Từ lúc dời về ngôi chùa quê hẻo lánh ẩn cư, cuộc sống bình dị khiến
ông Năm hết sức mãn nguyện.
Đã từng là một
phú gia, từng đấu vật với cuộc sống nhiều thành bại thăng trầm chốn
thương trường, ông Năm thấy mình hoàn toàn hạnh phúc khi được buông bỏ hết
để làm một “vô sự nhân” sớm mõ chiều chuông, mặc lũ con ông phản kháng. Chúng
đã quen với cuộc sống nhung lụa, chưa mòn mỏi với thế sự như ông. Giờ ông
đã là người bên lề – bên lề mọi tranh giành, mọi đua chen ham muốn – Ở tuổi
sáu mươi, ông đã từng nếm trải đủ mùi đời thì còn có gì nữa đâu mà
thèm khát?
Ờ, có chứ – ông
còn thèm một điều – là ngày nào đó khi lìa bỏ cõi đời này, ông sẽ ra đi một
cách tự tại giải thoát – mà giải thoát không thể ngồi đó mà mơ,
phải thực hành!
Phải chịu
khó chăm chỉ tu, giống như hồi xưa ông dồn hết tâm huyết để mà làm
giàu vậy. Hòa thượng đã dạy ông cách nhiếp tâm, ông tập sự gieo nhân giải
thoát, theo dõi tâm trong từng phút giây, không để những vọng niệm phù
hư lúc nào cũng cuồn cuộn trong tâm dẫn dắt, lôi kéo mình mê muội chạy
rong. Tuổi già, tu muộn là điều đáng tiếc, ông cố không để tâm trói buộc bởi
điều gì. Ông chẳng muốn sinh sự mà sự cứ sinh – tất cả là tại con rắn!
Ông về chùa mới
chưa được một tuần thì con rắn xuất hiện. Ông vốn là chúa sợ rắn, lại càng sợ
hơn khi thấy con rắn cứ quẩn quanh ở mãi trong chùa, hễ ông công phu bái
sám bao nhiêu là con rắn hiện đủ, như thể nó cùng tu với ông vậy. Điểm khiến
ông nhìn ra con rắn không thể lầm với con rắn nào khác là cái mào đỏ rực ở trên
đầu. Ở thôn quê có nhiều rắn là thường, nhưng vị khách không mời này cứ lì lợm
tới mãi khiến ông cũng hoảng, nhiều lúc nó làm ông sợ tới muốn vất mõ chuông mà
chạy (chuyện này người ta mà biết thì cười ông chết thôi), có lúc con rắn ngự hẳn
trên bàn thờ Phật, quấn quanh lư hương, lo le cái lưỡi trông mà khiếp.
Ông Năm đành ngồi
thiền nhiều hơn, ngồi trong mùng, trên giường, khỏi sợ con rắn chui vô, vì
nó có vẻ thích chánh điện lắm. Ông Năm niệm Quan Âm chí tử, khẩn khoản
xin ngài chiếu cố “cứu vớt đời ông” ra khỏi con rắn, hoặc “cứu” con rắn ra khỏi
chùa ông, làm sao cho ông hiểu được lý do rắn đeo mình hoài để bớt sợ. Ôi!
nói huyễn mộng dễ chứ hành thiệt khó và ông chí thành niệm Quan
Âm miên mật, quên hẳn đêm đã quá khuya, quên hẳn tất cả cảnh vật bên
ngoài…
… Anh thanh niên mặc quân phục lấm lem bụi và máu. Anh có vẻ mệt
mỏi, đau đớn vì vết thương đang mang, lê từng bước khó nhọc vào chùa. Ông
Năm chưa kịp hỏi thì anh đã lên tiếng:
– Thầy không nhìn ra con sao?
– Anh là ai?
Anh thanh niên kể: – Hồi sắp giải phóng, thân quyến con
chạy loạn, gom góp vàng bạc tư trang đưa con cất. Cả nhà con đều bị
cướp giết chết hết. Phần con ôm số vàng chạy đến bờ sông trước chùa này thì bị
thương nặng, con gượng sức tàn ráng chôn vàng ở kế cây me gần bờ sông. Sau
đó lòng lo lắng không yên cứ sợ vàng bị lấy cắp, thêm oán hận lũ cướp
giết người đoạt của, con trút hơi thở cuối cùng…
Ông Năm lắp bắp:
– Vậy… anh là người đã chết?
