Đã một giờ chiều rồi mà
cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.
Nó làm chủ quản ở một
nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo
cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Đồng nghiệp ăn thử cơm
cha nấu, khen rất ngon. Nhưng nó cảm thấy trong lời khen ấy, có chút gì như
khinh thường. Đúng vậy, khinh thường. Một người cha chỉ biết nấu cơm, chỉ biết
chịu khổ chịu cực không biết cách hưởng thụ cuộc sống.
Phải chăng mẹ đã bỏ nó
từ khi còn bé tí để theo một người đàn ông khác vì một người cha không có tiền
đồ như vậy? Mẹ có thể tìm lại được cho mình một người chồng mới, nhưng nó thì
không thể tìm lại cho mình một người cha mới được.
Hai giờ chiều. Cha vẫn
chưa đến. Không biết làm gì mà cả ngày rảnh rỗi, chỉ là nấu ít cơm, gần đây nấu
cũng linh tinh nữa. Hôm qua không có thịt, hôm kia 1 giờ chiều mới mang đến.
Hôm kìa quên cả cho muối. Đợi suốt cả buổi chiều cha vẫn chưa đến. Bảy giờ tối,
có cuộc điện thoại từ sở cảnh sát gọi tới: “Bố anh đang ở chỗ chúng tôi. Ông ấy
lạc đường, mời anh đến đón về”
Lạc đường? Cha làm sao
mà lạc đường được? Vừa đến sở cảnh sát, nhìn thấy cha vẫn cầm hộp cơm. Thấy nó
đến, cha vội đưa tới cho nó: “Ăn cơm đi”.
Cha đang làm gì vậy? Một
hộp cơm cầm đến tận bây giờ, lại cầm đến đây?
Nó đang muốn phát điên,
thì người cảnh sát nói: “Có người phát hiện ông lão này mồ hôi nhễ nhại cứ đi
đi lại lại, hỏi ông ấy đi đâu, ông ấy nói không nhớ, hỏi nhà ở đâu, tên gì,
cũng không nhớ, thế là gọi điện cho chúng tôi, may mà chúng tôi đã tìm thấy
danh thiếp của anh trên người ông cụ. Cha anh mắc chứng bệnh đãng trí tuổi già,
phải trông coi ông cụ, đừng để ông ấy đi mất”.
Cha đã bị mắc bệnh đãng
trí tuổi già?
Giờ nó mới biết, để đưa
cơm hộp cho nó, cha đã đi suốt cả buổi chiều trên con đường đó. Cái bệnh đãng
trí tuổi già đã làm cha quên mất mình cần đi đâu, nhà mình ở đâu, mình là ai.
Nhưng vẫn đinh ninh nhớ đến con trai, nhớ phải mang cơm hộp đến cho con trai.
Cha bị đói suốt cả buổi
chiều mà vẫn giữ nguyên hộp cơm. Hộp cơm đã nguội ngơ nguội ngắt, đưa ra trước
mặt nó.
Một người đàn ông đã
trưởng thành như nó, cuối cùng đã không kiềm chế được òa lên khóc.
…..Dù thế nào đi nữa
thì Cha & Mẹ vẫn là người con yêu nhất.
Triệu Kiến Văn
Dịch giả: Bảo Châu
Tội nghiệp ông cha đãng trí này thật! Tình Cha vẫn thiêng liêng, dù ông cha này đãng trí nhưng vẫn còn nhớ đem cơm trưa đến cho con.
ReplyDeleteCảm ơn NPN đã post một câu chuyện thật cảm động trong Ngày Của Cha.
Sương Lam
Cám ơn chị Tố Kim, tác già Triêu Kiến Văn, dịch giả Bảo Châu cho đoc một câu chuyện rất xúc động về Cha.
ReplyDeleteHồng Thúy
Bệnh đãng trí của người già thật tội nghiệp. Có một ông người Hàn Quốc hai vợ chồng cũng sống trong một senior housing gần tới và tuổi tác cũng gần apartment canh tôi. Ông ấy và toi cùng tuổi ngoài 80. Ông ta là người hoa nhập cùng mọi người trong housing, ông giúp đỡ những ông bà già bỏ những bộc rác bỏ bữa bãi trong phong rác. Ông nhạt rác rồi rãi trong hallways.Một hôm ông ra ngoài chẳng biết ông đi mua món gì hay đi bộ cho thoải mái. Thế mà ông đi mãi hai ngày không về. Vợ ông lo sợ và báo cho người quan ly trong housing để biết tin về sử mất …tích của ông. Rồi một ngày sau nữa ông trở về trong dáng người bơ phờ mệt mỗi . Ông cho biết đã đi quanh quẩn gần day mà khôngnhớ đường về nhà!
ReplyDeleteQuên đường đến nơi con làm, nhưng không quên bổn phận mang cơm đến cho con ăn.
ReplyDelete"Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông, không đong đầy tình me.
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha."