Saturday, June 20, 2015

"Đối Ngoại Hữu Kỳ Tâm, Đối Nội Vô Tâm Giả”


Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”.
(Người có trái tim ở bên ngoài,
bên trong lại không có tim)

Năm 1597, lệnh bắt đạo trên đất Nhật thật gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở Công Giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố tàn tạ.
Tại vùng Odawara, Kamakura, người ta bắt được 2 linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng giải về Tokyo. Quan đại thần Tsukamoto nhặt trong đống ảnh tượng một mẫu ảnh: người gì mà để trái tim ra ngoài !

Quan đại thần Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế, thích tìm hiểu. Ông cầm mẫu ảnh trái tim coi qua rồi vứt vào sọt rác; nhưng đến tối, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn có một ý nghĩa nào đó. Ông lượm lại bức ảnh để trên bàn và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà quan vẫn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ : "đối ngoại hữu kỳ tâm - đối nội vô tâm giả". Từ đó quan đại thần Tsukamoto đặt bức ảnh Trái Tim trên bàn làm việc một cách kính cẩn.
Một hôm, người bạn tên Osaki đến chơi, hỏi :
- Bạn lại thích ảnh tượng của bọn tà đạo rồi sao ?
Quan đại thần Tsukamoto trả lời :
- Đứng về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn hóa và nhân đạo thì tôi rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình và hành động cùng lối xử thế tổng quát của Kitô giáo. Để ông bạn coi : đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì "Hữu Tâm", còn với bản thân mình thì "Vô Tâm". Cho nên họ mới vẽ trái tim để ra ngoài... Nghĩa là phải đem hết trái tim của mình mà phục vụ xã hội, giúp ích cho đời ; còn về phần mình thì hy sinh xả kỷ, đừng bao giờ lo riêng cho mình, phải diệt cái ngã vị kỷ. Đem hết trái tim ra giúp đời giúp người. Nội bức ảnh nầy tôi thấy đầy đủ hơn cả cái học Từ Bi của Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão, mạnh mẽ hơn cái học Dũng thuật của Thần Đạo Nhật bản vậy. Một tôn giáo dạy phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, còn bản thân mình thì không màng tới, không quan tâm đến tư lợi, thì quả là chính đạo.

Ông Osaki cảm phục sự diễn đạt của bạn. Không ngờ Đạo Công Giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu như vậy. Từ đó hai ông trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm nhận phép Rửa Tội, đồng thời vận động triều đình thả hai linh mục... (Trích "Phúc")

Thánh Tâm ( ) còn gọi là “Rất Thánh Trái Tim” nghĩa là trái tim thuộc về Đức Chúa (hoặc Đấng thiêng liêng). Khi nói về Thánh Tâm Chúa Giêsu là chúng ta phải luôn luôn hiểu bao gồm cả con người Chúa Kitô. Việc tôn thờ Thánh Tâm là nòng cốt của Đạo Công Giáo, như các Đức Piô XI và Piô XII đã nói: “Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu là điểm cốt yếu của đạo chúng ta (summa religionis nostrae)”. Trong việc tôn thờ này, đức tin Kitô giáo vẫn nguyên tuyền vì đưa con người tới Chúa Ba Ngôi nhờ sự hợp nhất với Chúa Kitô, Đấng Trung Gian.


Việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, mời gọi chúng ta theo gương Người. Hiến dâng cho Thánh Tâm Chúa, vì trong Thánh Tâm Chúa, chúng ta tìm được tình yêu thúc đẩy chúng ta yêu mến Chúa và tận hiến hoàn toàn cho tha nhân. Đúng như câu nói của vị quan người Nhật: “Đối ngoại hữu kỳ tâm, đối nội vô tâm giả”. 

Sưu tầm

3 comments:

