Hôm
rồi tôi có đi ăn trưa cùng anh giám đốc người Nhật, anh tâm sự với tôi
rằng: Không hiểu những người làm xuất nhập khẩu, hải quan nước anh có
quan tâm đến người dân không?
Tôi nhìn anh ngạc nhiên, anh nói tiếp:
Nhìn đường phố Hà Nội đâu đâu cũng xe điện, đâu đâu cũng bán xe điện,
mà những chiếc xe điện này đa phần là hàng từ Trung Quốc. Tất cả những
chiếc bình ắc quy của xe đạp điện ấy đều được họ tận dụng từ những chiếc
bình ắc quy ô tô đã qua sử dụng một thời gian dài. Giờ họ gia công lại
và chế tạo thành xe đạp điện, nên nó có giá thành rất rẻ. Người Việt Nam
tham của rẻ nên đã nhập nó về một cách vô tội vạ, chẳng có cơ quan chức
năng nào đứng ra kiểm soát chúng.
Tôi nói, vấn đề này em chưa
từng được nghe qua, anh nói ra em mới chợt bừng tỉnh. Vì nhà em có cái
xe mua của Trung Quốc, mới đi được chưa đầy hai năm nó đã lăn đùng ra
chết. Đi hỏi thì họ bảo nó đã không còn tích được điện nên phải thay cái
mới. Mà cái bình đó đem về cũng chẳng dùng được nên em vất luôn nó đi.
Anh nói tiếp: Hôm rồi tôi có lên trên Sóc Sơn, chỗ người ta tập kết rác
để xem xét tình hình thế nào. "Vì người Nhật rất quan tâm đến rác thải,
họ xem xét từ cái nhỏ ấy để đánh giá về tình hình phát triển của khu
vực họ muốn đầu tư".
Anh nói, trông thật khủng khiếp, trước mắt
anh tràn ngập toàn là những chiếc bình ắc quy hỏng đã qua sử dụng, vứt
bỏ ngổn ngang, những chất trong bình chảy ra tràn ngập cả một khu. Anh
biết đấy, các chất trong bình ác quy toàn là hóa chất độc hại như a xít,
đồng, kẽm, dung dịch điện phân, chì, v.v... Chúng chẳng được xử lý gì
cả, vẫn để nguyên xi một góc. Những chất độc ấy có chôn xuống đất thì nó
sẽ ngấm vào lòng đất, xuống nguồn nước, v.v..., cứ thế rau củ quả người
ta trồng gần đó cũng sẽ bị ô nhiễm. Qua nhiều năm, ăn phải những hóa
chất độc hại từ những chiếc ăc quy kia họ sẽ bị đủ các bệnh về tim mạch,
mắt, ung thư v.v...
Thật quá là đáng sợ.
Người thành
phố có tiền, họ sẽ sử dụng những dịch vụ tốt hơn, sạch sẽ hơn. Chỉ khổ
những người dân ven thủ đô phải hứng chịu đủ thứ rác thải từ thành phố
đổ về. Vô tình, họ đang tự tàn sát lẫn nhau bằng chính sự kém hiểu biết
của mình.
Nếu cứ nhập xe đạp điện một cách vô tội vạ như vậy,
chỉ 5 hoặc 10 năm nữa, Việt Nam sẽ thành bãi rác của châu Á. Các công
ty, doanh nghiệp đổ dồn về đây để xây dựng nhà xưởng và sản xuất. Trong
khi đó, ý thức người dân còn chưa cao, làm sao hiểu hết được những hệ
lụy mà những chiếc xe đạp điện kia mang đến. Cái mác xanh, thân thiện
môi trường chỉ là cái nhìn trước mắt, còn về lâu dài là cả một hệ lụy
không hề nhỏ.
Nhìn anh có vẻ đăm chiêu, tôi hỏi tiếp: Vậy theo anh thì nên làm sao?
Anh nói, đất nước tôi đa phần sử dụng xe đạp điện và xe máy điện đạt
chuẩn, những chiếc bình ác quy đều là sản phẩn tốt, có thể xử lý được
sau khi hết hạn sử dụng. Bởi công nghệ xử lý rác thải cũng tiên tiến và
khoa học hơn Việt Nam rất nhiều, chuyện để những chiếc bình ắc quy ngổn
ngang không xử lý như vậy là tuyệt đối không có.
Tôi nghĩ Việt Nam muốn tốt lên chắc phải còn một quãng đường xa nữa.
Fb Chau Nguyen Thi
No comments:
Post a Comment