Hãy sống có
trách nhiệm với trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Vào tháng 6 năm 2022 vừa qua, dân số thế giới chạm mức 7.9 tỷ, tức tròm trèm 8 tỷ người. Liệu dân số thế giới có thể tăng đến bao nhiêu? Và liệu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của chúng ta sẽ còn có thể ‘chịu đựng’ sự tăng trưởng nhân khẩu này đến đâu? Câu hỏi thật phức tạp, nhưng hãy thử tìm hiểu để thấy nó rõ ràng hơn.
Ðể đi từ 500 triệu
lên 1 tỷ cư dân trên trái đất, nhân loại phải mất khoảng 300 năm. Nhưng từ lúc
1 tỷ, để tăng gấp đôi dân số, chỉ có 127 năm thôi. Vào năm 1927, thực sự có 2 tỷ
người trên hành tinh của chúng ta, và lần này thì chỉ mất 47 năm để số lượng
cư dân trên Trái đất tăng gấp đôi một lần nữa, Tức năm 1974, dân số trái
đất là 4 tỷ người.
Vào tháng 6 năm
2022 vừa qua, cư dân trên trái đất đạt con số 7.9 tỷ. Vì từ 4 tỷ
năm 1974, đến tháng 6 năm 2022 mới tăng 7.9 tỷ. Và tăng gấp đôi là 8 tỷ
chắc phải năm 2023, nghĩa là phải mất 49 năm.
Hãy so sánh, từ
2 tỷ lên 4 tỷ mất 47 năm. Từ 4 tỷ lên 8 tỷ mất 49 năm. Chúng ta thấy đà tăng
dân số chậm lại rất nhiều.
Các dự báo thậm
chí còn công bố con số này sẽ ổn định khoảng 10 đến 12 tỷ vào năm 2100. Hoặc thậm
chí giảm xuống còn 7 tỷ nếu có nhiều biến cố xảy ra như thiên tai, dịch bệnh,
chiến tranh…
Diện tích đất trồng trọt bị giới hạn
Theo Viện
Worldwatch (Hoa Kỳ), hành tinh của chúng ta có khoảng 1.9 ha đất để cung cấp
cho mỗi cư dân của nó từ thực phẩm, quần áo, nhà ở và tự sưởi ấm cũng như loại
bỏ chất thải. Trung bình cho mỗi người dân đã là khoảng 2.3 ha. Nếu tính
riêng ở Mỹ thì trung bình gần 10 ha cho một người.
Các nhà sinh học
xã hội nói trên còn ước tính để nuôi sống khoảng 10 người phải có 1.4 tỷ ha đất
chỉ để canh tác.
Diện tích đất trồng trọt trên quả địa cầu không thể nở thêm
Nước cho con người
Một vấn đề khác
là nước. Nước không thể thiếu cho cuộc sống. Nếu không có nguồn cung cấp nước,
một con người không thể sống quá hai hoặc ba ngày. Mức tiêu thụ trung bình cho
sinh hoạt của một người Pháp là khoảng 150 lít mỗi ngày. Và con số đó gần như
không là gì so với con số của một người Mỹ trung bình lên đến … 4,000 lít mỗi
ngày. Phần lớn lượng nước này được sử dụng để sản xuất điện hoặc tưới tiêu.
Trên Trái đất,
có hơn 1,350 triệu km khối nước. Nhưng phần lớn được tìm thấy trong các đại
dương. Cuối cùng, các chuyên gia ước tính rằng chỉ có khoảng 0.5% lượng nước
này là nước ngọt sẵn có để sử dụng, không tính số được lưu trữ trong sông băng
hoặc trong lòng đất. Lượng nước ngọt sẵn có này tương đương với 6.75 triệu km
khối nước. Hoặc 6,750 tỷ lít nước.
Thoạt nhìn qua
có vẻ nhiều, nhưng dựa trên mức tiêu thụ trung bình của một người Mỹ, và dựa
trên con số 2 tỷ người trên trái đất không dễ dàng tiếp cận với nước sạch thì
không phải như vậy. Ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển, nước đôi khi bị
ô nhiễm bởi mầm bệnh, kim loại nặng hoặc những thứ khác. Chúng ta không chỉ
quan tâm đến lượng, mà phẩm cũng rất quan trọng.
Nước là một yếu
tố rất quan trọng để xác định bao nhiêu người có thể sống trên trái đất.
Những ước tính rất đa dạng
Ngoài đất nông nghiệp và nguồn nước sẵn có, còn có những câu hỏi về nồng độ nitơ, phốt pho và
carbon trong khí quyển của chúng ta, bên cạnh những vấn đề khác.
Một số khoa học
gia vẫn đang thảo luận về cách thích hợp nhất để tính toán sức ‘chịu đựng’ tối
đa của hành tinh chúng ta. Hầu hết các nghiên cứu, cuối cùng, đã đồng ý với
nhau con số khoảng 8 tỷ. Và con số này đang ở rất gần, thậm chí ngay trước mặt
chúng ta …
Ông Antonio
Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tuyên bố: “Khi chúng ta dự đoán sự ra đời
của người thứ 8 tỷ trên trái đất, đó cũng là “lời nhắc nhở về trách nhiệm của
chúng ta trong việc chăm sóc trái đất và là thời điểm để suy ngẫm về việc chúng
ta vẫn đang thiếu cam kết với chính mình và với những người khác”.
Không bao lâu nữa
dân số trái đất sẽ chạm mức 8 tỷ người.
Đào Duy Hòa
https://baotreonline.com/van-hoc/tap-ghi/trai-dat-co-the-nuoi-toi-da-bao-nhieu-cu-dan.baotre
Những dữ liệu về nước cần nên xem lại cho chính xác. NHư trung bình một người Mỹ chỉ xài (đủ thứ) khoảng 200 G/ngày (770 lít) chứ không phải 4.000 lít. Xin góp ý nhỏ.
ReplyDelete