịt, uống rượu Ăng lê, ngòai ra còn một số tật xấu khác, đại loi như vậy.

Gần ngôi biệt thự rộng lớn của gia đình cậu Mohit là nhà một tiểu công chức không lấy gì làm giàu có lắm, đồng lương nhà nước ít ỏi. Ông sống với vợ và mấy đứa con, trong số các con đó có người con gái rất trẻ, rất đẹp tên Hemsashi. Nàng mới ở tuổi mười lăm thì người ta đã dạm hỏi và rồi người chồng chưa cưới của nàng chẳng may chết sớm do bệnh. Hemsashi chưa từng lấy chồng mà đã bị coi như góa bụa.

Phong cảnh bờ sông xa với lùm cây xanh nhạt trông đẹp lung linh như tranh vẽ, nhưng khi đặt chân tới thì nó không còn gì là vẻ đẹp nữa. Trong cảnh cô đơn ở mảnh đất này, quan hệ giữa người với người diễn ra như một khu vườn bí hiểm đối với Hemsashi. Nàng tưởng mọi con đường của thế giới trước mặt đều rộng rãi, thẳng tắp và đầy huy hòang. Nàng nghĩ hạnh phúc đang đón chờ ở ngay trước cửa nhà mình. Bầu trời xanh run rẩy theo mỗi rung động của trái tim, và chung quanh, cả vũ trụ xoè mở các đóa hoa hàm tiếu của nó để đón chào cái tuổi tươi non.

Gia đình Hemsashi chỉ có bố mẹ và hai đứa em trai. Ăn sáng xong hai đứa em đi học, trưa về ăn cơm rồi lại đi học thêm ở một lớp tối gần nhà bởi vì ông bố không đủ khả năng kinh tế thuê người đến nhà dạy kèm cho hai đứa con.

Những lúc ngơi tay làm việc nội trợ, Hemsashi thường ngồi trong gian buồng quạnh hiu của mình, đôi mắt buồn mơ màng nhìn người qua lại trên đường cái.

Nàng nghe thấy những tiếng gọi nhau của bọn phu khuân vác đi qua. Nàng tưởng như mọi khách qua đường đều vui vẻ, ngay cả những người hành khất cũng được tự do và những người bán hàng rong không phải vất vả, nhọc nhằn kiếm miếng ăn hàng ngày, mà đó là những diễn viên vui sướng trong một vở kịch diễn trên sân khấu di động của cuộc đời. Hết sáng đến chiều, nàng thấy cậu Mohit Mohan sang trọng, ngạo nghễ đi lại với vẻ kiêu kỳ. Đối với nàng, cậu là hình ảnh của sự tận thiện, tận mỹ. Cậu là thánh thần được thượng đế phú cho mọi tài năng mà những người đàn ông khác khó có thể có được. Cậu ăn diện. Cậu điển trai. Cậu có đủ mọi thứ trên đời. Cũng như con búp bê bằng nhựa nghiễm nhiên trở thành một con người thật trước mắt em bé chơi búp bê; người "góa phụ không phải góa phụ" trẻ tuổi phủ lên con người của cậu Mohit một vầng hào quang tưởng tượng và chiêm ngưỡng vị thần linh mà nàng tự tạo ra. Thỉnh thỏang, vào buổi tối, nàng thấy nhà Mohit rực rỡ ánh đèn và nghe thấy tiếng đàn, tiếng hát, tiếng reo vui nhè nhẹ của những chiếc chuông nhỏ xinh xắn móc ở những chiếc vòng trên cổ tay hay trên cổ chân của các cô vũ nữ cùng với lời ca của họ. Thế là Hemsashi ngồi suốt đêm, đôi mắt thèm khát dõi theo những hình bóng chuyển động trong các ô cửa sổ đó.

Trái tim nàng bị tổn thương và đập mạnh như trái tim của con chim bị nhốt trong lồng. Nàng không chê bai mà cũng không trách móc vị thần linh nàng đã tự tạo ra vì những trò chơi phóng đãng của cậu. Như ánh lửa thu hút những con thiêu thân, ngôi nhà của cậu Mohit tràn ngập ánh sáng đã thu hút nàng như chuyện thôi miên. Lời ca tiếng nhạc tạo nên hình ảnh thần tiên. Cứ thế, nàng xây dựng trong trí óc mình một lâu đài kỳ ảo, trong đó có thần tượng là chàng thanh niên mà nàng tôn sùng. Nàng say sưa, ngây ngất chiêm ngưỡng nó. Từ xa, nàng đâu biết rằng mình rất đẹp và đằng sau những ánh đèn rực rỡ đó có ánh mắt của một con thú đang rình mồi.

Hemsashi sẽ sống như thế mãi nếu một hôm, ánh mắt con thú Mohit không bị chóang ngợp khi nhìn thấy cô gái "thiếu phụ" ngồi bên cửa sổ. Từ đấy, cậu gửi cho nàng nhiều bức thư tỏ tình dưới cái tên giả "Binod Chandra". Cuối cùng, chàng nhận được một thư trả lời run rẩy, ngập ngừng, đầy những lỗi chính tả và một tình cảm sâu nặng.

Ngày tháng trôi qua đầy giông tố, khi thì lo lắng, khi thì chồng chất hờn ghen hoặc hy vọng hão huyền trong tâm trí u mê chóang váng của nguời con gái son trẻ. Sau hết, con người khốn khổ tội nghiệp đó bị kéo ra khỏi cái thế giới tĩnh lặng và đầy cô đơn của nàng. Một buổi tối, đã khuya, Hemsashi trốn bố mẹ, trốn các em, đi cùng với Mohit Mohan dưới cái tên giả Binod Chandra lên một toa tầu. Thần tượng bây giờ ở ngay bên cạnh, nàng say mê nhưng không phải là không lo lắng.

Khi tàu chuyển bánh, lạ lùng là nàng phủ phục xuống chân "Binod Chandra", khóc lóc van xin chàng đưa nàng về nhà. Mohit vừa thương hại lại vừa bực, bèn lấy tay bịt miệng nàng.

Bấy giờ con tàu đã bắt đầu lao nhanh trên đường sắt. Hemsashi thấy lại tất cả những người thân. Người cha khi nào ngồi vào bàn ăn cũng có mẹ và nàng ngồi bên cạnh. Thằng em út thích được nàng dọn cho ăn ngay khi đi học về. Hemsashi nhớ lại những lúc mẹ nàng ngồi tiêm trầu buổi sáng. Tối đến mẹ cuộn tóc cho nàng. Mỗi góc nhà, mỗi sự việc nhỏ bé hàng ngày đều hiện lên thân yêu trong trí óc nàng. Hemsashi thấy ngôi nhà bé nhỏ của gia đình mình quả là thiên đường và những chuyện têm trầu, cuộn tóc, quạt cho bố ngồi ăn cơm, nhổ tóc sâu cho bố, chơi đùa với hai đứa em... sao mà đáng yêu đến thế nhưng cũng xa xôi đến thế. Con tầu đang lao đi, nó mang theo nỗi lo lắng của nàng nhưng "Binod Chandra" không cho nàng quay trở lại...

Ít lâu sau, "thần tượng" bỏ rơi nàng trong khi nàng đang bụng mang dạ chửa. Không còn ai nhớ tới nàng nữa và nàng chìm đắm trong sự tủi nhục.


° ° ° 

Sau buổi tuyên án tử hình Khiroda được hai hôm, Mohit vốn thích ăn rau tươi, ngài đích thân vào vườn rau nhà tù, tự tay hái lấy những thứ rau mà ngài thích. Sực nghĩ tới vụ án Khiroda, ngài tò mò muốn biết người phụ nữ ấy có hối hận hay không khi bị kết án nặng như thế. Ngài rẽ vào khu giam giữ các nữ tù nhân.

