Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, một
vị sư Thái lan có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực
đã thu hút được nhiều đệ tử tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu
đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về
lý vô thường, và dạy những
phương tiện để đối phó với những đau khổ
-- trước tiên là niệm chú, rồi tập trung tư
tưởng vào hơi thở. Niệm chú ở đây không có ý nghĩa thần bí gì, mà chỉ là dùng
những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi
niệm về trạng thái đau khổ của một người
đang nằm trên giường bệnh. Khi tâm dần
dần lìa khỏi những khởi niệm tự phát nơi thân và bắt đầu cảm
nhận được
những năng lực tốt lành, sự lo sợ sẽ tan đi và thay vào đó là một trạng thái an tĩnh đủ để cho tâm tập trung
được vào nhịp lên xuống của hơi thở.
Chú ý vào hơi thở để đạt được sự
tỉnh thức là một phương pháp căn bản nhất trong các cách thiền của đạo Phật, và
được áp dụng trong tất cả mọi truyền thống tu. Sự vận chuyển tự nhiên, tự phát
của hơi thở là một biểu lộ thật tự nhiên
và liên tục về sự giản dị của giây phút này, tại nơi đây. Có hai từ ngữ tiếng
Phạn được dùng đến, dharma và samskara. Chữ Dharma (Pháp) thường được
dùng nhiều nhất như một phần của chữ Phật Pháp. Nó có nghĩa gần như là
"con đường" (đạo) hay "sự bình thường". Nhưng trong những
kinh điển Phật giáo từ ngữ này thường được
dùng đến để chỉ mọi hiện tượng hay sự vật. Tất cả những gì có thể là đối tượng
cho sự chú ý của tâm đều gọi là pháp (dharma). Samskara trong nghĩa hẹp
hơn, chỉ cho một tác động tinh thần , trong nghĩa rộng là bất kỳ một sự hình
thành nào do nhân duyên hợp. Điều đó bao
gồm tất cả những gì khởi lên. Và Đức Phật đã thường xuyên nhắc nhở các đệ tử
rằng: "tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt".
Con hãy kính cẩn nghe những lời Pháp sau. Trong khi thầy nói,
hãy chú tâm nghe như con đang nghe chính Đức Phật nói trước mặt con vậy. Hãy
nhắm mắt lại và thư giãn tâm thân, tập trung tư tưởng.
Cung kính hướng về Tam Bảo cầu cho tâm con được chân, trí, tịnh
để tỏ lòng thành kính đến Bậc Toàn giác.
Hôm nay thầy không đem đến những gì
vật chất cho con, mà chỉ đem đến những lời Pháp, những lời dậy của Đức Phật.
Hãy nghe kỹ đây. Con phải hiểu rằng ngay Đức Phật với phước huệ vô biên cũng
không thể tránh được cái chết. Khi Phật đến tuổi già ngài đã buông bỏ cái xác
thân già yếu và những gánh nặng của nó. Bây giờ con cũng phải tập bằng
lòng với những tháng năm con đã ở trong thân xác này. Con phải cảm thấy rằng như vậy
là cũng đủ rồi.
Con có thể so sánh thân như những
vật gia dụng đã dùng đến lâu năm-- những ly tách, đĩa bàn v.v... Khi con mới có
chúng, trông chúng thật là sạch sẽ và bóng láng, nhưng bây giờ, sau một thời
gian dài đã dùng lâu, chúng bắt đầu mờ xấu đi. Có cái đã vỡ rồi, có cái thì mất
đi, và những cái còn lại cũng tàn tạ dần, chúng không giữ mãi được hình dạng
cũ, và đó là bản chất của chúng. Thân của con cũng như vậy -- nó thường xuyên
thay đổi ngay từ ngày con chào đời, trải qua tuổi thơ ấu và thiếu niên, cho đến
tuổi già hiện nay. Con phải chấp nhận điều đó. Phật đã nói rằng những duyên hợp
(samskaras), dù là duyên hợp trong tâm, thân hay ở ngoài, đều là vô ngã, bản
chất của nó là luôn luôn thay đổi. Hãy quán chiếu trên chân lý này cho đến khi
con thấy được điều đó rõ ràng.
Khối thịt đang nằm đây suy hoại
chính là satyadharma, là sự thật. Sự
thật của thân xác này là satyadharma, là
cái lý bất biến Phật đã hằng dậy . Đức Phật dậy chúng ta nhìn vào thân xác này,
quán tưởng về nó và nhìn nhận bản chất của nó. Chúng ta phải chấp nhận thân xác
mình, dù nó có ở tình trạng nào đi nữa. Phật dậy rằng chỉ có thân xác là bị
giam hãm thôi và chúng ta đừng để cho tâm minh bị giam hãm chung với nó. Bây
giờ thân xác con bắt đầu suy hoại với thời gian, đừng chống lại sự kiện đó,
nhưng đừng để tâm trí mình bị suy hoại theo, hãy giữ tâm mình riêng biệt. Cho
tâm thêm năng lực bằng cách nhận thức được sự thật của mọi pháp. Phật dậy rằng
bản chất của thân là như vậy, sanh ra , già yếu đi, mang bệnh rồi chết, không thể nào khác hơn được. Đó là một sự
thật lớn mà con đang gập phải đây. Hãy nhìn thân xác mình với trí tuệ và nhận
thức được sự thật đó.
