Sunday, April 19, 2015

Những Canh Bạc Chính Trị Của Hoa Kỳ (Phần I) - Lê Quế Lâm


Trong bài “Bin Đông ca Vit Nam đã mt” của Vi Anh cho thấy trong tương lai gần Trung Cộng sẽ kiểm soát vùng trời, vùng biển ở Á châu Thái Bình Dương. Trình tự này diễn ra từ năm 2012 khi TC ra pháp lịnh hành chánh, tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa thành huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Sau đó nâng cấp huyện lỵ Tam Sa thành thành phố Tam Sa. Và mới đây sau khi bồi đấp, mở rộng khu vực này thành quân khu liên hợp hải, lục, không quân. Sau đó, TC công khai  tuyên bố một vấn đề địa lý chính trị mới lạ, lớn lao hơn: Biển Đông là nhà, là sân của TC.

Ngày 8/3/2015, Ngoại trưởng Vương Nghị đã mở cuộc họp báo ở Bắc Kinh để tuyên bố điều này. Ông ta còn mạnh mẽ đả kích các nước đã phản đối TC và nói thẳng Bắc Kinh có quyền làm tất cả những gì mà mình muốn trong vùng lãnh thổ thuộc về mình. Từ quân khu này TC kiểm soát đường hàng hải huyết mạch từ eo biển Mã Lai đi lên, nơi 50% hàng hóa xuất nhập cảng của thế giới qua đây. Một khi việc thành lập quân khu được vững vàng trên vùng biển đảo này, TC không còn ngần ngại gì để tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên không phận vùng này. Tác giả Vi Anh kết luận: Lúc đó coi như TC đã kiểm soát vùng trời, vùng biển ở Á châu Thái Bình Dương.

Những diễn biến trên cho thấy ý đồ bành trướng của TQ, nhưng người xưa có câu “Mưu s ti nhân, thành s ti thiên. Thiên ở đâu, chưa ai thấy, song phản ứng trước mắt là TT Nguyễn Tấn Dũng đã đến Úc và Tân Tây Lan ngày 16/3/2015. Hãng tin AP dẫn lời tuyên bố của TT Úc Abbott xác nhận ông và đồng nhiệm VN “đu ng h quyn t do lưu thông trên không và trên bin khu vc Bin Đông…đu ly làm tiếc v mi hành đng đơn phương thay đi nguyên trng…đu cho rng tranh chp phi được gii quyết mt cách hòa bình, trong tinh thn tôn trng lut pháp quc tế”.

Từ 1951, Úc, Tân Tây Lan và Mỹ đã hợp tác quân sự trong Hiệp ước an ninh ANZUS ở nam Thái Bình Dương. Khi xoay trục trở lại châu Á, HK chủ trương tự do lưu thông hàng hải ở biển Đông và hình thành khối Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương tức TPP. Nay TC lộ rõ mưu đồ muốn kiểm soát thủy lộ huyết mạch quốc tế kéo dài từ eo biển Malacca (Mã Lai) ở Đông Nam TBD lên Đông Bắc TBD là nơi HK có 3 đồng minh Nhựt, Nam Hàn, Phi và có gần 100.000 quân Mỹ trú đóng. Nay thủ tướng VN đến Úc và Tây Tân Lan tăng cường đối tác toàn diện với hai thành viên của khối ANZUS. Phải chăng mục đích chuyến công du của TT Nguyễn Tấn Dũng là VN muốn hợp tác với Liên minh Mỹ-Úc-Tây Tân Lan ở phía Nam? kết nối với liên minh Mỹ-Nhật-Hàn-Phi ở phía Bắc để kèm hãm TQ ở biển Đông bảo vệ hòa bình, ổn định ở Châu Á/Thái Bình Dương.

Bài của Vi Anh khiến người viết nhớ lại bài “Thách thc hòa bình thế gii” của tác giả Phạm Đình Lân FABI phổ biến tháng trước có đề cập đến TQ là một trong ba nhóm đe dọa hòa bình thế giới. Đó là Nga, Trung Quốc và các nhóm khủng bố Hồi Giáo như IS, Al Qaeda, Boko Haram, Al Nusra, Hamas, Hezbolah, ISl ở Lybia…Tác giả kết luận: “Vin nh khng khiếp ca đ tam thế chiến có th tránh được. Nó được thay thế bng nhng biến đng vùng như Ukraine, Trung Đông, Đông Á và Đông Nam Á. Dù gp khó khăn như thế nào chăng na, HK vn là mt đi cường lãnh đo thế gii. HK vn là siêu cường kinh tế, quân s và khoa hc k thut trên thế gii. Đó là quc gia ca sáng kiến k c sáng kiến c bc và to canh bc chánh tr quc tế. To được canh bc chánh tr thế gii, HK tt nhiên phi thu li cho phn mình và làm cho mi con bc thng, thua, hu vn đu vui v, không thù, không oán. Trong thế chiến va qua Th Nhĩ K đu đng v phe thua trong canh bc. H s ra sao trong canh bc sp ti? Vit Nam s nm v trí nào?  