– Dạ con là con rắn! Con bị đọa làm thân rắn do bởi lúc gần
chết khởi ác niệm sân hận và tiếc của… Giờ con cầu Thầy ra ân,
xin Thầy đào lấy số vàng đó lên đem trai tăng cúng chùa để siêu độ cho
con và gia quyến giùm…
– Tui biết ở đâu mà đào?
– Con sẽ chỉ chỗ cho Thầy. Số vàng đó con gói tới mấy lớp giấy,
cuộn trong bịch ni-lông rồi bỏ trong cái lon guigoz chôn xuống đất. Con chôn cạn
lắm vì lúc đó bị thương sức yếu… Thầy đào độ hai tấc là gặp ngay. Xin Thầy
từ bi giúp con…
Nói vừa dứt lời anh thanh niên vội vàng xá chào bỏ đi ngay,
như thể sợ đứng đấy lâu bị thầy từ chối. Ông Năm gọi giật lại:
– Này! Anh kia! Cho tôi hỏi… Đứng lại!….
Bàn tay ông Năm quờ quạng trong khoảng không, ông giật mình
thức giấc, mới hay mình vừa chiêm bao. Giấc mộng cứ ám ảnh khiến ông
Năm băn khoăn mãi, cuối cùng ông quyết định cứ ra bờ sông đào thử xem
thực hư thế nào?
Thật ra ông Năm pháp danh Thường An, nhưng ở vùng quê khỉ
ho cò gáy này, cư dân hiểu đạo chẳng nhiều, họ cũng kiêng không dám gọi tên mà
cứ gọi là ông Năm. Cái danh kêu nghe bình dân như tâm hồn chất
phác của người dân miền sông nước. Buổi sớm mai nắng chưa lên, sương còn
giăng mờ cảnh vật. Ông Năm vác cuốc đi tới bờ sông, dừng cạnh cây me, nhìn
quanh quất ông lẩm bẩm than:
– Người ta ký thác nhờ mình giúp, không làm thì tội, chẳng biết
là thật hay chiêm bao hoang đường đây? Chèn ơi, trời đất mênh
mông biết chỗ nào mà đào?
Đang băn khoăn,
ông Năm chợt thấy con rắn bò đến, vẫn cái mào và khoang đỏ ở cổ, sao mà nó lạ vậy
chớ?
Chắc là lửa
sân tích tụ thành khoang đỏ và cái mào đỏ? Nghĩ lan man, ông bỗng thấy con
rắn bò đến khoảng đất trống, cách cây me và bờ sông bốn, năm thước. Con rắn gục
đầu mấy lần nơi đất, ý như muốn ông đào chỗ đó. Ông Năm bảo nó:
– Tui hiểu rồi, làm ơn bò ra chỗ khác cho tôi làm việc, chứ ở
đây tui… run, đào không nổi đâu!
Con rắn liền bò đi xa, ông Năm khởi sự đào, quá hai tấc, ba tấc…
rồi đến bốn tấc… chẳng thấy tăm dạng gì.
Ông gọi:
-Ấy…. ơi, có chỉ sai chỗ không? Hay ai lấy mất rồi, chẳng
thấy tăm dạng gì cả!?
Con rắn bò tới, săm soi chỗ ông đang đào rồi gục đầu, vẻ van
lơn ông đào tiếp. Phải đào gần chín tấc, ông Năm mới thấy cái lon chứa đủ
số vàng như đã tả. Hóa ra vì chôn gần bờ sông, sau những cơn lụt và đất phù sa
bồi đắp, của chôn đến nay đã bảy tám năm nên hai tấc biến thành chín
tấc.
Vài ngày sau, ông Năm lại nằm mơ thấy anh thanh niên đến tạ ân. Anh kể lể: – Con vì chút lòng tham ngu muội lúc cận tử mà đọa thân rắn. Nhờ con biết nghe kinh và trì Thánh hiệu Đức Quán Âm theo Thầy mà được phúc có thể báo mộng nhờ Thầy giúp đỡ. Cảm tạ Thầy đã thỉnh chư Tăng chú nguyện siêu độ cho con và thân quyến. Trong thời gian con chờ mãn thân rắn, xin phép Thầy cho con ở đây, ngày ngày nghe kinh gieo duyên với đạo, để khi xả thân thú hoàn phục thân người, con được gặp Phật pháp, biết tu mà không đọa lạc nữa… Đây là lần báo mộng cuối cùng của con, kính chào Thầy!
