“Một đêm khủng khiếp ngày 14 tháng 4 năm 1912, con tàu
Titanic gặp nạn. Tàu bị chìm khiến 1514 người thiệt mạng và chỉ có 710
người được cứu sống”.
Câu chuyện chiếc tàu Titanic đã hơn 100 tuổi rồi, nhưng vẫn được nhắc
lại, và dựng thành phim với kinh phí 200 triệu Mỹ kim (cách đây 20 năm
giá trị tiền bây giờ bằng 1 tỷ Mỹ kim). Ngày đầu tiên, cuốn phim ra mắt,
được nhân loại đón nhận một cách nồng nhiệt, và Hollywood đã thâu vào
trong 2 tuần đầu tiên 500 triệu, và tổng số tiền thâu được (chỉ tính
tiền rạp thôi) đã lên tới 1.35 tỷ Mỹ kim, và nếu tính tất cả DVD, truyền
hình, vào hệ thống HBO, Showtime thì lợi tức lên đến 2.5 tỷ mỹ kim (giá
trị nhân gấp 5 lần tiền bây giờ). Tại sạo lại có hiện tưởng doanh thu
khổng lồ như vậy?
Một
câu hỏi không có trả lời, vì đây là chuyện thật, câu chuyện chứa đựng
tính Nhân Văn đi vào lịch sử đã đánh thức trái tim nhân loại khi xem,
hiểu hơn con lòng con người đối với con người, tình yêu, tình người,
tình nhân loại đã phản ảnh được tất cả trong cuốn phim Titanic này…
Chúng ta hãy đọc một đoạn văn qua lời kể của Phó Thuyền Trưởng
Titanic để chúng ta hình dung và cảm nhận được một Bi Hùng Sử những gì
đã xa trong sự kiện tai nạn của con tàu du hành này…
Phó thuyền trưởng của tàu Titanic sống sót với nỗi ám ảnh, tới cuối đời ông vẫn phải thốt lên một câu… –
Trên trang website của DaiKyNguyen.com có viết sự kiện chiếc tàu Titanic khá chi tiết: “Ông
Charles lúc đó 38 tuổi và là thuyền phó. Nơi vùng biển lạnh giá, ông
may mắn được vớt lên từ phao cứu sinh. Ông cũng là người có chức vị cao
nhất còn sống sót. Tai nạn thảm khốc xảy ra với con tàu Titanic đã gây
sốc cho cộng đồng quốc tế. Bởi nó khiến con người trầm tĩnh và suy nghĩ
về khoa học kỹ thuật hiện đại. Dù khoa học có phát triển đến đâu chăng
nữa, nhưng cuối cùng nó cũng không thể chiến thắng thiên nhiên”
Sau này, sự kiện tàu Titanic đã được dựng thành phim. Khi bộ phim
được công chiếu, nó đã khiến người xem xúc động đến rơi lệ và trở thành
những thước phim kinh điển.
Dưới đây là những kỷ niệm của vị thuyền phó trong đêm đó:
Khi đối diện với thảm họa đắm tàu, đội trưởng của con tàu đã ra lệnh
cho phụ nữ và trẻ em xuống thuyền cứu sinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn
rất thản nhiên, một số còn từ chối chia ly gia đình. Lúc đó tôi đã hét
lên: “Phụ nữ và trẻ em xuống tàu cứu sinh ngay!” Nhưng tôi lại
không thấy có ai sẵn sàng từ bỏ người thân của họ, nhìn cảnh tượng chỉ
có phụ nữ và trẻ em được xuống tàu. Charles nhớ lại: “Chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đêm đó!”
Sau khi xuồng cứu sinh đầu tiên hạ xuống nước. Từ trên boong tàu tôi hỏi một người phụ nữ tên Straw: “Quý bà có thể đi cùng tôi đến chiếc thuyền cứu sinh kia không?” Thật ngạc nhiên! Bà lắc đầu nói: “Không! Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu ở lại con tàu này”. Người chồng của bà Straw hỏi: “Tại sao em không muốn lên thuyền?” Bà mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn cùng anh đi nốt quãng thời gian còn lại.” Từ thời điểm đó về sau này, tôi không còn thấy được cảnh tượng như vậy giữa các cặp vợ chồng nữa…
Astor IV là người đàn ông giàu nhất thế giới lúc đó. Sau khi người vợ
đang mang thai của ông được đưa lên thuyền số 4, ở trên boong tàu cùng
con chó của mình, ông châm điếu xì gà để vẽ lên dòng chữ đầy nước mắt: “Anh yêu em!”
Một vài ngày sau đó, trong buổi sáng sớm ở mặt biển Đại Tây Dương,
đoàn cứu hộ đã tìm thấy thi thể của ông. Tài sản của ông giá trị hơn
hàng chục con tàu Titanic, nhưng Astor đã không trốn chạy.
