Ăn gì thì ăn nhưng rồi cũng phải quay trở về với ba hột cơm mới được.
Vắng cơm trong ba bốn ngày thì cảm thấy thiếu, thấy nhớ nó lắm bạn ơi.
Hầu như mỗi ngày ai ai cũng đều ăn cơm hết, nhưng ít khi nào chúng ta than thở ngán cơm.
Bs Nguyễn T Chánh - Nên chọn gạo Thái hay gạo Mỹ
Một chứng bệnh ngọt ngào…
Bệnh
tiểu đường loại II rất phổ biến trong giới bà con Việt Nam mình sống
tại hải ngoại cũng như ở bên nhà, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở
lên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2003 có lối 194 triệu người bị bệnh tiểu đường. Số nầy có thể sẽ tăng gấp hai vào năm 2025.
Tại Canada, ước lượng có vào khoảng 1.8 triệu người bị bệnh tiểu đường loại II, tương đương với 8% dân số trưởng thành.
Riêng
tại Hoa Kỳ, có thể có đến 54 triệu người tuổi từ 45 đến 74 đang trong
tình trạng tiền tiểu đường prediabetes và lối 8 triệu người bị bệnh
diabetes thật sự.
Việt Nam hiện có trên 5 triệu bệnh nhân tiểu đường...
Trên 5% dân số trung Quốc tuổi từ 35 đến 74 bị bệnh tiểu đường.
“Trong
báo JAMA số 20 ra ngày 27-5-2009, J.C.N. Chan và csv dựa vào các báo
cáo bằng tiếng Anh từ tháng Giêng năm 1980 đến tháng Ba năm 2009 đã viết
một bài tổng quan về tiểu đường loại 2 ở Á châu…
Theo các tác
giả những yếu tố làm cho tiểu đường tăng nhanh ở Á châu là sự toàn cầu
hóa với sự chuyển nhượng kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế nhanh, sự thay
đổi cách ăn và cách sống. Người Á châu ít vận động hơn trước, bị căng
thẳng và thiếu ngủ hơn, hút thuốc lá, ăn mỡ và uống nước ngọt nhiều hơn,
ăn gạo xay trắng, gạo của Việt nam có chỉ số đường từ 86-109. Nhiều
genes tiểu đường mới được tìm thấy ở người da trắng cũng được xác nhận ở
người Á châu. (ngưng trích Bs Nguyễn Văn Đích, Tiểu đường loại 2 ỏ Á
châu, Ydượcngàynay)
Tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam cao nhất thế giới
“Đó
là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trong buổi hội
thảo “Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” do Bộ Y
tế và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 29/5, tại Hà Nội.
Theo
thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước
ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân
đái tháo đường cao nhất thế giới. Nghiên cứu tại các địa phương cho
thấy, toàn quốc hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, điều
đáng nói là cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chẩn đoán là có
biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là
tử vong.(Ngưng trích PV-Health+ 02/06/2014)
Tiền tiểu đường (Prediabetes) đi trước, tiểu đường (Diabetes) lọt tọt theo sau.
Trước
khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán thật sự, chúng ta phải trải qua một
giai đoạn xáo trộn biến dưỡng trong nhiều năm với những triệu chứng như
béo phì, rối loạn dung nạp glucose Impaired glucose tolerance, có nghĩa
là glucose máu có khuynh hướng tăng hơn mức bình thường chút ít.
Bác sĩ gọi đây là tình trạng tiền tiểu đường (prediabetes).
Danh
từ Prediabetes là một chẩn đoán lâm sàng tương đối còn mới mẻ và được
sử dụng lần đầu tiên năm 2002 bởi hai cơ quan The US Department of
Health and Human Services và The American Diabetes Association, với mục
đích chính là để nhấn mạnh vào việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, đã không
ngừng gia tăng trong dân chúng Mỹ.
“Diabetes mellitus is a
metabolic disorder characterized by the presence of hyperglycemia due to
defective insulin secretion, defective insulin action or both. The
chronic hyperglycemia of diabetes is associated with relatively specific
long-term microvascular complications affecting the eyes, kidneys and
nerves, as well as an increased risk for cardiovascular disease (CVD).