Từ xa Mohit đã nghe thấy tiếng cãi cọ. Bước lên trên hiên phòng giam, ngài thấy Khiroda đang cãi nhau với người giám thị. "Hừ, đúng là bản tính đàn bà," - ngài nghĩ thầm -"Chết đến nơi rồi mà vẫn còn cãi nhau!"

Vừa trông thấy quan tòa, Khiroda đã kêu khóc om sòm: "Bẩm lạy quan chánh án, con xin ngài bảo anh ta trả lại cho con. Anh ta lấy của con chiếc nhẫn!" Hỏi ra, ngài được biết Khiroda đã giấu trong mái tóc một chiếc nhẫn, tên giám thị tình cờ khám phá ra nên đã chiếm đoạt. Ngài Mohit Mohan lại nghĩ thầm: "Chỉ còn ba ngày nữa thôi là bị treo cổ vậy mà vẫn bận tâm đến chiếc nhẫn. Đúng là đồ nữ trang chiếm một vị trí rất lớn trong tâm hồn phụ nữ!" Theo lệnh của quan chánh án, tên giám thị vội vàng trao lại chiếc nhẫn cho ngài.

Lật đi lật lại chiếc nhẫn trong tay, ông giật bắn người. Đó là một chiếc nhẫn ngọc rất đắt tiền, trên mặt có khắc những chữ "Hemsashi" và "Binod Chandra" rất rõ.

Mohit thôi ngắm chiếc nhẫn và nhìn vào khuôn mặt Khiroda. Một gương mặt khác hiện lên trong dĩ vãng xa xăm của hai mươi bốn năm về trước. Gương mặt đó tươi trẻ, ướt đẫm nước mắt, chan chứa yêu thương, tràn đầy lo lắng. Hai gương mặt có những nét giống nhau rất dễ nhận ra. Ông lại ngắm chiếc nhẫn ngọc, và khi ngước mắt lên nhìn người đàn bà nghèo khổ, tội lỗi, tự nhiên ông thấy gương mặt thân yêu của nàng được bọc trong một vầng hào quang. Chiếc nhẫn ngọc nhỏ bé đã biến nàng thành hình ảnh sáng ngời của một vị thần. 

 

Rabindranath Tagore

Dịch giả: Đoàn Dự

Monday, December 30, 2024

How Wagyu Is Made (Farm To Table)

Mời xem cho biết thịt bò Wagyu đến từ loại bò nào

Mừng Năm Mới 2025 - Đỗ Công Luận


 

Đội Ngũ Mà Cho Tới Nay, Như Donald Trump Muốn Thực Hiện

Đội ngũ mà cho tới nay, như Donald Trump muốn thực hiện,là nhắm tới nỗ lực đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại vào tháng 1 năm 2025 vẫn còn đang chuẩn bị ráo riết. Để chuẩn bị cho chuyến ra khơi vào ngày 20/1/2025, người thuyền trưởng Trump đang còn phải làm cuộc cách mạng toàn diện về nhân sự. Ông chọn lựa các thành viên tháp tùng có phẩm chất, để vừa có thể đưa con tàu ra biển lớn mà còn gặt hái thật nhiều thành quả trong chuyến ra khơi lần này.

Những tên tuổi mà Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ tập hợp cho chuyến ra khơi ngày 20/1/2025 đều có một điểm chung: tuyệt đối trung thành với lý tưởng MAGA, đặc biệt là cho tương lai của thời kỳ hậu tổng thống thứ 47, vốn bị rách nát do đảng Dân Chủ để lại.

Từ chính sách đối ngoại và an ninh đến an ninh nội địa cho đến cơ quan quản lý môi trường cao nhất - không giống như năm 2017, Trump chỉ bổ nhiệm những con người năng động, dấn thân và nhất là phả đặt quyền lợi của Hoa Kỳ lên trên hết để đưa đất nước Hoa Kỳ trở lại vị trí siêu cường số 1 của thế giới và phải đạt mục tiêu “Nước Mỹ trên hết”. Ông đang làm một cuộc cách mạng toàn diện từ trong đến ngoài để đưa nước Mỹ sang trang sử mới.

Vấn đề đầu tiên mà ông nhắm tới đó là việc nhập cư lậu và vấn đề biên giới. Đây gần như là mục tiêu hàng đầu của ông khi ra tranh cử – kế hoạch trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. Ông Trump đã thành lập một bộ ba krât quyết liệt và triệt cho việc này.

Với Kristi Noem, hiện là Thống đốc Nam Dakota, Trump đang đặt vào một vị trí của một người hùng của phong trào MAGA , là ngôi sao của giới truyền thông bảo thủ lên làm người đứng đầu Bộ An ninh Nội địa, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh nội bộ. Cùng với Stephen Miller, người kiến tạo chính sách nhập cư của Trump nhằm mục đích cô lập và là phó chánh văn phòng tương lai của Nhà Trắng, cũng như người bảo vệ biên giới hàng đầu Tom Homan, điều này cho thấy đây là những nhân vật có cùng sự thống nhất trong mọi quyết định và hành động.

Các nhân sự của phần còn lại? Marco Rubio (Bộ Ngoại giao), là cựu ứng cử viên tổng thống, được cả thế giới biết đến và là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Tình báo Thượng viện. Elise Stefanik (Đại sứ Liên Hợp Quốc) là sinh viên tốt nghiệp Harvard, cựu cố vấn của George W. Bush và là một trong những phụ nữ cấp cao nhất của Đảng Cộng hòa từng phục vụ tại Hạ viện.

Trump đã bổ nhiệm Pete Hegseth, người dẫn chương trình 44 tuổi của kênh bảo thủ Fox News, làm bộ trưởng quốc phòng mới. Bây giờ anh ta được cho là sẽ trở thành chủ nhân của ngôi nhà Pentagon với trong tay có ba triệu binh lính và nhân viên dân sự. Việc này đã gây tranh cải, nhưng với Trump thì không là vấn đề. Vì Trump trong nhiệm kỳ trước ai cũng chê bai là người không thể làm chính trị, như phe DC đã từng lên án, Trump là một thảm họa về chính trị nếu là Tổng thống thứ 45, nhưng rồi thì sao ?

Riêng người cho rằng 4 năm sắp tới sẽ là những năm yên bình nhất cho cộng đồng thế giới và dân Mỹ sẻ có hạnh phúc nhất với tài lãnh đạo của đội ngũ do Trump chọn lựa.


Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 November 2024

Share Lại Người Lính Già TQLC

Chúc Mạnh Khỏe Bình An - Minh Lương

Không Phải Mọi Người Bắc Đều Giống Nhau - Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng (RIP)

 
Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng 

Nước Việt Nam có 3 miền: Bắc, Trung và Nam. Người mỗi miền có một giọng nói khác nhau.

Do đó, người ta có thể nhận biết nguồn gốc của một người, căn cứ trên giọng nói. Mặc dầu những người miền Bắc có thể ở chung một vùng, nhưng không phải tất cả đều có chung một cách phát biểu ngôn ngữ hoặc chung một phong thái trong khi đối thoại.

Sau khi người Pháp chiếm xong Việt Nam, họ bắt đầu tìm cách khai thác thuộc địa mới.

Đất đai phì nhiêu ở miền Đông Nam phần được biến thành những đồn điền cao su và công nhân Việt Nam được trả lương với giá rẻ mạt. 

Những người phu làm ở đồn điền cao su được đưa vào từ miền Bắc hoặc phía Bắc của miền Trung. Đa số vốn là những người lang thang không có công ăn việc làm, những người tù vừa mãn hạn, những người ít học, hoặc những người không thành công ở chính quê hương họ. Trong số này có Hồ Chí Minh. Người Pháp gọi những người này là Cu-li (Coolies). 

