Nhiều người cả đời cứ mãi ôm giữ một niềm thắc mắc vì sao cuộc đời quá thiệt thòi, Thượng Đế quá bất công với mình, vì sao và vì sao? Kỳ thực, ngay cả khi tưởng như bạn là người tốt, Thượng Đế cũng chưa chắc đã ban phúc cho bạn. Câu chuyện dưới đây sẽ cho bạn một câu trả lời.
Năm 1963, một cô bé tên Mary Benny viết thư cho “Diễn đàn báo Chicago”. Lý do là cô thật sự không hiểu tại sao mình giúp mẹ đem bánh ngọt đã nướng chín dọn lên bàn cơm thì chỉ nhận được một lời khen “con ngoan”. Trong khi đó David, em của cô, chẳng bao giờ làm gì, chỉ biết gây sự lại nhận được một chiếc bánh ngọt.
Cô bé muốn hỏi rằng Thượng Đế có công bằng không? Tại sao khi ở nhà hoặc trên trường, cô luôn nhìn thấy những đứa trẻ ngoan như cô bị thượng đế bỏ quên?
Syracuse Custer là người chủ nhiệm chuyên mục nhi đồng của “Diễn đàn báo Chicago”, mười mấy năm qua, những bức thư liên quan đến “Thượng Đế tại sao không khen thưởng người tốt, lại sao không trừng phạt người xấu” ông đã nhận được không dưới 1.000 bức. Mỗi khi hủy đi một bức thư như vậy, trong tâm ông lại vô cùng nặng nề, bởi vì ông không biết trả lời vấn đề đó như thế nào.
Đang lúc ông không biết trả lời thư của Mary thế nào cho tốt, thì một người bạn mời ông đi dự hôn lễ (ở phương Tây, hôn lễ dùng để chỉ lễ thành hôn được tổ chức trong nhà thờ dưới sự chứng kiến của Mục sư hoặc đức Cha và vị Thần của họ). Có lẽ cả đời ông sẽ luôn cảm ơn hôn lễ đó, bởi vì trong buổi hôn lễ, ông đã tìm được đáp án, hơn nữa đáp án này đã khiến ông nổi tiếng chỉ trong một đêm.
Syracuse Custer nhớ lại hôn lễ kia. Sau khi mục sư chủ trì nghi lễ xong, đến lúc cô dâu và chú rể tặng nhẫn cho nhau, có lẽ hai người đang chìm đắm trong hạnh phúc, cũng có lẽ hai người quá hồi hộp. Tóm lại, khi hai người trao nhẫn cho nhau, không biết trời đưa đất đẩy làm sao mà đem chiếc nhẫn đeo vào tay phải của đối phương.
Vị mục sư nhìn thấy việc này, kín đáo nhắc nhở: Tay phải đã hoàn mỹ rồi, ta nghĩ hai con tốt nhất hãy đeo nó bên tay trái.
Syracuse Custer nói rằng lời nói đầy ẩn ý của mục sư đã giúp ông hiểu ra. Tay phải trở thành tay phải, bản thân nó đã vô cùng hoàn mỹ, nên không cần đem đồ trang sức bên tay phải nữa. Những người tốt kia, sở dĩ thường bị xem nhẹ, không phải bởi vì họ đã vô cùng hoàn mỹ sao?
Ngay sau đó, Syracuse Custer đã đưa ra kết luận:
Thượng Đế cho tay phải trở thành tay phải, chính là khen thưởng lớn nhất đối với nó, cũng vậy, Thượng Đế cho người lương thiện trở thành người lương thiện, chính là khen thưởng lớn nhất đối với người kia.
Sau khi Syracuse Custer phát hiện ra chân lý này, ông rất đỗi vui mừng, ông lập tức viết một bức thư lấy tựa đề “Thượng Đế cho con trở thành cô bé ngoan, đã là khen thưởng lớn nhất cho con đấy!” gởi trả lời cho Mary Benny, sau khi bức thư được đăng lên “Diễn đàn báo Chicago”, không lâu sau, đã được hơn 1.000 tờ báo ở Mỹ và Châu Âu đăng lại, hơn nữa, ngày quốc tế thiếu nhi hàng năm họ đều đăng lại bài báo này.
Gần đây, có một người đã đọc được bài báo đó ở đâu, sau khi đọc ông đã viết lại trên blog cá nhân của mình rằng: “Dân gian có câu ngạn ngữ: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, mà chỉ là thời điểm chưa tới”. Tôi đã từng vì nhìn thấy người ác quá lâu không bị báo ứng mà cảm thấy nghi ngờ. Bây giờ tôi đã hiểu ra, bởi vì “để cho người ác trở thành người ác, chính là sự trừng phạt của Thượng Đế dành cho họ”.
Người làm điều thiện, phúc dù chưa đến, họa đã rời xa. Người làm ác, họa dù chưa đến, phúc đã rời xa.
Minh Quân biên dịch
dkn.tv
Trích;...“Thượng Đế tại sao không khen thưởng người tốt, lại sao không trừng phạt người xấu”.(ngưng trích)
ReplyDelete- Rất đồng ý với câu trả lời trên..."Khi mình là "người lương thiện, là người hiền lương tử tế" thì đó đã là phần thưởng rồi, vì điều đó không phải tự bản thân riêng ta mà làm được, mà phải có sự phù trợ của Thiên Chúa như có lời rằng; “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,4).
Lại có lời rằng "Khốn thay cho kẻ gọi dữ là lành, gọi lành là dữ; lấy tối làm sáng, lấy sáng làm tối;(I-Sai-A 5:20
- Chúng không có sự hiểu biết: chúng khôn ngoan làm điều ác, đối với điều lành thì chúng lại không có sự hiểu biết./.
- Ở khiá cạnh khác, với câu hỏi trên, vô tình „mình“ đòi hỏi Thượng Đế phải „trừng phạt“ (kẻ xấu) theo sự ganh tị và và ích kỷ của mình, và như vậy thì mình đâu còn là „người tốt“ mà đòi khen với thưởng?
DeleteSự nhận thức (về 'đúng/sai' của một sự kiện nào đó xảy ra trong cuộc sống) và niềm tin tôn giáo (hoặc không có niềm tin về bất kỳ một tôn giáo nào tức 'vô thần') của mỗi người là 2 yếu tố cần thiết để trả lời câu hỏi trên.
ReplyDelete