The diagnostic criteria for diabetes are based on thresholds of glycemia
that are associated with microvascular disease, especially retinopathy.
“Prediabetes”
is a practical and convenient term referring to impaired fasting
glucose (IFG), impaired glucose tolerance (IGT) (1) or a glycated
hemoglobin (A1C) of 6.0% to 6.4%, each of which places individuals at
high risk of developing diabetes and its complications.
Tùy theo
test thử nghiệm mà Prediabetes còn được gọi bằng những tên khác nhau như
tình trạng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance IGT)
hoặc tình trạng xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose
IFG).
Prediabetes là giai đoạn dự báo của bệnh diabetes type II trong tương lai.
Làm sao biết được mình đã bị prediabetes?
Tình trạng prediabetes không có một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nào hết nếu không thử máu để đo mức đường glucose của mình.
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ cho thử loại test nào.
Có hai tests có thể được thực hiện:
+Test 1: Test glucose lúc bụng đói (Fasting Plasma Glucose Test)
Test thực hiện lúc sáng sớm sau khi bạn phải nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng đồng hồ trước đó.
+Test 2: Test glucose sau khi ăn (Two hour oral glucose tolerance test hay glycémie provoquée)
Người ta cho bạn uống 75g glucose, bạn ngồi lại trong phòng chờ, và máu được rút ra để đo đường huyết sau đó 2 tiếng đồng hồ.
**
Nếu bị prediabetes rồi, thì mỗi năm bạn cần phải được test lại để theo
dõi sự tiến triển của nó. Trong giai đoạn nầy, bác sĩ chỉ khuyên bệnh
nhân nên ăn uống cho kỹ lưỡng và nhớ tập thể dục đều đặn mà thôi chớ
chưa cần phải uống thuốc.
Tiểu đường loại 2 (Diabetes type 2)
Tiểu
đường loại 2, là một bệnh mãn tính với biểu hiện chính là đường huyết
rất cao vì tụy tạng tiết không đủ insulin cần thiết, hoặc đủ insulin
nhưng nó lại bị đề kháng (insulin resistance) nên không còn hữu hiệu
trong việc giúp hấp thụ đường glucose từ máu vào tế bào.
Mệt mỏi,
mất cân, ăn nhiều (polyphagia), uống nước nhiều (polydipsia) và đi tiểu
nhiều (polyuria) là những dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường.
Nguy
hiểm nhất là bệnh có thể gây những biến chứng về mắt (rétinopathie
diabétique) đưa đến mù lòa, làm suy thận (insuffisance rénale), hoặc dẫn
đến các bệnh lý về tim mạch (cardiopathies), về thần kinh (neuropathie
diabétique) hoặc làm loét chân (ulcération des pieds) đưa đến việc cưa
chân... Bệnh nhân chết vì các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra mà
thường nhất là bị hư thận.
Theo Bs Nguyễn văn Đức:
“Bệnh
tiểu đường được định theo tiêu chuẩn của American Diabetes Association
(ADA, Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ), bằng 1 trong 4 cách sau:
- Đường máu đo sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng cao hơn 125 mg/dl
- Người bệnh có triệu chứng và đường đo lúc không nhịn đói thấy cao trên 200 mg/dl
-
Oral glucose tolerance test (OGTT) bất thường: sau khi cho ăn đường
glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g), 2 tiếng sau đo đường máu, thấy vẫn cao
hơn 200 mg/dl
- Trị số HbA1C (biểu thị lượng đường trung bình trong máu chúng ta trong vòng 3 tháng qua) bằng hay cao hơn 6.5.
Nếu
nghi bệnh tiểu đường, chúng ta dùng một trong 4 cách định bệnh trên, và
nếu thử lại lần nữa, vẫn bất thường như vậy, người bệnh được xem có
bệnh tiểu đường.” (Ngưng trích Bs Nguyễn V Đức, Rosemead Cali)
Có
rất nhiều loại thuốc uống để kềm hãm đường huyết, và nếu trường hợp quá
nặng thì cần phải chích insuline mỗi ngày. Đa số thuốc đều có phản ứng
phụ (side effects) bất lợi. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người
cũng như sự hiện diện của biến chứng mà bác sĩ kê toa một loại thuốc nào
đó, hoặc đổi thuốc khác, hoặc điều chỉnh liều lượng của món thuốc cho
thích hợp hơn, v.v...