  1. Câu này có thể dịch thoát :"Thế giới bên ngoài thân mình là Tâm,còn trong thân mình không có tâm tánh nào hết".Đây không phải sở kiến của đức Jesus mà thật ra chính là sở ngộ Chân Lý của Phật Thích Ca.Khi được giác ngộ,đức
    Phật nhận ra toàn bộ vũ trụ chính là Chân Tâm Bản Tánh chớ không phải là vật
    cảnh như mọi người vẫn tưởng,nên ngài tuyên bố "TAM GIỚI DUY TÂM".Câu
    này dịch ra :"toàn vũ trụ chỉ là Tâm",vì "tam giới" là chỉ cho toàn vũ trụ.Vậy thì,
    tất cả "ngoại cảnh" nếu là Tâm Tánh,thế còn vạn vật lại là thứ gì?Đức Phật cho
    biết :vạn vật chỉ là huyễn tượng do Tâm biến ra,nó không phải "vật" mà chỉ là
    những cảm giác hiện tướng.Cho nên Phật nói "VẠN PHÁP DUY THỨC",vì Thức
    nghĩa là cảm giác.Ví dụ như "sắc" thật ra cũng là "thức thấy",là cảm giác "thấy"
    hiện tướng mà thôi.Như "thinh" cũng vậy,nó cũng chính là "thức nghe".Hoặc như
    "vật chất" tức là "thức xúc",nó do cảm giác xúc chạm hoá ra chớ thật không có
    "vật chất".Như ở trong mộng,chúng ta cũng thấy "sắc",cũng nghe "thinh",cũng
    chạm "vật",nhưng thật có "sắc" có "thinh" có "vật" nào đâu?Như thế,tất cả chẳng
    phải đều là cảm giác hiện ra thành tướng đó sao?
    Nói chung,nếu toàn trời đất đã là Tâm Tánh,chẳng lẽ trong huyễn thân ta lại còn có thêm "tâm tánh" nào nữa hay sao?Chắc chắn trong thân không thể có tâm,cho nên Phật nói nó vốn Vô Ngã (vì Ngã có nghĩa là tâm thể của vật nào đó),
    còn các thiền sư thì nói rõ hơn là nó vốn không có tâm (Vô Tâm).Nên biết,mấy
    điều Phật nói như là "tam giới duy Tâm",như là "vạn pháp duy thức",như là "vạn
    vật vô ngã",như là "thân tướng vô tâm" đều là Sự Thật,đều là Chân Lý mà Phật
    là người đầu tiên khám phá ra vậy.
    Thế rồi 50 năm sau,Chân Lý này lại được Lão Tử giác ngộ thông qua thương
    nhân còn đường tơ lụa.Ông gọi đức Phật là "thánh nhân phương tây",gọi Chân
    Tâm là Đạo,và cũng dạy rằng thân ta vô ngã.Trăm năm sau Phật nhập diệt,ở Hy
    Lạp có ông Socrates qua Ấn học triết cũng được giác ngộ Chân Lý.Ông bèn trở
    về tuyên bố Sự Thật vô tâm vô ngã bằng câu :"tôi không hề có tri thức nào hết".
    Vì sao?Vì tất cả kiến văn giác tri là của Chân Tâm,ông gọi Chân Tâm là Bản Thể
    Chân Thiện Mỹ của toàn trời đất.Đáng tiếc là các đệ tử đồ tôn của ông,là Platon
    và Aristotte họ không giác ngộ Chân Tâm,nên biến chỗ nói của ông thành ra triết
    học tây phương vậy.Lại đến 500 năm sau có đức Jesus sang Ấn học Đạo (việc
    này đã được chứng thực bởi các học giả ngày nay),ông cũng giác ngộ Chân Lý
    do Phật Thích Ca phát hiện.Tức là ông biết Sự Thật của toàn trời đất là Tâm,và
    trong thân thể không có tâm tánh nào hết.Trở về Do Thái,ông gọi Chơn Tâm là
    Thánh Linh của Chúa Trời cho hợp với tôn giáo của họ bấy giờ.Và ông chịu sự
    đóng đinh trên thập tự giá để biểu hiện thân mình vô ngã vô sanh vậy.
    Tóm lại,ta có thể nói cả ba ông này đều là môn đồ gián tiếp của Phật Thích Ca,
    cho nên cả ba đều nói Chân Lý như nhau là lẽ tất nhiên.Ngôn từ họ dùng có thể
    khác với thuật ngữ Phật Học vì để thích hợp địa phương,nhưng nếu xét kỹ đều
    cùng biểu hiện Chân Lý duy nhất của toàn trời đất mà thôi.Có gì khác nhau?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ lại nghe nói rằng Đức Phật Thích Ca lần đầu tiên chạm mặt chân lý từ người vợ của mình, người mà Đức Phật lìa bỏ để ra đi tầm sư học đạo. Một đêm kia, trong phòng the, Đức Phật sau phút tê mê, chợt nảy ra ý tưởng: "Tại sao cái sự ấy lại tuyệt diệu đến thế? Cái sự tuyệt diệu ấy ở trong ta, hay ở trong người nàng? Nếu ở trong ta, tại sao ta không cảm thấy khi không có nàng? Nếu nó ở trong nàng, tại sao nàng không cảm thấy khi không có ta? Hoặc giả, phải chăng nó không ở trong ta cũng không ở trong nàng? Phải chăng nó vốn ở bên ngoài, trong vạn vật, và bao trùm muôn vật, cả ta lẫn nàng, và các sinh linh? Đâu là sự thật?" Và Đức Phật từ đó để hết tâm trí để tìm ra câu trả lời, quên cả người vợ, quên chuyện phòng the, quên cả chuyện triều chính. Suy nghĩ mãi mà chưa ngộ, Đức Phật quyết rời bỏ kinh thành để tìm cho ra câu trả lời với lời nguyền: "Ta chưa tìm được câu trả lời thì nhất quyết không về." Và từ đó, bắt đầu cuộc hành trình tầm sư học đạo của ngài.

      (Còn tiếp)

      Delete
  2. To Tuyen Le:
    Đức Thích Ca tuyên bố đã giác ngộ ra toàn bộ chân lý của vũ trụ. Tôi thấy rằng những điều đó thuần túy là triết lý. Và đã là triết lý thì nó có phải là chân lý hay không còn tùy vào bạn có đồng tình hay không. Tôi cũng đọc nhiều về sự "giác ngộ". Đối với tôi, đó chỉ đơn thuần là thế giới quan của người viết. Có thể có người sẽ nói tôi chưa "giác ngộ" nên chưa hiểu. Tôi xin xác nhận lại một chuyện: hiểu một người nói gì, không có nghĩa là bạn đồng tình với người đó. Tôi thầy đức Phật giống một nhà khoa học, một triết gia đi tìm chân lý. Và Ngài muốn chia sẻ cái chân lý Ngài tìm thấy với mọi người là:...ABC. Đọc kinh thánh, tôi không thấy đức Giesu chia sẻ bất cứ thứ gì về triết lý, về thế giới quan cả. Tôi không thấy hình ảnh của một triết gia trong đó. Tôi thấy một điều gì đó rất bình thường và gần gũi: đó là mối tương quan của chúng ta với nhau.
    Về việc "...500 năm sau đức Jesus sang Ấn học Đạo" - chắc bạn có coi "The Man on earth" nên cũng suy diễn dựa trên đó nhỉ?

    ReplyDelete