Từ kết luận trên, người viết xin được trình bày các canh bạc chánh trị từ khi HK từ bỏ chính sách cô lập cố hữu, can dự vào các biến động của thế giới trong 100 năm qua. Năm 1914, Thế chiến I bùng nổ ở Âu Châu, HK vẫn còn duy trì nguyên tắc hoàn toàn trung lập. Nhưng khi cuộc chiến lan rộng, ảnh hưỏng tai hại đến quyền lợi của HK, vì Âu châu là thị trường quan trọng của Mỹ lúc bấy giờ, nên TT Woodrow Wilson kêu gọi vãn hồi hòa bình bằng thương lượng. Trong diễn văn ngày 17/1/1917 ông chủ trương kiến tạo một nền hòa bình cho cả đôi bên, một nền hòa bình không có kẻ thắng và người bại. HK sẽ đóng vai trò trung gian giúp các bên giải quyết cuộc chiến. Wilson đưa ra 14 điểm làm căn bản cho nền hòa bình hợp chính nghĩa: Bãi bỏ những thỏa hiệp bí mật trên thế giới. Bảo đảm tự do trên mặt bể. Tài giảm binh bị đến mức tối thiểu đủ bảo đảm nền an ninh của mỗi quốc gia. Qui định quyền hạn các nước đế quốc trong việc tôn trọng quyền lợi của các dân tộc chưa được tự trị. Bảo đảm quyền dân tộc tự quyết và tự do phát triển kinh tế. Thiết lập một cơ cấu quốc tế bảo đảm hòa bình và nền độc lập về chính trị, sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Từ tháng 2/1917, nhiều tàu thuyền của Mỹ bị tàu ngầm Đức đánh chìm. Ngày 2/4/1917 TT Wilson gởi đến quốc hội một thông điệp cho biết “chiến tranh chng quân phit Đc là điu không tránh khi”. Bốn ngày sau Quốc hội chấp thuận cuộc chiến mà TT Wilson đề nghị, như là một cuộc thánh chiến “đ xây dng hòa bình vĩnh cu ca thế gii, quyn t do ca các dân tc và nht là đ bo v nn dân ch”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của họ, HK sẳn sàng hy sinh xương máu và tài lực vì những nguyên tắc đã sản sinh ra quốc gia của ho. Gần 2 triệu thanh niên Mỹ được gởi sang Âu châu chiến đấu, Wilson giải thích “S tham chiến ca các nước dân ch là đ chng chế đ quân phit Đc, ch không phi chiến đu đ chng nhân dân Đc mà chính ph HK đy lòng tôn trng và mến chung.

Tháng 10/1918 một đạo quân Mỹ gần 1, 2 triệu người tấn công hai mục tiêu trên sông Meuse và Argonne, bẻ gãy chiến tuyến trứ danh Hinderburg. Chính phủ Đức kêu gọi TT Wilson nghị hòa trên căn bản 14 điểm. Ngày 11/11/1918 Hiệp định đình chiến được ký kết. Sau khi đóng góp vào các nổ lực quốc tế chấm dứt TC I với 12 vạn tử thương và 20 vạn bị thương, 10.350 triệu đôla cho đồng minh vay mượn, HK cùng các nước chiến thắng đến Paris thảo luận việc xây dựng một cơ cấu hòa bình cho thế giới. Wilson cho rằng sở dĩ nhân dân Mỹ đã cùng nhân dân Anh Pháp và các đồng minh sát cánh chiến đấu trong cuộc chiến cực điểm và tối hậu vì tự do của con người, là vì họ đã ủng hộ ‘nguyên lý hiển nhiên’ xuyên suốt trong 14 điểm do ông đề ra: “Đó là nguyên tc công bng cho mi dân tc, mi quc gia và quyn ca h được sng bình đng vi nhau trong t do và an toàn bt k các quc gia, các dân tc đó ln hay nh, mnh hay yếu”.