Đám Cu-li này làm hầu hết những việc nặng nhọc hay dơ bẩn mà Tây thuộc địa giao phó. Bọn Cộng sản tìm cách len lỏi vào hàng ngũ Cu-li tuyên truyền, dẫn dụ để tăng cường lực lượng.

Vào năm 1954, hiệp định Genève được ký kết. Trong khoảng thời gian 3 tháng, người Việt có thể chọn lựa vùng đất mình muốn cư trú, tùy theo ý kiến chính trị cá nhân. Một triệu người Bắc đã di cư vào Nam. Đa số thuộc thành phần:

       Trí thức

       Công giáo

       Bị hành hạ hoặc có thân nhân bị sát hại trong khoảng 1945-1954 khi Việt cộng đã kiểm soát được một số vùng ở miền Bắc.

       Đã nhìn thấy cái gian trá quỷ quyệt của Việt cộng.

       Sĩ quan và binh sĩ đã từng chiến đấu chống lại Cộng sản từ 1945 đến 1954. Đa số những cảm tử quân miền Bắc, sau này đã trở thành những chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến và tiếp tục chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ.

Sau khi vào Nam, người Bắc di cư đã nói lên những lý do tại sao họ phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn cho người Nam hiểu. Họ viết sách, truyện, thơ, nhạc, kịch...và các tác phẩm văn chương nghệ thuật đã phát triển tối đa trong giai đoạn này. Họ tiếp tục phát huy truyền thống 4000 năm văn hiến của Việt Nam mà họ đã hấp thụ được.

Năm 1975, sau khi cướp được miền Nam, bọn Cộng sản Bắc Việt tràn vào đông như châu chấu, cào cào để hôi của. Cũng có nhiều người Bắc không may mắn bị kẹt lại vào năm 1954, sau 20 năm bị nhồi sọ giáo điều Cộng sản bởi Hồ Chí Minh và bè lũ, cũng đã trở thành thành tham lam, ganh ghét và tàn nhẫn.

Biến cố 1975 đã là một dịp cho bọn Việt cộng, từ lãnh tụ đến tép riu, trổ tài trấn lột tài sản của những người sống ở phía Nam vĩ tuyến 17.

Dần dà, người miền Nam nhận thấy đám dân Bắc tới sau 1975 hầu hết là thiếu học thức và ngu dốt. Phong thái đối thoại nghiêm chỉnh và nền nếp của miền Bắc một thời xa xưa đã bị Việt cộng phá sập để rồi biến thành một thứ ngôn ngữ sống sượng, trơ trên và vô giáo dục: giọng nói của bọn xâm lăng quỷ quyệt !

 Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc

  • Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối it học.
  • Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.
  • Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo

Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau dồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hoá, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng: 

 “KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU,,”

 


Y Sĩ Thiếu Tá Trần xuân Dũng

Chào 2025: Sống Ý Nghĩa Hơn, Yêu Thương Nhiều Hơn - Youtube Phan Ngọc Thuận

Một thông điệp chào năm mới 2025 rất ý nghĩa và giá trị. 

Nếu Một Ngày Trắng Tay Thì Ta Còn Lại Gì?


Tôi nhớ về hình ảnh của ngoại, một người phụ nữ đã sống cả đời trong nghèo khó, nhưng bà có một điều mà tôi chưa bao giờ tìm thấy trong những người khác: đó là sự bình an và sự thanh thản trong tâm hồn.

Những giá trị đích thực nằm sâu trong tâm mỗi người. 

Có những lúc, ta cứ mải miết đuổi theo những thứ ngoài tầm với – những chiếc xe bóng loáng, những ngôi nhà đồ sộ, hay những bộ đồ đắt tiền. Chúng ta nhìn vào đó và tự hỏi, liệu có khi nào ta sẽ được sống như họ, những người có tất cả những gì mà xã hội ngưỡng mộ? 

Có những lúc, ta ngồi trong chiếc xe của mình, nhìn vào chiếc xe hơi của người khác và cảm thấy thiếu thốn. Ta nghĩ, nếu mình có những thứ ấy, cuộc sống sẽ tốt hơn biết bao.

Nhưng rồi có những khoảnh khắc, khi ta ngồi một mình trong căn phòng tối, trong thinh lặng, ta chợt nhận ra : Tất cả những thứ đó, chỉ là những cái bóng phản chiếu ngoài kia, không thể nào lấp đầy khoảng trống bên trong ta

Tôi từng nghe câu chuyện về một người đàn ông, một người mà ai cũng nghĩ là “hạnh phúc”. Anh ta có mọi thứ: nhà cao cửa rộng, xe đắt tiền, công việc ổn định, và một cuộc sống như mơ. Nhưng rồi, có một ngày, khi sức khỏe của anh bắt đầu suy yếu, và anh phải nằm trong bệnh viện, anh mới nhận ra, điều duy nhất mà anh thực sự thiếu chính là sự bình yên trong lòng.

Những người bạn mà anh từng giúp đỡ, những người thân mà anh từng lạnh nhạt, họ không đến thăm anh. Anh nằm đó, trong một phòng bệnh tiện nghi, sao lại lạnh lẽo, cô đơn, và đột nhiên cảm thấy lòng mình trống rỗng đến mức không thể thở nổi. Những chiếc xe, những ngôi nhà, tất cả những gì anh đã chạy đua cả đời để sở hữu, giờ đây không thể nào làm anh cảm thấy ấm áp hơn được.

Liệu có phải đôi khi chúng ta đã đánh mất chính mình, chạy theo những điều mà xã hội khen ngợi, nhưng lại bỏ qua những điều chân thật và giản dị trong cuộc sống, bỏ qua những thứ mà một trái tim rất đỗi bình thường cũng thật sự cần đến hay không? 


Ngày còn nhỏ, có những khi tôi nghĩ, nếu như có nhiều tiền, mình sẽ được làm những gì mình thích, tôi đo lường hạnh phúc dựa vào tiền bạc. Nhưng khi tôi lớn lên, tôi dần nhận ra, điều quan trọng không phải là có bao nhiêu tiền trong tay, mà là có thể sống thế nào để khi nhìn lại, ta cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm và bình an.

Một người bạn thân của tôi từng nói: “Cuộc sống này không phải chỉ để có, mà là để sống.” Khi cô ấy nói câu đó, tôi không hiểu ngay. Nhưng hiện tại, khi nhìn lại, tôi mới hiểu, cái để sống không phải là những gì ta sở hữu, mà là những gì ta cho đi, là cách ta đối xử với người khác, là cách ta yêu thương chính mình.

Những gì thuộc về tự nhiên cũng vậy, tự nhiên luôn cho đi mọi thứ, nếu như nó không cho đi, nó không thể sống được. Như một cái cây lớn, đến mùa thu lá sẽ rụng, nó cho đi một phần sinh mệnh nó để sinh ra những cành lá mới, một cái cây cũng tự nó ra quả, nếu không ai ăn, nó sẽ rụng và quay về đất làm chất dinh dưỡng cho đất, một con cá không chỉ là sống trong nước, chúng đang duy trì sức sống cho một dòng sông. Và chỉ con người ít khi nào muốn cho đi, mà đa phần lại muốn nhận lại. 

Tôi nhớ về hình ảnh của ngoại, một người phụ nữ đã sống cả đời trong nghèo khó, nhưng bà có một điều mà tôi chưa bao giờ tìm thấy trong những người khác: đó là sự bình an và sự thanh thản trong tâm hồn. 

Bà không có những thứ mà nhiều người ao ước, nhưng mỗi lần tôi nhìn vào đôi mắt bà, tôi lại thấy một thứ gì đó sâu sắc hơn tất cả những món đồ đắt tiền mà thế giới này có thể trao cho ta. Bà luôn cười, dù cuộc sống đã dạy cho bà rất nhiều bài học khó khăn. Bà luôn nói với tôi rằng, “Cuộc đời này không thể chỉ nhìn bằng mắt. Đôi khi, ta phải nhìn bằng trái tim.”