Chiều nay, ông
Năm vừa chôn xác con rắn xong. Ông đặt pháp danh cho rắn là Xả Ly. Mong rằng
nó giữ được hạnh nguyện đó dù tái sinh bất cứ cảnh giới nào.
Trong cuộc sống có lắm chuyện lạ kỳ.
Hồi nhỏ mỗi
lần đọc chuyện tiền thân Phật, thấy mấy cái tựa “ Vàng và rắn”, “Tham vàng
hóa rắn”, ông không tin, nhưng giờ tự mình mục kích chuyện con rắn, ông mới
thấy mình còn ngu nhiều quá.
Phật thường
dạy của cải vốn phù du và thuộc về năm nhà: Vua quan, lửa, nước, trộm cướp,
giặc giã. Tất cả “nhà” này đều có thể lấy tiền của ông bất cứ lúc nào, biến
ông thành tay trắng hệt thuở mới sinh, nhưng đến và đi đều phải trở về tay
trắng là qui luật chung của con người, có ai mang được gì theo đâu?
Chuyện con rắn và
ông, người ta có tin hay không chẳng quan trọng. Quan trọng là ông đã kể được
những gì mình biết và chân thành trao nó như một quà tặng hiến dâng cho đời.
(Đã đăng trên báo Gíác Ngộ 52-53 ra ngày 31/1/2001 qua bút danh
H.T.H.)
Nguồn:
THE SNAKE / CON RẮN
Since moving to a remote village temple, a peaceful and simple
life has made Mr. Năm very satisfied.
Mr. Năm was a wealthy man who struggled with a life of successes
and failures, of ups and downs in the market. He is completely happy as he
leaves everything behind to be a "person who has nothing to do" who
now only studies and practices Buddhism in the temple despite his children's
protests.
His children are accustomed to a luxurious lifestyle and are not
as weary of the world as he is. He is now on the sidelines of all
competition, of all races of desire. At the age of sixty, he has experienced
enough of life; what else is there to crave? Oh, yes. He still wishes that one
day, when he leaves this life, he will enter Nirvana. He knows, however, that
sitting and dreaming will not get him there: he must practice. He must put in a
lot of effort to cultivate, just as he did in the past to become wealthy.
His Zen Master already taught him how to observe and train the
mind, so he practices accordingly to sow the seed of liberation by observing
his mind at every moment and not allowing the vain thoughts that keep popping
up and hovering around his mind and dragging him down to wander deceitfully.
Old age and late cultivation are such a pity, so he tries not to let his mind
be bound by anything. He does not want anything to happen, but things always
happen—because of the snake!
He came to his rural temple for a few days, then the snake
appeared. He was initially fearful of snakes, but he became even more terrified
when he noticed this snake sticking around in the temple. Every time he began
his practice, the snake appeared as if it wanted to join him. The point that
made him see the snake that could not be confused with any other snake was the
bright red crest on the head.
It's normal to have many snakes in the countryside, but this
uninvited guest kept coming, making him panic. Sometimes it scared him so much
that he wanted to throw everything away and run out of the temple (If anyone
knew about this, they would laugh at him). There were some times when the snake
crawled on top of the Buddha altar, wrapped around the incense burner, and
stuck out its tongue. Mr. Nam had to meditate more, sit in the net on the bed,
and not be afraid of the snake getting in because the snake seemed to like the
main hall very much.
Mr. Năm recited the name of Bodhisattva Quan Âm on a daily
basis, asking the Bodhisattva to "save his life" from the snake, or
"save" the snake from his temple, or allow him to feel less scared by
understanding why the snake followed him so closely. Oh! It was easy to say
that life was an illusion or a dream, but seeing and living it like that was
really difficult, so he kept sincerely reciting Quan Âm until he forgot
the whole landscape outside...
….
Mr. Năm saw a young man dragging hard steps into the temple, his
military uniform stained with dust and blood, exhausted and in pain from the
wound he was carrying. Before Mr. Năm had time to ask, the young man spoke up,
"Can't you see me?"
"Who are you?"
The young man replied, "In the days when the country was
about to be reunified, my family ran away far from the battlefields, collecting
gold and silver for me to keep. My whole family, except me, was robbed and
killed. I was seriously injured, personally brought the gold, and ran to the
riverbank in front of this temple. I tried my best to bury the gold next to the
tamarind tree near the riverbank. After that, my mind was troubled and
restless, fearful of gold being stolen and growing animosity toward criminals
who killed people and stole it, and then I died..."
Mr. Năm stammered, "So… you're the one who died?"