TT Wilson tin tưỏng Hội Quốc Liên mà ông đang thành lập sẽ duy trì mãi mãi cách ứng xử đúng đắn đó với mọi dân tộc. Nhưng sau đó, HK chán nãn trước thái độ của Anh, Pháp tại hội nghị hòa bình Versailles, họ chỉ muốn đặt điều kiện hòa bình thay vì thương thuyết hòa bình, họ buộc kẻ bại trận phải cắt đất bồi thường chiến tranh nặng nề. Quốc hội HK không phê chuẩn Hiệp ước Versailles và Hiến chương Hội Quốc Liên, đồng thời tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh với Đức và rút lui khỏi Liên minh phòng thủ tay ba Pháp Anh Mỹ. Từ đây HK lại thi hành chính trách biệt lập cố hữu, đứng ngoài các rối rấm ở Châu Âu và chuẩn bị rút khỏi Viễn Đông sau khi Quốc hội chấp nhận đạo luật về nền độc lập của Phi Luật Tân.

Từ giữa thập niên 1930, những chỉ dấu chiến tranh bắt đầu xuất hiện ở  Châu Á, Châu Âu do chính sách gây hấn của Đức, Ý, Nhật, song HK vẫn cho thế giới hay rằng: “Không một trường hợp nào cho phép HK trợ giúp bất cứ một quốc gia nào trong vòng chiến tranh”. Tháng 8/1935, tháng 2/1936, tháng 5/1937 Quốc hội chấp nhận từng khoản đạo luật về lập trường trung lập, ngăn cấm mọi sự giao thiệp và cho vay mượn với các nước đang chiến đấu, tìm đủ mọi cách không để HK bị dính líu vào các cuộc chiến không phải của Mỹ.

Năm 1937 Nhật chiếm đóng Bắc Kinh và Thượng Hải. Năm 1938 Đức thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Năm sau Đức ký thỏa ước quân sự tay đôi với Ý, sau đó ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Sô ngày 23/8/1939. Một tuần sau, Hitler xua quân chiếm Ba Lan. Anh, Pháp tuyên bố vì hiệp ước liên kết vối Ba Lan nên khai chiến với Đức, Thế chiến II thực sự bùng nổ. Lúc bấy giờ Quốc hội Mỹ tin rằng sự liên kết giữa ba lực lượng Quốc Xã, Phát xít và Cộng sản, là nguy cơ đối với các nước dân chủ tự do ở Âu Châu, họ thấy cần phải ủng hộ nổ lực chiến tranh của Anh, Pháp. Tháng 11/1939, Quốc hội thông qua đạo luật trung lập mới, cho phép chính phủ bán chiến cụ và khí giới cho các nước tham chiến với điều kiện họ phải trả tiền mặt và tự chuyên chở lấy.

Đến giữa năm 1940, toàn bộ phần đất Châu Âu đã lọt vào tay Hitler, Anh Quốc là thành trì cuối cùng trong cuộc chiến bảo vệ Tây Âu. Ngày 8/9/1940 TT Frankin D. Roosevelt tuyên bố đặt quốc gia trong tình trạng khẩn trương. Hai tuần trước khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 3, trong diễn văn đọc trước Quốc hội ngày 6/1/1941 Roosevelt nêu ra 4 mục tiêu mà các quốc gia yêu chuộng tự do phải đeo đuổi để chống lại ý thức hệ độc tài. Đó là quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng, sự giải thoát khỏi cảnh nghèo đói và sợ hải.

Để tăng cường nổ lực chiến tranh giúp các quốc gia tự do, vừa tôn trọng đạo luật trung lập, Roosevelt đưa ra chương trình “cho thuê mượn” (Lend-Lease). Kế hoạch được Quốc hội chấp thuận, cho phép chính phủ “cho thuê” chiến cụ và đồ tiếp liệu cho bất cứ quốc gia nào mà “tổng thống thấy cần phải bảo vệ vì quyền lợi thiết yếu của HK”. Tháng 6/1941, Hitler xé bỏ hiệp ước bất tương xâm, tuyên chiến với LS. Cả TT Rosevelt và TT Churchill đều hướng về người đồng minh mới là Stalin, hình thành Mặt trận Đồng Minh để đương đầu với Đức Quốc Xã. LX được HK viện trợ qua kế hoạch cho thuê mượn lên đến 11 tỷ đôla. Mỹ đã điều động hàng trăm tàu chở chiến cụ trực chỉ Bắc Nga xuyên qua Bắc Băng Dương để giúp Hồng quân LS cầm cự với quân Đức ở mặt trận phía Đông.

Ngày 7/12/1941 Nhật bất thần tấn công Trân Châu Cảng căn cứ Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Quốc hội tức khắc tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật. Ba ngày sau Đức Ý tuyên chiến với Mỹ. HK chính thức nhảy vào vòng chiến, TT Roosevelt tuyên bố: “Chúng tôi long trng cam kết trước thế gii rng trước khi nn t do được tái lp khp nơi chúng tôi không h khí gii, khí gii mà chúng tôi phi x dng đ bo v t do.

Trong 880 ngày đêm từ tháng 7/1941 đến đầu năm 1944, HK để đồng minh LS tử chiến với Đức ở Leningrad, cầm chân quân Đức ở của ngỏ Moscow. Hai bên gánh chịu những tổn thất nặng nề. Trong khi đó, Anh Mỹ phụ trách chiến trường phụ, đổ bộ lên Maroc và Algérie phối hợp với đội quân Pháp quốc Tự do của De Gaulle đẩy lùi quân Đức ra khỏi Phi Châu.

Đầu năm 1944 sau chiến thắng ở Stalingrad và Leningrad, Hồng quân LS lần lượt đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ và bắt đầu tiến quân vào Đông Âu, giúp các nước này thành lập các nước Cộng hòa Nhân dân. Tại mặt trận phía Tây, sau một thời gian dài chờ đợi của Stalin, mãi đến ngày 6/6/1944 Liên quân Anh Mỹ mới vượt biển Manche, đổ bộ Normandy lần luợt giải phóng nước Pháp, Bỉ, Hòa Lan... Ngày 12/9/1944 những lực lượng đầu tiên của Quân đoàn I Mỹ đã có mặt tại biên giới Đức, chuẩn bị tấn công chiến lũy Siegfried. Cùng ngày này, Anh Mỹ Nga ký một nghị định thư phân chia nước Đức.Từ tháng 3/1945 lực lượng Đồng minh mở cuộc chạy đua vào Bá Linh, liên quân Anh Mỹ đánh lui quân Đức ở sông Rhine, trong khi Hồng quân LS chọc thủng phòng tuyến trên sông Oder. Ngày 2/5//1945 quân Đức buông súng đầu hàng.

Ở Á châu, từ giữa năm 1945, quân Mỹ tiến sát đến Okinawa, cuộc chiến trở nên khốc liệt vì quyết tâm chiến đấu đến cùng của Quân đội Thiên hoàng và các đội Thần phong quyết tử. HK ước tính số thương vong lên đến nửa triệu mới chiếm được các đảo Phù Tang. Sau khi thử thành công vũ khí nguyên tử ở New Mexico, tân tổng thống Mỹ Harry Truman quyết định xử dụng thứ vũ khí đáng sợ này để hạn chế những tổn thất không cần thiết. Một ngày trước khi hội nghị Potsdam khai mạc, Anh Mỹ yêu cầu Nhật đầu hàng vô điều kiện để tránh bị tàn phá. Nhật không đáp ứng. Ngày 6/8/1945 HK cho thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Hai ngày sau, LS tuyên chiến với Nhật, Hồng quân LS chia làm 4 mũi tiến ồ ạt vào Đông Bắc TQ, trong khi hạm đội TBD đổ bộ lên Bắc Triều Tiên, HK vội thả trái bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Nhật quyết định đầu hàng vào ngày 10/8/1945. Thế chiến II thực sự chấm dứt.

Sau Thế chiến II, chỉ có Mỹ là cường quốc có vũ khí nguyên tử. Cuộc chiến diễn ra bên ngoài lãnh thổ khiến Mỹ không chịu một tổn thất nào trên đất nước mà còn trở thành một “đại công binh xưởng” cung cấp vũ khí và một kho dự trữ khổng lồ về lương thực và tài chánh để yểm trợ các đồng minh trước và sau chiến tranh. Nền kinh tế Âu châu sau chiến tranh lâm vào tình trạng kiệt quệ gần như sụp đổ. Anh Quốc không còn đủ sức bảo vệ phần đất ảnh hưởng ở vùng Balkan tiếp giáp các nước Cộng sản Đông Âu. Đây là cửa ngỏ để LS bước vào vùng dầu mỏ Trung Cận Đông vốn là khu vực ảnh hưởng của Anh Pháp và là địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng nối liền ba châu Âu, Á và Phi. Sau Thế chiến II, Stalin đã để tâm dòm ngó với tham vọng bành trướng vào khu vực Azerbaidjan của Iran. Tháng 3/1946, khi cùng TT Harry Truman thăm viếng Đại học Fulton ở Missouri (HK) cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đã báo động: “Mt bc màn st đã rơi xung lc đa t Stettin bin Baltic ti Trieste trên bin Adriatic. Điu nước Nga mun chính là s bành trướng quyn hành và hc thuyết ca h mt cách vô tn”.