Chắc chắn bạn sẽ không thấy một chiếc xe sang trọng hay một biệt thự lộng lẫy khi nhìn vào bà. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được một sự an lành trong mỗi lời bà nói, mỗi bước đi của bà. Bạn sẽ thấy rằng, trong thế giới đầy biến động này, bà chính là người giàu có nhất, vì bà không cần tìm kiếm điều gì ngoài sự tôn trọng và yêu thương từ người khác.

Dù hoàn cảnh có thế nào, hãy luôn gắng sức giữ 1 nội tâm tròn đầy


Chúng ta có thể giàu có, nhưng nếu chúng ta không có sự tôn trọng, không có lòng nhân ái, chúng ta sẽ luôn cảm thấy trống vắng. Chúng ta có thể sở hữu mọi thứ trên đời, nhưng nếu không có sự bình an trong tâm hồn, thì tất cả những thứ ấy đều vô nghĩa. Cũng có nghĩa, những thứ ta đang có là thứ yếu, nhưng giá trị bên trong tâm hồn ta lại là chủ yếu, nó mới quyết định chúng ta liệu có hạnh phúc hay không! 

Vậy thì, nếu hôm nay, bạn phải lựa chọn, hãy chọn sống một cuộc đời giản dị, nhưng đầy ý nghĩa, hoặc sống trong giàu sang cũng vậy, điều cốt lõi là không nên đánh mất giá trị tốt đẹp trong lòng mình. 

Hãy chọn yêu thương và tôn trọng những người xung quanh. Hãy sống với một tâm hồn không hối hả, để khi nhìn lại, bạn có thể mỉm cười, vì biết rằng mình đã sống đúng với những giá trị đích thực. Và khi đó, dù bạn có bao nhiêu tiền, bạn cũng sẽ cảm thấy mình là người giàu có nhất trên thế giới này. 

Vì khi tâm hồn bạn đã đủ, thì mọi thứ cũng sẽ cảm thấy đủ.


An Hậu

Sunday, December 29, 2024

Nguyện Cầu Năm Mới - Đỗ Công Luận

Chuyện Vợ Người Tù Cải Tạo...... Chồng Tù, Con Tù, Con Tử… - Hoàng Oanh

 

Trời hè Cali năm nay rất nóng, ánh nắng chói chang. Những đám mây chuyển động cuốn theo chiều gió trong hoàng hôn đổi thay màu sắc với ánh vàng tươi đẹp có lúc đỏ rực góc trời như máu lửa chiến tranh. Sức nóng nơi đây làm tôi lại nhớ về Việt Nam, nơi khí hậu nóng gay gắt vào hè… và trong thâm tâm gợi lại: Vì sao tôi đến nơi nầy, để lòng luôn nhớ về quê hương?!

Ngược dòng thời gian, từ khi đất nước Việt Nam với chiến tranh, để có những chiến binh tàn phế lê lết đau khổ cả cuộc đời và những người tử thương vùi thây dưới lòng đất hoang vu… để lại những quả phụ cô nhi, mẹ góa con côi bất hạnh trong cuộc sống tương lai mờ mịt đau thương!

Vì thế mọi người đều mong mỏi đất nước được thanh bình.

Ngày 30-4-75, quân Cộng Sản đã tràn vào dinh Ðộc Lập. Ðài phát thanh phát lời Tổng Thống Dương văn Minh ra lệnh tất cả chiến sỉ hãy ngưng chiến, buông súng. Các chiến sỉ VNCH đang chiến đấu mãnh liệt, cuộc chiến chưa tàn, giã từ vũ khí…khi vận nước đến hồi đen tối.

Thế là hết, nước mất, nhà tan trong nổi hận! Lệnh của chánh quyền Cộng Sản:

Tất cả ngụy quân từ cấp tá trở lên và ngụy quyền cao cấp phải đi trình diện ở những điểm…trong hạn định ngày 13, 14, 15/6/1975, để học tập cải tạo, đem theo hành trang và tiền ăn 1 tháng.

Chồng tôi từ giã vợ con, dặn dò tôi bao nhiêu điều… Tôi đưa chồng tôi đến điểm tập trung và chia tay trong đau buồn, lo ngại cho lần đi nầy.

Chồng tôi bước chân vào đời binh nghiệp tại trường Võ Bị Ðalạt năm 1951.

Ðã bao năm tôi sắp xếp quân phục cho chồng trong những lần đi… trên bâu áo từ mai vàng đã đổi màu mai trắng và hẹn ngày về… Lần đi nầy với thường phục, một túi xách đen…không biết được ngày mai!… Khi không còn “chiến tranh” để không có cảnh cô nhi quả phụ, thì có những người đi tù “không hẹn ngày về” cũng vẫn đưa đến cho những đứa con và những người vợ trong cảnh khổ cực cuộc đời với những nỗi niềm:

“Người vợ tù cải tạo”

Ngày tháng nặng nề trôi qua khi chồng tôi đi tù ở tuổi 45, và tôi, một người mẹ 44 tuổi với 10 đứa con, 4 gái, 6 trai. Bây giờ, tôi vừa làm mẹ lại vừa thay cha để nuôi và hướng dẫn các con làm sao cho nên người… được cơm no và bước đường học vấn được tốt đẹp…Ðiều tôi mong mỏi cũng là điều tôi lo ngại trong hoàn cảnh nầy. Bao nhiêu gia đình có chồng đi tù, những người vợ, người con lắm cực nhọc với sinh kế khó khăn hiện tại. Phải ra những lề đường, các chợ và chợ trời mưu sinh.

Những đứa con của tôi đều đi làm thuê khi rảnh giờ học. Con trai thì làm phu khuân vác hoặc xây cất rất nặng nề. Mấy đứa con gái thì đi lãnh sợi nylon về móc giỏ, từ chợ Hòa Hưng qua chợ Tân Qui Ðông rất xa. Hai đứa con gái nhỏ, tuổi 9-15, chở nhau bằng xe đạp, lãnh sợi và giao giỏ. Còn tôi cũng ra đi từ sáng sớm, đến tổ thêu may gần chợ Bến Thành để may mướn. Mẹ con tôi đi trong mưa nắng… cũng mặc. Chiều về, tôi luôn không được nghỉ ngơi, vội vã nấu ăn rồi đi họp tổ. Lời Tổ trưởng:

-” Các người vắng mặt là điều không tốt. Khi xét cho chồng đi cải tạo về, cũng do vợ con tham gia tích cực mọi việc được tốt nơi địa phương”.

Những lần họp từ 7 giờ tối, có khi đến gần 10 giờ mới xong, họ luôn nhắc nhở câu: “Chúng ta được sống trong Ðộc Lập- Tự do- Hạnh phúc…nhờ ơn Bác và Ðảng”. Thật là mệt thể xác lẫn tinh thần. Vì tranh thủ, có người đem len theo vừa nghe vừa đan, đã làm nhiều, cực, nhưng mấy ai được no. Những bữa ăn của con tôi thường là: dưa mắm, tương, chao, rau luộc, mấy khi có cá thịt. Còn cơm thì độn bo bo và chia từng phần cho 10 đứa con. Ðói no chỉ bấy nhiêu, rồi uống nước nhiều. Tôi nhìn con trong cảnh đó mà lòng quá đau xót!

Gia đình tôi luôn bị thúc giục đi Kinh Tế Mới để tăng gia sản xuất. Tôi đã nghe những người đi nơi ấy về nói lại “ Rất khó sống “. Vì thế nếu không ở được thành phố thì tôi sẽ đến một nơi khác. Tôi về quê chồng ở Mytho để tham khảo ý kiến nơi ở và sinh kế thì được lời: “ Về đây, sẽ tùy việc… và đùm bọc lẫn nhau”. Tôi cũng về quê tôi Bạc Liêu tìm hiểu, thì bà con có ý kiến: “ Hãy nuôi chim cút vì đang có phong trào”. Quê hương sẽ là nơi dung thân. Tôi sẽ chọn một trong hai nơi nầy để có người thân giúp đỡ... Và tôi lại nghĩ đến chồng, từ ngày ra đi, bản thân và sự sống ra sao không rõ; còn tôi và các con trong cuộc sống, nơi ở, cũng không yên, rồi đây sẽ đi đâu, về đâu?!