"Yes, I am that snake! I fell into the body of a snake
because, when I was close to death, I started to think of hatred and regret.
Now I urge you to please dig out that gold and bring it up as an offering to
the Sangha and temple in order to save myself and my family for a better
reincarnation."
"How do I know where the gold is hidden?"
The young man replied, "I will show you the place. I
wrapped the gold in several layers of paper, rolled it into a plastic bag, put
it in a Guigoz can, and buried it in the ground. I buried it quite shallowly
because I was injured and weak at the time... If you dig about 20 centimeters,
you will see it right away. Please kindly help me…"
The young man swiftly folded his hands in greeting and departed
as soon as he finished speaking as if he was scared of remaining there for a
long time and being rejected by the old monk.
Mr. Năm called back, "Hey! That guy! Let me ask… Stop
there!"
Mr. Năm's hand fumbled in the air, and then he woke up startled,
realizing that he had just had a dream. Mr. Năm's dream never stopped haunting
him, and eventually, he made the decision to investigate the riverbank to
discover the truth.
In fact, Mr. Năm has the Dharma name Thường An, but in this
area, where monkeys usually cough and storks cry, the residents don't
understand much about religion, so they refrained from calling the monk by his
Dharma name. And they just called him Mr. Năm. The name sounds as popular as
the simple minds of the people in the river region.
In the morning, the sun has not yet risen, and the mist is still
misting the landscape.
Mr. Năm took a hoe to the riverbank, stopped next to the
tamarind tree, looked around, and muttered, "People have asked me for
help. If I don't do it, it's a crime. However, I don't know if it's real or a
wild dream. Where should I dig on the vast earth?"
Mr. Năm suddenly saw the snake crawling up, still with the red
cavity and crest in the neck. Why was this so strange, he wondered. Surely, the
rage's fire has collected in the crimson hole and the red crest? Then he
suddenly saw the snake crawling to the open ground, four or five meters away
from the tamarind tree and the riverbank. The snake dropped its head several
times into the ground as if it wanted him to dig there.
Mr. Năm said to the snake, "I understand, please crawl to
another place so I can work, but here I am shaking, I cannot dig!"
After the snake crawled away, Mr. Năm began to dig for more than
two decimeters, three decimeters, and then four decimeters, but no sign of
anything was found.
Mr. Năm said loudly, "Hey, oh, is it just in the wrong
place? Or someone took it away, leaving no trace at all!"
The snake crawled over, peered at the spot he was digging, and
then lowered his head, pleading with him to continue digging. Having to dig
nearly nine decimeters, Mr. Năm saw the can that contained enough gold as
described. It turned out that because of the burial near the river, after the
floods and alluvial soil accretion, the treasure has been buried for seven or
eight years so far, and two decimeters have turned into nine decimeters.
A few days later, Mr. Năm dreamed of a young man coming to give
thanks. The young man said, "Because of a bit of stupid greed when I was
near death, I fell into the body of a snake. Thanks to my listening to sutras
and upholding the Holy Name of Quan Âm after you, I was blessed to be able
to communicate via dreams and ask for your help. I would like to thank you for
inviting many monks to pray and save me and my relatives. While I wait for the
end of the snake's life, I ask your permission to let me stay here so that I
can listen to the sutras every day and cultivate a predestined relationship
with the Dharma, so that when I give up my animal body and return to the human
body, I will be able to meet the Buddha's teachings and learn to cultivate
without falling again. This is my last dream report, dear Teacher!"
This afternoon, Mr. Năm has just finished burying the snake's
body. He gave the snake the Dharma name Xả Ly (Renunciation), hoping that it
would keep that vow even if it were reborn in any realm. There are many strange
things in life. When he was a child and saw the titles "Gold and the
Snake" or "Greed for Gold Turned a Person into a Snake," he
didn't believe it, but now that he had seen the snake story personally, he
realized he was still too foolish.
The Buddha often taught that wealth is fleeting and belongs to
the five groups of power: kings and governments, fire, water, thieves and
robbers, and war. All of these "groups" have the ability to remove
his money at any time, leaving him empty-handed, just as he was when he was
born. However, when a person comes and leaves this world, he is surely
empty-handed; that is the common rule of the human condition because nobody can
carry money after death. It doesn't matter whether the story of the snake is
believable or not. The important thing is that he told what he knew and
sincerely gave it as a gift for life.
(Published in Giác Ngộ Magazine, issue 52-53 on January 31,
2001, under the pen name H.T.H.)
No comments:
Post a Comment