Tôi đã viết rất nhiều về Bắc Kỳ, chửi có, khen có, trách có và vừa đấm vừa xoa cũng có. Nhưng khác với những lần trước, đây sẽ là một bài rất nhẹ nhàng và thơ mộng. Tôi biết, mới đọc tới đây thì bạn nghĩ tôi sẽ châm biếm cái gì đó về Bắc Kỳ hay chửi xéo gì đó. Nhưng tôi cam đoan, tôi không hề. Tôi muốn các bạn nghe về dân Bắc Kỳ ngày xưa.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ thanh lịch. Họ là những người rất tế nhị và coi trọng lễ nghĩa. Cái gì cũng phải thưa bác, thưa chị ạ. Lời nói của họ thì đầy văn chương nghe sướng cả tai. Họ không hề biết nói tục. Nếu phải nói tục thì nói nặng nhất sẽ những câu văn chương bóng gió. Thậm chí nếu bạn nghe họ chửi thì bạn sẽ nghĩ họ đang khen bạn.


Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ thật thà. Họ không hề biết nói dối và họ căm ghét ai nói dối. Ông bà đã dạy “nghèo có sạch, rách cho thơm.” Hồi đó ai gian dối sẽ bị khinh bỉ và coi là nỗi nhục cho gia đình.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ vô cùng tế nhị. Cái gì cũng dạ vâng ạ, cho em xin, cảm ơn bác ạ. Họ thường xuyên nói những lời khen nghe mát cả lòng như “cái Thư nhà xinh và ngoan, đúng là mẹ nào con nấy.”

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ trí thức. Họ là những người được giáo dục trong môi trường song ngữ trong các ngôi trường của Pháp. Họ có thể nói tiếng Việt, Anh và Pháp. Họ được xem là tầng lớp tinh hoa của xã hội, là những người ai cũng nhìn theo để học hỏi.

Ngày xưa, tôi đã có một Hà Nội xinh đẹp. Người dân ở đó được mệnh danh là Dân Tràng An. Như câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.” Người Hà nội ngày xưa là tấm gương để mọi người học hỏi. Vì Hà Nội không chỉ là thủ đô chính trị mà còn lại thủ đô của văn hóa, học thuật và nghệ thuật của cả nước. Nên vì vậy người Hà Nội cũng mang trong mình tư duy nghệ thuật mang đậm chất Ta và Tây.

Ngày xưa, tôi đã có những cô gái Bắc Kỳ xinh như mộng. Với vóc dáng như tiên nữ, đôi mắt đen huyền bí và giọng nói ngọt như đường - họ đã làm say đắm bao nhiêu chàng trai Thủ Đô và Tứ Xứ. Cái câu quen thuộc “dạ vâng ạ” cũng đủ để làm mát lòng bất cứ một trai tim thép nào. Nếu bạn không rung động trước một cô gái Hà Nội thì bạn chỉ có thể là một con người làm bằng sỏi đá.

Ngày xưa, tôi đã có những thi sĩ Bắc Kỳ tài ba. Ôi Nguyễn Bính, ôi Xuân Diệu, ôi Hồ Dzếnh. Tới bây giờ những bài thơ tình của họ vẫn còn và in đậm trong lòng tôi. Tôi rất thích câu cổ điển của Xuân Diệu: “Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu, cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu, người ta phụ hoặc thờ ơ chả biết.” Và vô số những câu và bài thơ lãng mạn khác nữa.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ là những người Công Giáo ngoan hiền. Họ yêu Chúa và không ngần ngại nói lên điều đó. Mỗi sáng Chủ Nhật tôi sẽ nghe tiếng chuông nhà thờ và người người và nhà nhà đi lễ và ra về bất chấp nắng mưa. Nhà thờ đối với họ không chỉ là một nơi để tôn vinh Chúa mà còn là một nơi để tụ họp gia đình và gặp gỡ bạn bè. Họ là những người chân thành của Chúa.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ rất ghét CS. Họ ghét cay ghét đắng, ghét không thể nào tả được. Ghét tới độ đến năm 1954 họ phải bỏ tất cả để vào Nam để làm lại từ đầu. Khi vào Nam họ đem theo nụ cười, sự tinh tế và những tinh hoa của miền Bắc.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ khi nghe tôi gọi họ là “Bắc Kỳ” thì cười tự hào. Đối với họ từ Bắc Kỳ chẳng mang hàm ý tiêu cực hay kỳ thị gì cả.

Ngày xưa, tôi đã có dân Bắc Kỳ khiến tôi không lo sợ, căm ghét hay canh chừng vì tôi tin tưởng họ tuyệt đối. Họ thật thà, tử tế và tế nhị thì có gì để sợ hay ghét chứ?
Đó ngày xưa, tôi đã có những anh chị em Bắc Kỳ như thế. Nhưng tôi buồn vì bây giờ đã không còn nữa. Tôi tiếc vì bây giờ sự tử tế đó đã chết đi. Tôi cay đắng vì sự thanh lịch của họ đã không còn tồn tại. Và hơn nữa, tôi cảm thấy đau lòng khi những điều tôi nói trên chỉ là quá khứ không bao giờ quay trở lại. Ngày xưa, tôi đã có những người bạn Bắc Kỳ như thế.

Ku Búa @ Cafe Ku Búa