Những gì tôi lo ngại về đường học vấn của các con tôi rồi cũng vỡ lở, không khỏi được. Ðứa con lớn đang học luật khoa, thì khoa nầy bị bỏ. Ðứa học đại học y khoa cũng bị đuổi. Một đứa kế tiếp đang bước vào ngưỡng cửa đại học lại phải đi nông trường lao động Thanh Niên Xung Phong. Ðường học vấn của các con, ước vọng tương lai đen tối. Chúng buồn và khóc nhiều. Cũng bởi vì “vợ con ngụy”, nên lắm phũ phàng! Vào một đêm, tiếng chuông cổng nhà reo vang cùng tiếng gọi:

-“ mở cổng, mở nhanh, chủ hộ!”

Tôi nhìn đồng hồ biết thời gian, 12 giờ 18 phút. Thì ra những người gọi là công an phường, tổ trưởng khu vực và một phụ nữ. Họ cho biết có lệnh xét nhà. Họ buộc tôi mở các tủ lớn, nhỏ để lục xét và bắt ghế lên 2 giường sắt chồng mà trèo lên trần nhà qua khung gỗ vuông. Người phụ nữ, mà người ta gọi là dân 30 tháng 4, cũng trèo lên theo. Họ rọi đèn pin, không hiểu họ tìm gì trên ấy. Xong việc, xét không có gì đễ lập biên bản, họ cũng không ra về mà ở lại, gọi là “đóng chốt” một đêm, một ngày. Khi rút đi thì tịch thu 1 máy ảnh trong còn phim chưa chụp hết, một máy quay phim cùng bao nhiêu phim kỷ niệm đám cưới trong gia đình, cả đám tang của cha mẹ, tôi năn nỉ thế nào xin lại cũng không được. Họ nói là để chiếu xem, nếu có tài liệu xấu, sẽ” mời ra phường làm việc”. Nếu không có gì thì gọi ra nhận lại trong 10 ngày, nhưng rồi họ im lặng luôn.


Sau việc xét nhà, tôi luôn lo ngại” tai họa” cho những đứa con trai của tôi. Và nghỉ có đi đâu khỏi nơi nầy, cũng không đem đồ đạc trong nhà theo được, để lại họ xài, khi họ chiếm nhà, cho nên tôi đã bán giường, tủ, bàn, ghế salon… mọi đồ vật trong nhà cả bộ lư trên bàn thờ ông bà, tôi cũng bán. Giờ đây, nhà trống trải từ trên lầu xuống từng dưới, từ trước ra sau, các con tôi có thể đá banh thoải mái. Tôi ứa nước mắt, vì tiếc những gì mình mua sắm theo sở thích qua bao năm đều là kỷ niệm.

Rồi việc gì đến đã đến, vào một đêm mưa nhỏ, vẫn sau 12 giờ khuya, có tiếng gọi to:

-“ Mở cổng, mở nhanh”

Cùng tiếng chuông cổng vang liên hồi, những người gọi vẫn là công an phường, tổ trưởng khu vực. Khi vào nhà, họ liền hỏi: “ Có đứa tên này … không?

Tôi trả lời:

“ Ðó là con tôi, nó đang ngủ”

Họ đến tận giường kêu nó dậy. Nó đang ở trần, mặc quần đùi. Họ hối lấy quần dài, áo dài tay mặc… với lời: ” Mời ra phường làm việc” rồi bắt dẫn đi. Con tôi trong ngơ ngác. Tôi đi theo ra công an phường, lúc 1 giờ 10 phút. Họ để mẹ con tôi nơi phòng đợi, còn họ, người ra về, người vào phòng… ngủ. Mãi cho đến sáng, khi có tiếng rao bán hàng, họ mới mở cổng. Nhìn mẹ con tôi, thốt:

“ Chờ làm việc”.

Thấy con lắng nghe tiếng rao bán hàng thí biết con đang đói. Con lại nói nhức đầu. Tôi cũng quá mệt mõi cả đêm ngồi không ngủ, lại lo ngại việc gì sẽ đưa đến. Nuôi con, ai hiểu con bằng cha mẹ! Tôi an ủi con:

-“ Chờ làm việc rồi sẽ về. Con không làm gì sai, đừng sợ”... Tôi về nhà lấy tiền, để mua gì cho con ăn và đem thuốc nhức đầu cho con uống

Tôi vừa đi vừa chạy vì nhà không xa lắm. Tôi mua 3 củ khoai lang luộc còn nóng. Tôi đi… chạy nhanh trong vòng 30 phút. Khi trở lại thì… không còn con tôi ở đó nữa. Họ đã đem con tôi nhốt nơi khác. Tôi hỏi, họ trả lời:

“ Chị đi về đi sẽ cho biết sau”.

Tôi đau khổ quá, nước mắt tuôn trào. Tôi đem khoai và thuốc mà con không được nhận trong lúc đang phải chịu đói và đau. Không biết họ đã đem con tôi nhốt ở đâu và nghĩ khi bắt đi, không có mẹ, con tôi sẽ hoảng sợ như thế nào? Tội nghiệp cho con, tôi khóc trong tức tưởi…ra về. Tôi đi tìm hiểu sự việc. Có đứa lứa tuổi, trùng tên, nhà ở gần, nó chỉ “thả diều” nhiều ngày trên nóc nhà. Họ cho là nghiên cứu truyền tin, thành phần bất hảo. Tôi đi khiếu nại nhiều lần, nhưng vẫn cái câu“ chờ cứu xét”.

Ðã hơn 5 tháng thì vào 1 ngày tôi được tin con, tôi xách giỏ thức ăn, vất vả đi tìm thăm con. Nhìn con đau ốm, hai chân sưng phù, mặt hốc hác. Người bịnh lại mặc áo còn ướt, giặt phơi chưa khô, vì đêm bị bắt, chỉ mặc một bộ quần áo… ra đi. Mẹ con đều khóc trong đau khổ. Tôi muốn dắt con ra khỏi chốn tù… con tôi theo nắm tay mẹ, vì muốn cùng mẹ đi về…nhưng…!

Nỗi tức lòng, người ở tù thì phải đúng tội, tôi khiếu nại đến Viện Kiểm Sát Quận…, gặp viện trưởng Ng….trình bày con tôi được thả với giấy: “ bắt nhầm vì trùng tên”... Khi đem về, họ bỏ ở đầu đường, con tôi bị phù chân không đi được- có ông bán cháo lòng quen- giúp cõng về nhà. Con tôi ở tù oan 8 tháng, bị đuổi học, đang học Trung Học Kỷ Thuật Toán lớp 12, trong tuổi 17, ra tù 18, từ tháng 12-1976 đến 8-1977, giam ở Xuyên Mộc.

Lại 1 việc cực khổ nữa đến với đứa con trai khác, 17 tuổi, cũng đang học lớp 12, phải bỏ học đi lao động nông trường, rồi đưa đi nghĩa vụ thủy lợi, đào kinh vùng duyên hải Cần Giờ, từ 9-1978 đến 12-1980, tính ra hơn 2 năm, xong công trình mới được về.