Ngay cả khi nhà con đang bị đe dọa
bởi bão lụt hay lửa cháy , dù hiểm nguy ấy có đến cỡ nào, cũng chỉ cho nó ảnh
hưởng đến cái nhà thôi. Nếu có bão lụt, đừng để nó ngập lụt tâm mình. Nếu có
lửa cháy, đừng để cho lửa cháy tâm mình, mà chỉ cháy nhà thôi, chỉ những gì bên
ngoài mình mới bị ngập lụt và cháy thôi. Hãy để tâm buông xả khỏi những ràng
buộc. Thời điểm đã đến rồi.
Con đã sống một thời gian lâu dài.
Mắt con đã thấy được nhiều hình sắc, tai con đã nghe bao nhiêu là thanh âm, con
đã có bao nhiêu là kinh nghiệm trong đời. Và chúng chỉ là thế thôi-- chỉ là
những kinh nghiệm. Con đã ăn biết bao nhiêu của ngon vật lạ, và tất cả những vị
ngon đó chỉ là vị ngon, thế thôi. Những vị dở cũng chỉ là những vị dở, thế
thôi. Nếu mắt có thấy một bóng hình đẹp, thì đó cũng chỉ là một bóng hình đẹp,
thế thôi. Một hình dạng xấu cũng chỉ là một hình dạng xấu. Tai có nghe những âm
thanh hấp dẫn, du dương thì cũng chỉ là như thế, không có gì hơn. Một âm thanh
khúc mắc, chói tai thì cũng chỉ là một âm thanh thế thôi.
Đức Phật dậy rằng mọi chúng sinh
dù là người hay là thú , dù giầu hay
nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình
trạng , mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi. Đó là một sự thật của đời
sống mà chúng ta chẳng thể nào sửa đổi được. Nhưng Phật nói điều chúng ta có
thể làm được là quán tưởng về tâm và thân này để thấy sự vô ngã của nó, để thấy
rằng chúng không phải là "ta" hay "của ta". Chúng chỉ là
những thực tại tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó là chỉ của con trên danh
nghĩa, con không thể đem nó theo đi đâu được. Cũng như những tài sản, những của
cải này và gia đình thân quyến-- tất cả cũng chỉ là của con trên danh nghĩa, họ
không thực sự thuộc về con, họ thuộc về thiên nhiên. Chân lý này không phải chỉ
áp dụng cho riêng con, tất cả mọi người đều phải chịu như vậy, kể cả Phật và
những vị đệ tử đã giác ngộ của ngài. Nhưng họ khác biệt chúng ta ở một điểm, đó
là họ nhìn mọi việc theo đúng sự thực của chúng, họ thấy rằng nó là như vậy, và
không thể nào khác hơn được.
Như vậy Đức Phật đã dậy chúng ta
phải quán chiếu trên thân này, từ gót chân lên đến đỉnh đầu và rồi lại trở
xuống chân . Hãy nhìn lại thân mình xem, ta thấy những gì? Có cái gì tự nó là
thanh tịnh không? Cò thấy có chất gì thường tồn không? Thân xác này thường
xuyên suy hoại dần và Phật dậy rằng nó không thuộc về chúng ta. Nhưng đó là cái
lẽ tự nhiên, vì tất cả mọi hiện tượng do duyên hợp đều phải thay đổi. Ta còn
muốn nó như thế nào bây giờ? Thật ra thân xác phải như vậy cũng không có gì là
sai lầm . Điều làm ta đau khổ không phải là thân này, mà chính là sự suy nghĩ
sai lầm. Khi ta nhìn điều phải một cách sai trái, thế nào cũng có sự lầm lạc.
Xem như nước trên giòng sông. Nước
chẩy xuôi xuống từ nguồn, nó không bao giờ chẩy ngược, bản chất nó là như vậy.
Nếu có một người nào đó đứng trên bờ sông nhìn giòng nước chẩy mà lại điên rồ
muốn nó chẩy ngược lại, thì hắn sẽ phải chịu đau khổ. Có làm gì đi nữa, tâm hắn cũng phải khó chịu vì sự suy nghĩ sai
lạc này. Hắn sẽ cảm thấy không vui vì quan niệm muốn nước chẩy ngược lại của hắn là sai lầm . Nếu có chánh
kiến, hắn sẽ thấy là nước tất yếu sẽ phải chẩy xuôi từ nguồn và cho tới khi hắn
nhận thức và chấp nhận được điều đó, hắn sẽ còn phải chịu những bực bội và bất
an.
Giòng nước sông chẩy xuôi từ nguồn
cũng ví như thân xác. Thân xác con đã có thời trẻ trung, bây giờ nó già đi và
đang tiến dần đến cái chết. Đừng mơ ước điều gì khác hơn. Đó không phải là điều
chúng ta có khả năng sửa đổi được. Đức Phật dậy chúng ta phải thấy rõ mọi sự là
như vậy và xả bỏ đi những ràng buộc. Hãy an trú nơi tâm niệm buông xả này. Tiếp
tục thiền định dù cho con có cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Thở một hơi dài và tập
trung tư tưởng nơi câu niệm phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen.
Càng mệt mỏi lại càng phải chuyên chú tập trung tư tưởng để có thể đương đầu với những cảm giác đau đớn dâng
lên. Khi bắt đầu thấy mệt, hãy ngừng ngay những vọng tưởng, để tâm trí tập
trung vào hơi thở. Hãy chuyên chú niệm Phật trong tâm. Xả bỏ đi những vấn đề
bên ngoài. Đừng vướng mắc vào những suy tư về con cái, bà con thân thuộc, đừng
bám víu vào bất cứ một cái gì. Hãy buông xả, nhiếp tâm theo dõi vào hơi thở.
Tập trung hoàn toàn vào hơi thở cho đến khi tâm càng lúc càng trở nên tinh tế
hơn, những cảm thọ mờ dần và chỉ còn lại một trạng thái tỉnh thức và sáng suốt.
Khi đó những cảm giác đau đớn dâng lên sẽ tự lắng xuống dần. Cuối cùng, con sẽ
xem hơi thở như một người thân đến thăm viếng con. Khi tiễn biệt một người
thân, chúng ta đi ra nhìn theo cho đến khi khuất bóng rồi mới trở vào trong nhà. Chúng ta cũng theo dõi hơi thở như vậy, Nếu
hơi thở thô phù, ta biết đó là thô phù, hơi thở vi tế, ta biết đó là vi tế. Cho
đến lúc hơi thở càng ngày càng nhẹ đi, chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi trong khi
giữ cho tâm mình được tỉnh táo .
Dần dần tâm sẽ không nhận thức về hơi thở nữa mà ở trong một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn. Cái đó gọi là "tri kiến Phật". Sự tỉnh thức và sáng suốt trong tâm ta ấy gọi là "Phật", chỉ cho tính giác ngộ, linh mẫn, trí huệ. Đây là sự ngộ nhập tánh Phật, trong sự hiểu biết và sáng suốt. Vì tuy Đức Phật lịch sử bằng xương thịt đã nhập Niết bàn rồi, Đức Phật thật sự tức Phật tánh với trí tuệ quang minh vẫn có ở trong ta và ta vẫn có thể kinh nghiệm và ngộ nhập được, và khi chúng ta đạt tới đó, ta sẽ thấy rằng tâm và Phật cũng là một.
Dần dần tâm sẽ không nhận thức về hơi thở nữa mà ở trong một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn. Cái đó gọi là "tri kiến Phật". Sự tỉnh thức và sáng suốt trong tâm ta ấy gọi là "Phật", chỉ cho tính giác ngộ, linh mẫn, trí huệ. Đây là sự ngộ nhập tánh Phật, trong sự hiểu biết và sáng suốt. Vì tuy Đức Phật lịch sử bằng xương thịt đã nhập Niết bàn rồi, Đức Phật thật sự tức Phật tánh với trí tuệ quang minh vẫn có ở trong ta và ta vẫn có thể kinh nghiệm và ngộ nhập được, và khi chúng ta đạt tới đó, ta sẽ thấy rằng tâm và Phật cũng là một.
Vậy con hãy buông xả, quên đi hết mọi sự để chỉ còn sự hiểu biết sáng suốt trong tâm. Đừng bị mê hoặc nếu có những ảo giác hay âm thanh khởi lên trong tâm trí con lúc thiền định. Hãy xả bỏ chúng đi, đừng ôm ấp bất cứ điều gì. Chỉ an định tâm nơi trạng thái không đối đãi này. Đừng lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy để tâm tĩnh lặng và con sẽ đạt được trạng thái của tính "không" trong đó không có tiến hay thoái, không có sự ngừng lại, không có gì để bám víu hay ràng buộc vào. Tại sao? Vì không còn có bản ngã, không còn cái "tôi" hay "của tôi". Tất cả đều đã tan biến đi rồi.
Đức
Phật dậy chúng ta phải buông xả hết mọi sự như vậy, không còn vương mang một
điều gì hết. Buông bỏ mọi sự đi, sau
khi ta đã hiểu biết chúng rồi.
Kính chào chị Người Phương Nam, Xin cho tôi đăng lại bài này ở:
ReplyDeletehttps://nuocnha.blogspot.com