Có người cũng sử dụng thuốc thiên nhiên để
giúp kéo đường huyết xuống phần nào, hư thật ra sao khó có ai biết được
một cách chắc chắn hết.
Chỉ số đường huyết (Glycemic index, GI) là gì?
Từ lâu, chất bột
đường glucide hay carbohydrate được xếp theo cấu trúc hóa học của chúng,
nghĩa là theo chiều dài của chuỗi tinh bột amidon và theo tốc độ tiêu
hóa và hấp thụ tại ruột non.
Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận
rằng nhiều loại đường (mono, di, và polysaccharide) và thức ăn có
glucides chẳng hạn như rau quả, ngũ cốc, sữa có thể làm tăng đường huyết
một cách riêng biệt khác nhau.
Từ nhận xét trên, Gs David
Jenkin, Canada là người đầu tiên đã nêu ra ý niệm chỉ số đường huyết vào
năm 1981. Ý niệm nầy lần hồi đã thay thế ý niệm đường đơn giản (các
loại đường tận cùng bằng OSE như fructose, saccharose,lactose,maltose…)
và đường phức tạp (như cơm, gạo, ngũ cốc, rau, đậu, pasta…) đã lỗi thời.
Biết
rằng đường đơn giản được chuyển thành glucose và được hấp thụ rất
nhanh.Ngược lại đường phức tạp phải cần sự tác động của vài loại enzymes
để chuyển ra glucose vì vậy có sự hấp thụ chậm hơn đường đơn giản…
Các
nhà khoa học cho biết sự thặng dư glucose trong máu khiến tụy tạng phải
tiết ra thường xuyên insulin và yếu tố insulin like growth factor one
IGF-1.
Theo thời gian, tình trạng nầy sẽ đưa đến hiện tượng kháng
insulin mà bệnh tiểu đường là hậu quả, và đồng thời cũng có thể có
nhiều nguy cơ dẫn đến cancer (vú, ruột già, v.v...).
Chỉ số đường huyết là vận tốc chuyển hóa của một carbohydrate ra thành glucose để được hấp thụ vào máu.
Một
thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. Vì vậy, các nhà
dinh dưỡng khuyên chúng ta nên dùng những thức ăn nào có GI thấp để
ngăn ngừa bệnh béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường loại II.
Trong
thực tế, người ta thường pha trộn lẫn lộn các loại thức ăn có GI khác
nhau trong các bữa ăn hằng ngày. Nhìn chung, các loại đường phức tạp như
ngũ cốc, cơm gạo, bánh mì, pasta, spaghetti, và các loại rau cải xanh
là những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ.
Đối với
những loại carbohydrate nầy, thì đường huyết sẽ tăng chậm hơn là nếu
dùng các loại đường đơn giản quá tinh chế như đường cát trắng chẳng hạn.
Tuy
vậy, cũng có một vài ngoại lệ, một số chất đường phức tạp như gạo
trắng, white bread, bắp, khoai Tây lại có chỉ số đường huyết GI cao hơn
một số đường đơn giản.
GI cũng có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu
tố khác nhau như: tùy theo kích thước các phân tử tạo nên sản phẩm,
chẳng hạn như cereal càng nhuyễn, càng tinh chế thì có GI càng cao; tùy
theo cơ cấu sinh hóa (thí dụ gạo Basmati chứa nhiều đường amylose nên có
GI thấp hơn gạo trắng hạt dài, là thứ gạo chúng ta ăn hằng ngày); tùy
theo cách biến chế nấu nướng (nhiệt độ làm thay đổi phân tử amidon), như
khoai Tây nấu chín trong nồi có GI thấp hơn khoai Tây đút lò; khoai Tây
luộc nghiền nhuyễn (mashed potatoes, flocon de pomme de terre) có GI
cao hơn GI khoai Tây nguyên củ; carotte tươi có GI thấp hơn GI carotte
nấu chín, tùy số lượng chất xơ hòa tan (soluble fiber), tùy theo tỉ lệ
proteine, chất xơ và chất béo trong thực phẩm, v.v…
Bởi những sự
khác biệt kể trên cũng như sự thiếu tiêu chuẩn hóa trong việc đo lường
một thực phẩm có glucide mà vấn đề chỉ số đường huyết GI vẫn còn là đề
tài tranh cãi giữa các nhà khoa học với nhau. Họ đưa ra giả thuyết, một
GI cao làm tăng đường huyết lên và làm trầm trọng hơn hiện tượng đề
kháng insuline (résistance à linsuline). Sự xáo trộn nầy sẽ dẫn tới hiện
tượng bất dung nạp glucose (glucose intolérance)
Có người cho
rằng một chế độ dinh dưỡng gồm có GI cao và nghèo chất xơ sẽ làm tăng sự
đề kháng glucose và đề kháng insuline và từ đó dẫn đến bệnh diabetes
type 2.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng trong lãnh vực thể thao, ý niệm GI rất được các vận động viên quan tâm đến.