Tôi lại xách giỏ thức ăn đi thăm con. Nhìn con gầy ốm, hốc hác, da mặt đen nám vì phơi nắng mưa. Quần áo rách rưới, đưa lưng, đưa đùi, vì luôn trong sình đất dưới nước ngày nầy qua ngày khác, quần áo đâu cho đủ, thật quá đau lòng. Trên người, da cũng ngứa lở, kẽ ngón tay, chân bị nước ăn, luôn ngứa, gãi... rướm máu. Hình ảnh con dưới nước lội lên bờ, như con vật bị thương, uể oải đến bên mẹ… Mỗi lần đi thăm là đem thuốc ngứa lở, cảm. Thật tội nghiệp con tôi. Thỉnh thoảng, con tôi về thăm nhà, thấy con ốm, bơ phờ vì bao gian lao, cực khổ, vác đạn nơi chiến trường nguy hiểm, canh gác trong đêm, đói khát đủ mọi thứ, ngoài sức chiu đựng.


Con tôi đã hẹn ngày đưa Ông Táo, 23 âl tháng chạp, sẽ về thăm trong dịp Tết, thì đúng ngày 23 âm lịch, được hung tin nó đã “tử thương” vì trúng mìn tan xác nơi biên giới Campuchia, ngày 11-1-1979, tức ngày 13 âl tháng chạp. Ðến ngày 20-1-1979, họ mới báo tin, đã 10 ngày, tức ngày 23 âm lịch, đưa ông Táo, con tôi đã về trong vong hồn như nó đã hẹn! Họ chỉ có 1 tờ “giấy báo tử”, không xác, không thây, không nói đến nấm mồ, mà chỉ đem về một balô của con tôi, trong có 1 nhật ký, 1 tấm ảnh, 1 mền, 2 áo, 1 quần tây đều củ…

Với hung tin và những chứng vật đau lòng, nước mắt tôi tuôn trào, không còn đứng vững, tối tâm mặt mày. Còn nỗi thống khổ nào hơn?! Giữa lúc gia đình tôi bối rối, có một người đàn ông tìm đến hỏi:

-“ Chừng nào đi Kinh Tế Mới?” Trong tận cùng đau khổ, tôi la khóc, trả lời:

“ Cứ đem xe đến chở mẹ con tôi đến bất cứ rừng sâu núi thẳm nào, tùy, trong vòng 1 giờ, nếu qua giờ, tôi sẽ đốt căn nhà nầy, rồi có ra sao thì ra. Tôi hết muốn sống nửa rồi”!

Với bao nỗi khổ vồn vập với gia đình: nơi ở không yên, con bị đuổi học, con đi lao động cực khổ, con bị tù oan, con bị chết thảm không xác không thây... những ai là mẹ trong cảnh này sẽ thấu nỗi khổ của tôi...


Ðang có bà Hội trưởng Phụ Nữ Phường trong toán đến báo tin con tôi tử thương, bà nói lời gì không rõ, người nầy bỏ đi, nét mặt khó chịu. Tết đã đến, mọi người nhộn nhịp, đi mua sắm… và những cành mai vàng, hoa đào thắm đỏ. Ngoài kia, tiếng pháo nổ vang trong đêm giao thừa. Ai ai cũng vui mừng đón xuân, riêng tôi trong căn nhà yên lặng, 1 cái Tết trong nước mắt chờ con như lời con đã hứa hẹn, nhưng con không bao giờ trở về nữa! Con tôi đã chết trong tuổi 23(1956-1979). Lòng mẹ tiếc thương, thương tiếc 1 đời trai trẻ bất hạnh. Viết về con mà không cầm được nước mắt.

Từ ngày xảy ra “cái chết” của con, tôi bị ám ảnh, buồn không nguôi và phát bịnh. Ðến nay, chồng tôi đi tù đã 4 năm, chỉ có tin thư, không gặp mặt.

Tháng 3-1979, thư chồng tôi cho biết đang ở trại Hà Sơn Bình và được phép đi thăm. Ðây là sự an ủi nhiều nhất trong giai đọan nầy. Tôi cố gượng để có sức khỏe vì hành trình phải qua nhiều ngày đêm. Tôi đi tìm những bạn có chồng ở cùng trại để đi chung, có gì cần thì cùng chia sẻ giúp đở nhau. Có người bạn ở gần nhà đồng ý cùng đi với tôi, chúng tôi lo ngại nhiều về “ tiền” vì đến nơi xa, xứ lạ.

Qua giấy tờ xin phép ở Phường, chúng tôi mua lương thực: gạo, thức ăn khô, tôm khô, mắm ruốc…thuốc men, sắp vào giỏ bàng, quấn dây kẽm thêm 2 quai giỏ cho chắc. Ðã chờ nhiều ngày nơi ga Bình Triệu quá mệt nhọc mới mua được vé xe lửa.


Ngày ra đi, tôi xách cái giỏ đựng lương thực, đã bao lần tôi xách giỏ đi thăm con. Nay xách giỏ đi thăm chồng với hành trình rất xa 1760 km từ Nam ra Bắc. Trong 4 ngày 4 đêm trên đường đi, xe có trục trặc một ít, tôi cũng không chú ý đến cảnh vật chung quanh, bởi lòng chi phối “vui buồn”: vui vì sẽ gặp được mặt chồng, buồn vì gia đình… lắm điều. Lòng suy nghĩ miên man những gì mình sẻ nói, những gì không thể nói với chồng. Cuối cùng tôi nhất quyết giấu chồng về việc” con chết thảm” vì chỉ làm chồng tôi đau khổ thêm trong cảnh tù. Từ ngày con tôi chết đến khi đi thăm chồng đã hơn 3 tháng. Trong mấy ngày đêm không ngủ được, khi xe dừng ở những ga trên đường và hành khách lên xuống rần rộ…

Chúng tôi đã đến ga Hàng Cỏ- Hà Nội, đi tìm nhà trọ, ở nơi đây gặp các chị em, đi thăm chồng, còn chờ mua vé xe về. Có chị gợi lời: “ Nếu… có thể cho tiền” để gởi mua thức ăn, nhưng bị xét kỷ lắm, nếu bị phát hiện, sẽ bị tịch thu và còn bị phạt nữa, vì thế tôi không dám thử “. Bạn tôi cũng sợ, dặn tôi đừng cho tiền để được yên, lại hối đi nghỉ để ngày mai vào trại. Tôi lặng lẽ đi mượn, trong nhà trọ, một cây kéo và sắp xếp lại giỏ lương thực.


Sáng hôm sau, chúng tôi ra chợ Ðồng Xuân mua thức ăn tươi, thuê xe xích lô vào Hà Sơn Bình. Ðường đi hơn 20 km mới đến nơi, nhìn cảnh trại tù mà lòng ngao ngán! Chúng tôi vào trình giấy tờ nơi cán bộ quản giáo thăm nuôi. Khi được gọi, tôi liền xách giỏ bước nhanh. Nơi phòng chờ, tôi ngồi một bên bàn, cán bộ ngồi ở đầu bàn và nói với tôi những lời:” Chị được thăm, gặp mặt chồng 15 phút, chỉ thăm hỏi, nói điều tốt… có tính cách động viên, không được than khóc; trao quà xong, ra ngoài!” Tai tôi nghe, mắt nhìn nơi cửa thì chồng tôi bước vào, đầu đội nón lá dừa vành to. Tôi không nhận ra chồng vì quá ốm, mặt đen, môi thâm, trông thiểu não, mặc bộ đồ màu xanh có chữ CP số… viết bằng sơn đỏ. Chúng tôi gặp nhau trong nghẹn ngào, cố dằn nước mắt. Tôi quá xót lòng vì hình ảnh ngày ra đi và ngày gặp lại… Cán bộ bảo chồng tôi ngồi. Chúng tôi ngồi đối diện nhau. Cán bộ ngồi đầu bàn, theo dõi…! Ðầu óc tôi quay cuồng vì phải giấu bao nhiêu điều:- gia đình không yên- các con bị đuổi học- con đi lao động cực khổ- con bị ở tù oan- con chết thảm. Nay trước mắt người chồng tù, trong nông nổi nầy.. thì chồmg tôi có tiếng hỏi:

“ Em mạnh giỏi thế nào? Gia đình thế nào? Các con học hành và sức khỏe ra sao? Mẹ con làm ăn gì, có được tốt???

Tôi chợt tỉnh qua cơn mê khổ tâm, trả lời:

-“ Em và các con mạnh khỏe. Chúng nó học hành tốt. Gia đình bình yên. Mẹ con em làm ăn buôn bán được lắm “( chỉ những lời dối…ngược ). Chồng tôi cho biết đã nằm bệnh viện Hà Ðông vì đau bao tử nặng. Tôi đã không thăm và chăm sóc được trong tình vợ chồng, trong phút chạnh lòng, tôi với nắm lấy bàn tay chồng trên bàn. Tay nóng hăm hẳm. Tay trong tay, lòng hiểu lòng trong đau xót và nhìn nhau, bản thân đều xơ xác! Chợt thấy cán bộ nhìn chăm chăm chúng tôi, tôi vội buông tay chồng, rút tay nhanh vì sợ chồng bị đuổi vô trại. Và 15 phút ngắn ngủi qua mau. Cán bộ bảo: “ Nhận quà, hết giờ”! Tôi trao giỏ lương thực cho chồng, nói lời: “ Quai cột chắc, xách không đứt, có quấn thêm dây“ quài tiên”. Chồng tôi chớp mắt, hiểu ý. Chúng tôi từ giã nhau… "cố ngăn dòng lệ”, khi nhìn chồng bước vào cổng trại cho đến khi khuất dạng. Với sanh ly, tử biệt gây cho tôi bao nỗi khổ đau. Tôi trở lại ngồi bệt ở một góc thềm, chờ bạn để cùng về, chua xót...

Tôi bậc khóc, không còn ai cấm ngăn nước mắt tôi cứ tuôn. Tội nghiệp cho chồng, những gì đau buồn về con cũng không hay biết và vợ chồng cũng không chia sẻẻ với nhau được.

Bạn tôi thăm chồng xong, đã đến bên tôi. Chúng tôi nước mắt chan hòa trên bước đường ra về. Rời trại tù, nhìn lần cuối, một nửa vương vấn, một nửa nghiệt ngã.


Chúng tôi đi tìm không gặp 2 chiếc xích lô. Bạn và tôi phải bi bộ ra Bình Ðà, cả 6 km để đón xe về. Mặt trời đã lên cao, nắng nhiều, nón lá trên đầu, bất chợt gió thổi mạnh làm nón bay vì không còn quai. Tôi chạy theo lượm. Nghĩ đến chuyện… tôi bậc cười. Bạn tôi an ủi: “ chị vừa khóc, cười như người điên… hãy dằn lòng”. Cảm động vì lời bạn… Khi họ cho là con kiến cũng không qua được mặt họ, nhưng 2 tấm giấy bạc cuốn tiền đã qua lọt. Trong đêm ở nhà trọ, tôi mượn cái kéo cắt đôi sợi dây vải quai nón lá, luồn tiền vào rồi quấn vòng theo 2 quai giỏ, quấn lại dây kẽm như trước. Tôi nói với chồng: “ dây quài tiên”(tiền quai, giỏ- nói lái) nên tôi cười là được trọn vẹn như ý. Chúng tôi ra đến Bình Ðà, đón xe thật là khó. Rất may có xe chở đá gạch chịu chở vì thấy chúng tôi đàn bà đang giữa đường mà trời đã về chiều. Chúng tôi ngồi trên gạch, xe chạy dằn ê ẩm cả người. Về đến Hà Nội, đã tối.

Sáng hôm sau, chúng tôi ra ga mua vé xe về, nhưng không mua được vé, vì đã bán hết cho đoàn thể đi vào Nam. Mỗi ngày chúng tôi đều ra ga. Ðã qua 4 ngày, chúng tôi cũng không mua được vé. Trong thời gian chờ, chúng tôi với áo bà ba, quần đen, đầu nón lá, chân dép xẹp lội bộ, lang thang qua 36 phố phường Hà Nội. Chúng tôi lo ngại, nếu còn phải chờ mua vé lâu ngày, còn phải trả tiền nhà trọ, nên chúng tôi bắt đầu ăn bánh mì không có thịt, chã… Bạn tôi nói đùa để có nụ cười là “ bánh mì không người lái”. Chúng tôi nở nụ cười trong héo hắt. Ðến ngày thứ năm, người ta chen lấn quá đông, ai mạnh tay cứ xô đẩy, chúng tôi quá mệt mỏi vẫn không mua được, cuối cùng phải mua vé chợ đen… mà cũng mừng.


Trên đường từ Bắc về Nam, tôi có phần bớt chi phối vì đã thăm gặp mặt chồng. Yên lòng, tôi ngắm cảnh vật trong hành trình, không như chuyến đi ra lắm lo nghĩ... Và những ngày nơi đất Bắc, trên cầu Thăng Long, nhìn con sông Hồng Hà, môt màu nước hồng như máu… mà lòng nghĩ về…những người tù.

Khi vào miền Trung, đến con sông Bến Hải, nhìn dòng nước chảy lững lờ và chiềc cầu Hiền Lương chia đôi bờ Nam Bắc mà lòng ngậm ngùi xót xa! Ði lần về miền Nam, qua những chiếc cầu sắt gập ghềnh, những con sông nước trong, đục…chảy ngược, xuôi… Lại nghĩ về dòng đời những người vợ tù...và đời tôi...


Qua bao ngày đêm ngồi trên xe lửa rất mệt mõỉ… cuối cùng xe đã về đến ga Bình Triệu. Từ ngày tôi ra đi đến ngày trở về, trong 2 tuần lể với nhiều vất vả, tôi bị cảm, nhức đầu, lại ăn uống thất thường, nên ốm nhiều. Về đến nhà, các con tôi rất mừng vì tôi đi đến nơi về đến chốn. Các con hỏi về tin tức cha rối rít. Tôi kể rõ những sự việc cho các con nghe. Các con rất cảm động… thương cho cha phải chịu bao điều cực khổ bản thân lẫn tinh thần trong trại tù. Các con nghe chi tiết sự việc có vui, giận, thương, ghét. Từ đây các con tôi đã hiểu nhiều nỗi lòng của cha mẹ và tôi thấy chúng lo lắng mua bán thêm nhiều hơn để có tiền cho mẹ đi thăm cha. Tôi cũng lãnh hàng vải về thêu, may thêm để có tiền đi thăm chồng được nhiều lần hơn vì nơi xa kia, chồng tôi với những phút giây chờ đợi. Những đêm nằm trằn trọc không ngủ được, tôi lại ngồi may có khi đến gần sáng. Lắm lúc tủi thân, nước mắt tôi tuôn rơi trên mặt hàng. Khi họ mặc, có mấy ai đã hiểu biết?!


Sau 4 năm kể từ lúc đi thăm chồng lần đầu, những năm kế tiếp tôi thăm được 5 lần... Chồng tôi ở tù hơn 10 năm thì được về. Gia đình vợ con đều vui mừng xum họp. Chồng tôi chợt tắt nụ cười khi nhìn trên bàn có lọ nhang và ảnh của con. Tôi kể lại sự thể con chết thảm, tan xác nơi biên giới Campuchia, không nắm mồ để thăm. Từ ngày anh đi tù, gia đình chịu lắm điều đau khổ! Nhìn cảnh nhà trống trải, đồ đạc không còn, đến cái giường ngủ kỷ niệm ngày cưới cũng bán…Vì bao nỗi buồn… chồng tôi với chứng bịnh bao tử càng ngày càng nặng đến xuất huyết phải nằm bịnh viện. Thân nhân thăm và khuyên: “Ðã thoát địa ngục môn, hãy nguôi tâm sự”. Chồng tôi cố gượng nhưng lòng vẫn không yên vì gia đình đông con trong khó khăn. Khi đở bịnh, chồng tôi cùng các con phụ tôi đi mua bán cho cuộc sống mới.