Vì bảo vệ nhân cách của chính mình mà hy sinh, đây là lựa chọn duy
nhất của những người đàn ông tuyệt vời. Ông trùm ngân hàng nổi tiếng
Guggenheim, trong bộ trang phục dạ hội đẹp nhất, ông cho biết: “Tôi muốn chết một cách đường hoàng, giống như một quý ông.”
Và ông đã viết cho vợ mình dòng ghi chú: “Anh sẽ không chiếm giữ
bất kỳ vị trí nào dành cho một người phụ nữ trên xuống cứu sinh, ở lại
boong tàu, anh sẽ không chết như một con thú mà giống một người đàn ông
thực thụ.”
Người giàu thứ 2 thế giới là ông Sitelaosi, nhà sáng lập công ty bách
hóa Macy nổi tiếng của Mỹ. Mặc cho ông khuyên như thế nào đi nữa, vợ
của ông vẫn cự tuyệt bước lên chiếc thuyền cứu sinh số 8. Bà nói với
chồng: “Trong những năm qua, anh đi đâu em đi đó, em sẽ đi cùng anh đến bất cứ nơi nào anh đến.”
Ở Bronx, thành phố New York có dựng một tượng đài kỷ niệm các cặp vợ
chồng chết cùng nhau khi con tàu Titanic bị đắm. Trên tượng đài có khắc
dòng chữ: “Nước biển dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm được tình yêu.” Hơn sáu ngàn người đã tham dự buổi tưởng niệm sự kiện đắm tàu được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.
Một doanh nhân người Pháp là Nahuatl, ông đã đưa 2 con nhỏ của mình
xuống thuyền và nhờ những phụ nữ khác chăm sóc, còn bản thân mình ở lại
trên boong. Sau khi thoát nạn, hai đứa trẻ được các nhà báo chụp ảnh
đăng lên các trang báo. Mẹ của chúng đã nhận ra hai con của mình, nhưng
chúng đã vĩnh viễn mất cha.
Những nạn nhân khác cũng gặp bất hạnh trong chuyến hành trình này như
tỷ phú Acid, nhà báo William T. Stead, thiếu tá pháo binh, các kỹ sư
nổi tiếng, v.v.. Họ đã nhường lại xuồng cứu sinh cho những người phụ nữ
nông thôn nghèo. Hơn 50 nhân viên phục vụ trên tàu Titanic, chỉ có chỉ
huy phó Charles may mắn sống sót, còn lại đều tử nạn.
Ngoài ra cũng có vài trường hợp ngoại lệ như: Viện phó đường sắt của
Nhật là Hosono, ông đã cải trang thành nữ và trốn lên chiếc thuyền số 10
để thoát nạn. Khi trở về đến Nhật Bản, ông lập tức bị sa thải. Ông đã
bị giới báo chí Nhật Bản lên án về hành động này. Ông đã sống thêm 10
năm trong sự ăn năn xấu hổ rồi qua đời.
Trong một buổi lễ tưởng niệm nạn nhân đã chết trên con tàu Titanic
năm 1912, ông White Star của công ty vận tải biển đã nói với giới truyền
thông rằng: “Không có quy tắc hàng hải nào đòi hỏi người đàn ông
phải hy sinh lớn như thế. Họ hành động như vậy chỉ vì phái mạnh cần chăm
sóc cho phái yếu mà thôi, và đây là sự lựa chọn của cá nhân họ.”
Trong cuốn “Câu chuyện về Titanic, con tàu không thể đắm”, tác giả Daniel Allen Butler xúc động nói: “Bởi vì từ lúc sinh ra, họ đã được giáo dục đặt nặng vấn đề trách nhiệm.”
Đôi khi, sinh mệnh đời người quan trọng ở chất lượng chứ không
phải số lượng. Chúng ta thà chọn cuộc sống phải đối mặt với cái chết hay
cuộc đời đầy đau khổ nhưng tình yêu tồn tại hơn là tham sống sợ chết mà
buông bỏ tình yêu thương. Trên chuyến tàu Titanic năm ấy, đã có rất
nhiều người đàn ông tuyệt vời dám hy sinh thân mình để bảo vệ những
người chân yếu tay mềm là trẻ em và phụ nữ. (source dai9kynguyen.com)
Câu chuyện về con tàu Titanic đã mang trong nó giá trị nhân văn cao quý nhất và chân thành nhất của con người!
Câu chuyện chiếc tàu Titanic đã đánh thức được mỗi con người, hãy
nhận thức về điều đơn giản, rất đơn giản nhưng đó là chất sống vĩnh cữu…
Tình Yêu và Lòng Dũng Cảm của Con Người !!
PHAN NGUYÊN LUÂN
No comments:
Post a Comment