Trước
ngày tranh tài, nên ăn những loại thực phẩm có GI thấp và GI trung
bình, như pasta, spaghetti, chuối, yogurt để dự trữ năng lượng…
Ngày tranh tài, thì dùng những thức ăn dễ tiêu, có GI cao như các thỏi bánh kẹo ngọt có nhiều đường và vitamins.
Ngay sau khi kết thúc cuộc thi đấu, nên ăn những món có GI cao để bù đấp lại nhanh chóng năng lượng tiêu hao.
Đây là một nguyên tắc thường được các người tham dự các cuộc chạy marathon áp dụng.
Tóm lại, một thức ăn có:
- GI thấp: nếu dưới 55
- GI trung bình: từ 56-tới 69
- GI cao: từ 70 trỡ lên
Cơm, gạo và tiểu đường.
Tải lượng đường huyết (charge glycémique, glycemic load hay GL) là gì?
Ý niệm rất mới mẻ trong dinh dưỡng và được các nhà khoa học của Đại học Harvard đưa ra năm 1997.
GL bổ túc cho chỉ số đường huyết GI.
Tải
lượng đường huyết GL có tác dụng ước định khả năng làm tăng đường huyết
của một phần chuẩn (par portion, per serving) của một thức ăn nào đó.
Người ta tính GL bằng cách lấy GI nhân cho số lượng glucides (g) chứa trong phần chuẩn của sản phẩm, sau đó chia cho 100:
GL= GI x quantity glucides (g) per serving/100
Thí dụ: 1 serving cereal corn flake 30g có GI 82 và có chứa 25g glucide. GL của nó sẽ là
25 x 82/100 = 20,5
Tóm lại, GI là thước đo chất lượng của glucides và GL là thước đo số lượng của glucide hiện diện trong một thức ăn.
Tải lượng GL của một phần chuẩn (per serving) thức ăn:
- GL thấp nếu dưới 10
- GL trung bình từ 11 đến 19
- GL cao nếu từ 20 trở lên
Tải lượng GL trong một ngày:
- thấp nếu dưới 80
- cao nếu từ 120 trở lên
Tiêu
thụ thức ăn có GI cao mà đồng thời chứa ít chất xơ thì rất dễ làm xáo
trộn đường huyết. Lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ làm xuất hiện bệnh
tiểu đường loại II và bệnh tim mạch.
Ý niệm tải lượng đường huyết
GL được nhiều nhà dinh dưỡng ưa chuộng hơn ý niệm chỉ số đường huyết
GI, vì lý do GL phản ảnh đồng thời số lượng và chất lượng của glucide
trong một thức ăn.
Revised International Table of Glycemic Index (GI) and Glycemic Load (GL) Values—2008
By David Mendosa
Glycemic Index & Glycemic Load Rating Chart (By Mendosa)
Chỉ số đường huyết GI của một vài loại thực phẩm.
+Thức ăn chuẩn là Glucose có GI = 100
Các loại thức ăn có GI thấp hơn 55:
Đậu
nành - đậu phọng (15), đậu xanh (30), đậu trắng (38), đậu đỏ (40), sữa
(30), yogurt (35), cam (40), táo pomme (39), biscuit khô (55), bột lúa
yến mạch oat (50), bún (35), gạo Basmati có nhiều amylose (55), carotte
tươi (35), fructose hay đường trái cây (20), gạo lứt Brown rice(50) -
đậu petit pois - khoai lang - bánh mì multigrain - pain au son (45), rau
cải xanh - tomate - cà tím, ớt xanh - hành tỏi - nấm rơm (10), bưởi
(22), cam (43), trái lê poire (36), khoai mỡ (51), xoài (55), trái pêche
tươi (28), nước trái pomme (48), nho tươi (43).