Ðã bao nhiêu năm nước mất nhà tan! Bao nhiêu người phiêu bạt! Gia đình tôi đến xứ tự do theo diện H.O. Hơn 10 năm trôi qua và luôn nhớ về quê hương. Nay tôi đã 71 tuổi mà lòng không thể nào quên bao khổ đau kể từ khi 30 tháng tư 1975 ập đến....

Chồng tù, con tù, con tử… mà bao nhiêu ngưòi đàn bà đã chịu đựng, với những… Nỗi niềm nơi người vợ tù cải tạo...


Tác giả: Bút hiệu: Hoàng Oanh

Khánh Hòa - Nha Trang - Nguyễn Duy Phước

Luận Anh Hùng - Đoàn Xuân Thu


Câu **"Không đem thành bại để luận anh hùng"** xuất phát từ **La Quán Trung** trong tiểu thuyết lịch sử **"Tam Quốc Diễn Nghĩa"**.

Câu này được cho là lời của Tư Mã Ý, một nhà chiến lược nổi tiếng thời Tam Quốc, nhằm bày tỏ quan điểm rằng giá trị của một anh hùng không chỉ dựa vào chiến thắng hay thất bại, mà còn ở tâm huyết, tài năng, và tinh thần vượt khó của họ.

Tuy nhiên, ý nghĩa của câu nói này đã vượt ra ngoài bối cảnh lịch sử Trung Quốc, trở thành triết lý phổ quát về cách đánh giá con người và sự nghiệp của họ.

1. Thế chiến Thứ Nhất:

**Ngày 18 tháng 12 năm 1915**, lực lượng Úc và New Zealand (ANZAC) bắt đầu cuộc rút quân khỏi bán đảo Gallipoli (Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là giai đoạn kết thúc của **Chiến dịch Gallipoli**, một thất bại nặng nề của phe Đồng Minh trong Thế chiến thứ Nhất.

Bán đảo **Gallipoli** nằm gần eo biển Dardanelles, vị trí chiến lược dẫn tới Constantinople (nay là Istanbul) – thủ đô Đế quốc Ottoman. **Chiến dịch Gallipoli** bắt đầu từ **tháng 4 năm 1915** với mục tiêu chiếm bán đảo này, nhưng thất bại trước sự kháng cự quyết liệt của quân Ottoman và điều kiện chiến trường khắc nghiệt.

Tổn thất:

- **Phe Đồng Minh**: Khoảng **56.000 lính thiệt mạng**, bao gồm hơn **8.000 lính Úc** và **2.700 lính New Zealand**.

- **Rút quân**: Từ **18 đến 20 tháng 12 năm 1915**, đánh dấu chấm hết cho chiến dịch kéo dài 8 tháng đầy đau thương.

Mặc dù thất bại, chiến dịch này lại trở thành biểu tượng quan trọng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh của quân đội ANZAC (viết tắt của *Australian and New Zealand Army Corps* Quân đoàn Úc và New Zealand).

Rạng sáng ngày 25 tháng 4 hằng năm, nước Úc và New Zealand tổ chức **Dawn Service** (Lễ tưởng niệm trước bình minh) để tri ân những người đã hy sinh vì tổ quốc.

Người Úc, người Tân Tây Lan không đem thành bại để luận anh hùng.

2. Thế chiến Thứ Nhì:

Gần đây, Úc phát hiện xác tàu **SS Montevideo Maru**, bị chìm ngày **1 tháng 7 năm 1942** ngoài khơi bờ biển Philippines.

Tàu Nhật chở khoảng **979 tù binh chiến tranh** và thường dân Úc bị bắt tại Rabaul thì bị trúng ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ.

Ronald Freeman, xạ thủ khẩu đội chống tăng thứ 17 ở Rabaul, trước lúc chết đã gửi thư cho vợ Dorothy và con gái nhỏ:

*"Anh yêu em. Hãy hôn Vicki giùm anh."*

Sự kiện này gây tổn thất lớn, với số người thiệt mạng gần gấp đôi số binh sĩ Úc tử trận trong toàn bộ Chiến tranh Việt Nam.

Xác tàu giờ đây là ngôi mộ vĩnh viễn của hơn 1.100 linh hồn, nhắc nhở về sự hy sinh cao cả.

Đối với người Úc một người lính hi sinh vì tổ quốc là một anh hùng!

3. Chiến tranh Việt Nam:

**Năm 1972**, tôi vào trường Bộ Binh Thủ Đức, khóa 4/72 (khăn tím), thuộc trung đội 242. Theo cách gọi, số 2 đầu là tiểu đoàn 2, số 4 là đại đội 4, và số 2 cuối là trung đội 2.

Trung đội trưởng của chúng tôi là **Thiếu úy Bùi Thanh Tân**, người gốc Ấn Độ, nước da đen nhẻm nên được gọi vui là *“dế than”*. Ông từng tu nghiệp tại trường Lục quân Fort Benning, Mỹ, nơi nổi tiếng với khẩu hiệu *“Follow Me”Hồi mới nhập trường, thấy cán bộ từ Fort Benning về, dáng đi uy nghiêm, chúng tôi cũng hơi khớp. Nhưng sau những tháng ngày huấn luyện gian khổ, khi đã vai u thịt bắp, chân cứng như thép, chúng tôi không còn e ngại nữa!

Có lần, tôi cảnh cáo đám bạn trong trung đội:

*"Ê, nói chuyện um sùm coi chừng con ‘dế than’ tới, cha tụi bây cũng thác"

(Quân trưởng cử dùng chữ chết!)

Không ngờ ông Thiếu úy đứng ngay sau lưng. Kết quả, nửa đêm tôi phải vác súng, đeo ba lô đầy đủ, trình diện chịu phạt dã chiến.

Những ngày huấn luyện, bài học trung đội phòng thủ yêu cầu đào hố cá nhân. Một số bạn dồng đội chọn hố cũ của huynh trưởng khóa trước, cát đào lên rồi lấp hố lại nên mềm, dễ đào. Có đứa đào xong, nằm ngủ ngon lành. Về tới doanh trại điểm danh thiếu người, cán bộ đại đội Trung uý Nguyễn Văn Mẫn phải chạy xe Honda dame đời quân đội màu đỏ ra tận nơi lôi cậu ta lên khỏi hố để chở về.

Sau cuộc biển dâu, có người đã yên nghỉ tại trận tiền. Trung đội 242 ngày ấy giờ tha hương tới Úc; có người tha hương tới Mỹ theo diện HO cũng không còn có bao nhiêu!

50 năm, tháng Tư đen lại về, tôi nhớ thời giày *saut*, áo trận, và những gương mặt thân quen của bạn bè trung đội. Nhớ lời thơ **Thanh Nam**:

*"Ơi hỡi quê hương bè bạn cũ,

Những ai còn mất giữa sa mù?"*

Dẫu thất trận, những người lính ấy – những anh hùng ấy – đã để lại bài học về sự hy sinh, lòng can đảm, và niềm tin vào lý tưởng tự do cao cả.

Chúng ta không đem thành bại để luận anh hùng!


Đoàn Xuân Thu

Melbourne


Hình:

Toán Quốc Quân Kỳ là đơn vị nghi lễ mang Quốc quân kỳ** bao gồm hai lá cờ: **quốc kỳ** (lá cờ của quốc gia) và **quân kỳ** (lá cờ của quân đội) tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Đơn vị này thường bao gồm **chín thành viên**: tám thành viên chính và một thành viên dự bị.

Các thành viên được chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể, bao gồm chiều cao (ít nhất 1,75 mét) và ngoại hình.