Hy Lạp bị uy hiếp nặng nề bởi các lực lượng du kích cộng sản địa phương được Albania, Bulgaria và Nam Tư cung cấp vũ khí. Nếu Hy Lạp lọt vào quĩ đạo cộng sản thì nền an ninh của quốc gia kế cận là Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bị đe dọa. Hy và Thổ đóng một vai trò trọng yếu đối với nền an ninh và lợi ích sống còn của các nước Châu Âu. Chính phủ Anh không đủ khả năng bảo vệ nên báo cho Mỹ biết họ sẽ chấm dứt mọi sự giúp đỡ cho Hy Lạp từ cuối tháng 3/1947. Hy Lạp vội cầu cứu Mỹ.

Ngày 12/3/1947 TT Truman ra trước hai viện Quốc hội trình bày tình trạng khẩn trương ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Truman, những hành động xâm lược nhằm áp đặt chế độ độc tài lên các dân tộc tự do là một sự thách đố, bắt buộc HK phải trả lời. Ông tuyên bố “HK đã đóng góp 341 t đô la đ chiến thng trong thế chiến II, đó là s đu tư cho thế gii t do và hòa bình”. Hôm nay ông “ch xin Quc hi 1/10 ca 1/100 s đu tư đó đ tài tr Hy Lp và TNK bo v t do, duy trì an ninh Trung Cn Đông”.

Truman đoan quyết trước Quốc Hội trong bài diễn văn lịch sử 12/3/1947: “Tôi tin rng chính sách ca HK phi là nâng đ các dân tc t do chng li các mưu toan thng tr do các phn t thiu s có vũ trang hoc các áp lc t bên ngoài gây raCác dân tc t do trên thế gii nhìn v chúng ta đ tìm mt ch da đ gi gìn t do ca h. Nếu chúng ta do d trong vai trò lãnh đo ca chúng ta, chúng ta s làm cho nn hòa bình thế gii b lâm nguy và chc chn cuc sng êm ca chúng ta b lâm nguy”. Đây là cam kết đầu tiên của HK trong tư thế lãnh đạo Thế giới tự do, mở màn trận chiến mới chống chế độ độc tài vô sản khuynh đảo.

Để chống lại mưu đồ thao túng của cộng sản, chính sách của HK thời hậu chiến là giúp đỡ các nước Âu Châu bị chiến tranh tàn phá -không kể là nước thắng hay bại trận, để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tự do dân chủ bằng các chương trình tái thiết phát triển. Quan điểm thời hậu chiến của HK được Ngoại trưởng Marshall trình bày như sau: “Điu hp l phi là M phi c gng giúp vào vic phc hi kinh tế thế gii, nếu không có nn kinh tế này thì không th gi ni hòa bình và nn chính tr cũng không đng vng được. Chính sách chúng ta không đi nghch mt nước nào, không chng mt ch nghĩa nào mà là chng nn đói kh tuyt vng và hn lon. Mc đích ca kế hoch này là làm phc hi nn kinh tế, tác đng hoàn cu đ có th kiến to nhng điu kin xã hi và chính tr giúp cho nhng t chc t do tn ti.

Từ 1946 đến 1950, HK đã dành một ngân khoản 22 tỷ 400 trăm triệu đô la giúp 16 quốc gia trong Tổ chức tái thiết Âu Châu. Tại Á Châu, HK thay mặt đồng minh chiếm đóng và quản lý nước Nhật. Họ nhận thấy nạn nghèo khổ không thể đi đôi với việc dân chủ hóa đất nước, nên dành một ngân khoản gần một tỷ đô la yểm trợ nước Nhật tái thiết thời hậu chiến để phát triển một nước Nhật dân chủ và hiếu hòa.

(Còn tiếp Phn II: Nhng canh bc chính tr ca HK trong thi chiến tranh lnh (1946-1991)

Lê Quế Lâm

No comments:

Post a Comment