+Thức ăn có GI trung bình 56 - 69:
Càrem
(59), nước cam lon (65), chuối (62), đu đủ (60), pain blé entier -
wholemeal bread (69), trái kiwi (58), nho khô (64), đường cát sucrose -
saccharose (65), khóm (66).
Thức ăn có GI cao trên 70:
Carotte
chín (85), pain blanc (70), cơm trắng gạo hạt dài (trên 72) chứa ít
amylose, gạo tấm broken rice (86), nếp (98), các loại cereal -
cornflakes (80), mật ong ( 90), Pepsi Coca (70), riz instantané (90),
maltose beer (110), khoai Tây chiên fries hoặc khoai đút lò (95), khoai
nấu chín (70), dưa hấu (72), bí rợ (75), corn chip (72), bánh biscuit
khô cracker (78), bánh mì baguette (95), Gạo thơm Jasmine long grain
white rice(109) của Thái Lan và Việt Nam.
Cơm và bệnh tiểu đưòng loại 2
Cơm
là chất bột đường và sau khi ăn được chuyển ra thành glucose để vào
máu. Tùy theo loại gạo mà đường huyết glycemia tăng nhanh hay chậm. Mỗi
một loại gạo có một chỉ số đường huyết GI khác nhau.
Gạo tinh chế và các loại gạo nào có hàm lượng amylose thấp thì có GI cao.
GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. GI từ 72 trở lên được xem là cao.
Gạo trắng hạt dài (72), gạo tấm broken rice (86), Instant rice (90), nếp (98), Gạo thơm jasmine hạt dài (109).
-
Vậy nếu chúng ta đang có vấn đề bị chao đảo đường huyết thì nên chọn
những loại thực phẩm nào có chỉ số đường huyết GI thấp mà dùng để đường
huyết tăng chậm.
Ví dụ: Gạo Basmati (55), gạo lứt Brown rice (50)
*Tránh ăn quá nhiều chất bột đường có GI cao trên 72 chẳng hạn như cơm trắng hạt dài, gạo chín nhanh, cơm tấm , xôi nếp, khoai tây đút lò, bánh mì baguette, carotte nấu chín, và đừng quên bia...
*Nếu đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (prediabetes) hay đang bị tiểu đường loại II thì nên bớt ăn cơm là tốt nhất.
Một
vài bệnh nhân tiểu đường là chổ quen biết có nói với tác giả là bác sĩ
khuyên họ chỉ ăn mỗi bữa nửa chén cơm mà thôi và ăn những loại gạo có
chị số đường huyết thấp.
Thay thế gạo trắng hạt dài có GI cao,
bằng những loại gạo có GI thấp như gạo Ấn độ Moolgiri (GI 54), Basmati
(GI 55), hoặc gạo Doongara clever rice (GI 54) của SunRice Australia
chẳng hạn..
Đã có nhiều khảo cứu cho biết là gạo trắng hạt dài (long grain), là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng đường huyết rất nhanh.
Katherine Harmon. White rice raises risk of type 2 diabetes
Tháng
6, 2010 vừa qua một khảo cứu của Harvard School of Public Health có cho
biết việc thay thế gạo trắng hạt dài tinh chế bằng gạo lứt brown rice
giúp làm giảm thiểu phần nào nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường type 2.
ScienceDaily
(June 14, 2010) — In a new study, researchers from the Harvard School
of Public Health (HSPH) have found that eating five or more servings of
white rice per week was associated with an increased risk of type 2
diabetes. In contrast, eating two or more servings of brown rice per
week was associated with a lower risk of the disease.
Tìm hiểu về gạo trắng hạt dài và gạo lứt
Gạo
trắng hạt dài (Long grain white rice) có được từ gạo nâu hay gạo lứt
brown rice, riz brun đã được chà xát để lấy các lớp cám bao bọc hạt gạo
ra ngoài. Chính các lớp cám nầy là nơi tích tụ nhiều chất bổ dưỡng như
vitamin B complex, inositol... Sự chà xát làm cho hạt gạo trắng ra rất
hấp dẫn người tiêu thụ. Gạo trắng ít bổ dưỡng, nhưng giữ được lâu dài vì
nhờ không có cám nên lâu bị hôi hơn gạo lứt. Bên cạnh cái lợi cũng có
cái hại là ăn gạo quá trắng trong thời gian lâu dài dễ bị bệnh phù thủng
beriberi vì gạo thiếu các sinh tố B1 thiamin, riboflavin...Nhưng trong
thực tế hằng ngày chúng ta nhờ ăn nhiều loại thực phẩm khác có vitamins
kèm theo cơm nên vấn đề phù thủng không thấy xảy ra.
Tại hải
ngoại, loại gạo chúng ta thường ăn mỗi ngày là gạo trắng hạt dài Hương
Lài Jasmine của Thái Lan. Gạo Thái hạt dài, dẻo, thơm và để nguội vẫn
ngon. Tuy nói vậy, nhưng đôi khi mua một bao gạo mới (new harvest) 18kg,
đem về ăn chừng 1/3 bao thì gạo hết thơm, chắc là gạo đã bị trộn quá.
Lệ
thường chúng ta thích ăn gạo trắng hơn gạo có màu sắc ngà ngà như gạo
lứt chẳng qua cũng do thói quen ăn uống và tập quán xã hội mà thôi. Bạn
thử tưởng tượng phản ứng của thực khách ra sao nếu họ được dọn món cơm
gạo lứt ngay bữa tiệc cưới.
Tại Bắc Mỹ, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ
thì gạo trắng là gạo có 4% hạt nát. Khi gạo lứt được cho chạy qua máy
xay, gạo trở nên nóng và bị vỡ ra. 4% hạt nát hay tấm (brisure, broken
rice) là một tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American standard). Gạo tấm thật sự phải
là những phần mầm ở đầu hạt gạo. Những mãnh vỡ là những mãnh nâu, hoặc
xậm màu và những hạt trắng hơn bình thường mà chúng ta có thể thấy trong
các bao gạo.
Gạo nâu hay gạo lứt (riz brun, brown rice): Đây là
loại gạo có được sau khi vỏ lúa bị chà lấy đi nhưng hạt gạo vẫn còn giữ
mầm và vỏ cám. Nhờ còn đủ các vỏ cám và mầm nên gạo nâu được xem là loại
gạo bổ nhất vì chứa nhiều chất xơ và nhiều vitamins ( B1, B3, B5, B6),
cùng những chất như magnesium, manganese, zinc, Fe, Selenium,
Phosphorus...
Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn gạo
lứt. Lãnh vực thực phẩm thiên nhiên và Đông y cũng hết lời ca tụng tính
năng trị bệnh của gạo lứt.
Gạo lứt (brown rice)
Brown rice
is simply white rice that has not had the brown-colored bran covering
removed. So brown rice is considered a whole grain. The difference
between brown rice and white rice is not just color! A whole grain of
rice has several layers. Only the outermost layer, the hull, is removed
to produce what we call brown rice. This process is the least damaging
to the nutritional value of the rice and avoids the unnecessary loss of
nutrients that occurs with further processing. If brown rice is further
milled to remove the bran and most of the germ layer, the result is a
whiter rice, but also a rice that has lost many more nutrients. Since
brown rice still has the bran intact, it has more fiber than white rice.
Most people prefer white rice since it is fluffier and cooks faster
than brown. It has three times the fiber of white rice.
**Chú ý:
Cơm trắng hạt dài, cơm tấm, nếp (xôi chè, bánh tét, bánh chưng, v.v...),
bánh mì baguette, là những món mà đa số người VN mình đều ăn thường
xuyên.
Đây cũng là những món có chỉ số đường huyết cao.
Nên tránh hoặc ăn thật ít nếu chúng ta đang có vấn đề tiểu đường.
Nên thay thế cơm trắng bằng những thức ăn có chỉ số GI thấp như bún, miến, rau cải luộc hoặc cơm gạo Basmati...
Kết luận
Người
bị tiểu đường cần phải thay đổi nếp sống, kiêng cử đủ thứ, tránh các
loại thức ăn ngọt, nước ngọt có gaz, bớt cơm, xôi chè, bánh trái chế
biến từ bột tinh chế. Cần tránh thức ăn chứa nhiều mỡ dầu, ngoài ra cũng
cần phải kiên trì vận động tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.
Một
chế độ dinh dưỡng thích nghi có nghĩa là ăn nhiều rau cải trái cây,
đậu, hạt dẻ, thực phẩm làm từ bột thô không tinh chế (unrefined complex
carbohydrate), giảm việc ăn thịt đỏ (heo, bò) và thay thế bằng thịt
trắng như thịt gà hay cá. Ngoài ra, cần nên tránh ăn nhiều dầu mỡ và
muối.
Mấy năm trước đây, North Calorina University và Toronto
University (Dr David Jenkins) đã thực hiện nhiều khảo cứu về dinh dưỡng
nói lên sự ích lợi của việc ăn chay để ngừa bệnh tiểu đường và
cholesterol trong máu. Tuy vậy, cũng cần nên biết là ăn chay phải cho
đúng cách nếu không thì cũng vẫn bị bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch như
thường.
Vậy tại sao một số thầy tu trong chùa cũng bị bệnh? Theo
lời giải thích của tác giả Tâm Diệu trong trang Thư Viện Hoa Sen: Giải
đáp ăn chay. Lý do:Thay đổi môi trường sống, cơ thể người Việt Nam thuộc
nhóm biến dưỡng chậm (slow metabolizer), thực phẩm quá dồi dào tại Hoa
Kỳ, tuy là thức ăn chay nhưng lại sử dụng quá nhiều dầu để nấu, để
chiên, ít hoạt động…
Cho đến hôm nay thì phíaTây y vẫn khẳng định
là bệnh tiểu đường không thể nào trị dứt được. Bệnh chỉ có thể được
kiểm soát (control), nghĩa là giữ đường huyết ở một mức có thể chấp nhận
được mà thôi, bằng cách theo đuổi một nếp sống lành mạnh như kiêng ăn,
vận động, tập thể dục, giảm cân, bỏ thuốc lá, và mỗi ngày phải uống các
loại thuốc Tây hạ đường huyết hoặc chích insulin suốt đời.
Diabetes
has no cure. Diabetes results from changes in the body's ability to
absorb glucose (sugar). Once these changes happen, the body never fully
regains its ability to process glucose.
However, people with
diabetes can improve their glucose absorption through careful monitoring
of what they eat and blood glucose levels. Physical activity may also
benefit people with diabetes by increasing glucose absorption and
reducing their weight and percentage of body fat. People with diabetes
can develop a better sense of how food and activity affect them by
regularly monitoring their glucose over time. Through these strategies,
you can slow the progression of the disease and lower the risk of
developing long-term diabetes-related problems. So while diabetes cannot
be cured, it is a very manageable and livable chronic disease (CDC)
Tham khảo:
- Definition, Classification and Diagnosis of Diabetes, Prediabetes and Metabolic Syndrome
-
Annie Ferland MSc, Paul Poirier MD, FRCPC,FACC. Lindice glycémique des
aliments: Relation avec obésité et diabète de type 2. Le Clinicien
décembre 2006
- Mendosa.com, Revised International Table of Glycemic index(GI) and Glycemic load (GL) values-2008
- The effect of amylose content on insulin and glucose responses to ingested rice
- Thomas Fuller, The New York Times, June 4, 2013 – Diabetes Is the Price Vietnam Pays for Progress
- Replacing White Rice With Brown Rice or Other Whole Grains May Reduce Diabetes Risk
- Bs Nguyễn văn Đức- Bệnh tiểu đường loại 2
- Bs Dương Hồng Mô-Gạo và bệnh tiểu đường
- Bs Nguyễn Thượng Chánh & Ds Nguyễn Ngọc Lan
*Gạo Ta Gạo Tây
*Thèm ngọt và bệnh tiểu đường
*Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường
*Có thể hạ đường huyết bằng thuốc thiên nhiên hay không?
*Khi đường huyết cao
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment