Một chiếc C-130 tại Tân Sơn Nhứt ngày 22/4/1975. ảnh: Jacques PavlovskyTime Magazine (Ðinh Yên Thảo tổng hợp và trích dịch)
Thoắt hiện đã 45 năm từ ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Trong khi
ngày càng nhiều hồ sơ và sử liệu quý giá được công bố, những bài báo của
các ký giả Mỹ và phương Tây được tường trình từ Sài Gòn hay các văn
phòng Á Châu trong những ngày cuối cùng tháng 4 năm 1975 đã cung cấp
thêm một số thông tin mang giá trị báo chí riêng biệt khi nhìn về lịch
sử. Từ kho dữ liệu chiến tranh Việt Nam, chúng tôi đã tổng hợp và trích
dịch một số bài báo đã được đăng liên tục trên các số báo đặc biệt của
Time vào tháng 4 và tháng 5 năm 1975, riêng về những dàn xếp chính trị
để dẫn đến cuộc thất thủ miền Nam VN và đưa đến làn sóng di tản 1975 ra
sao.
1. Dàn xếp sau những tấm rèm nhung
Trong bốn tiếng đồng hồ, đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tại Nam Việt Nam
đã nóng nảy, cố điện thoại cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng không
được. Ngày hôm sau, ông lên chiếc limousine Cadillac đen trực chỉ thẳng
đến Dinh Ðộc Lập, chỉ cách tòa đại sứ một khúc đường. Tổng thống bên
trong, còn Martin thì mặt mày tỏ vẻ giận dữ. Trong vài tháng qua, ông đã
là người sống chết binh vực tổng thống Thiệu. Còn bây giờ là một nhiệm
vụ cay đắng khác, chuyển một thông điệp đã thỏa thuận với đại diện
Bắc Việt tại Paris: Bắt đầu đêm Chủ Nhật, tổng thống Thiệu có đúng 48
tiếng đồng hồ để từ chức, hoặc Sài Gòn trở thành bình địa. Nước Mỹ cuối
cùng đã phải chối bỏ người mà họ đã đặt cược trong chính sách Việt Nam.
Và hệ lụy là, phải từ bỏ cả Nam Việt Nam. Ðối với Bắc Việt, sự ra đi của
TT Thiệu là một chiến thắng to lớn của họ. Sau hơn hai thập niên can dự
vào Việt Nam, tuần rồi tổng thống Gerald Ford đã tuyên bố rằng cuộc
chiến đã chấm dứt. Một lực lượng lớn quân Cộng Sản đang bao vây mọi phía
Sài Gòn và Sài Gòn chỉ còn cơ hội cuối cùng để tránh cuộc đổ máu. Theo
yêu cầu từ Bắc Việt, các lực lượng quân sự Mỹ phải rời khỏi Việt Nam và
một tân chính phủ VNCH mà họ chấp nhận, sẽ được thành lập để có thể
thương thuyết một cuộc đầu hàng với quân CS. Hoặc giả họ sẽ tổng tấn
công. Ước tính có khoảng 130 ngàn quân CS đang bao vây Sài Gòn và vẫn
đang tiếp tục tăng viện, so với 60 ngàn binh lính VNCH bên trong. Hà Nội
và Mặt Trận Giải Phóng Lâm Thời Miền Nam VN đã đưa tuyên bố rõ ràng như
vậy.
Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đọc diễn văn từ chức ngày 21/4/1975
TT Nguyễn Văn Thiệu đành tuyên bố từ chức vào ngày 21/4/1975. Trong diễn
từ 90 phút đầy cay đắng. Ông lên án đích danh Ngoại trưởng Henry
Kissinger và chính phủ Hoa Kỳ đã cắt viện trợ, phản bội lại lời hứa của
mình, cũng như ám chỉ cả Quốc Hội và dân Mỹ. Nước mắt ràn rụa, ông tuyên
bố cùng quốc dân rằng, “Tôi từ chức hôm nay. Xin đồng bào, các binh sĩ
và quý vị các tôn giáo hãy tha thứ những lỗi lầm của tôi khi đương
nhiệm. Tổ quốc và tôi sẽ luôn biết ơn quý vị.” Ngay sau đó, ông lên máy
bay quân sự Mỹ sang Ðài Bắc, để rồi ông có thể sang lưu vong tại Anh
hoặc Thụy Sĩ theo chọn lựa. Phó TT Trần Văn Hương, 71 tuổi lên nắm quyền
tổng thống. Nhưng ngay lập tức, Bắc Việt tuyên bố không chấp nhận. Lại
biến chuyển theo một tình thế mới. Liệu TT Hương cứ đương chức, bất chấp
lời quân CS, vừa chuẩn bị tử thủ nếu cần, vừa có thể thương thuyết với
Hà Nội? Nhưng rồi TT Trần Văn Hương nắm quyền chỉ đúng một tuần lễ. Để
cuối cùng, Đại Tướng Dương Văn Minh, một Phật tử trung hòa và người cầm
đầu cuộc đảo chính TT Ngô Ðình Diệm năm 1963, được đưa lên thay thế ông
Trần Văn Hương vào ngày 28/4, thành lập một chính phủ trung lập với hy
vọng có thể thương thảo với phía cộng quân để tìm một giải pháp tốt hơn.
Ông Trần văn Hương
Nhưng cũng không xoay chuyển được tình thế. Quân cộng sản tấn công
vào Sài Gòn rạng sáng 30/4. Và đến gần trưa xe tăng húc ngã cổng dinh
Độc Lập. TT Dương Văn Minh được áp giải đến đài phát thanh Sài Gòn, nơi
ông phát lịnh đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi quân đội VNCH buông súng
để tránh đổ máu. Nam Việt Nam đã bị bức tử và cuộc chiến Việt Nam chính
thức kết thúc ngày 30/4/1975.
2 . Những cuộc di tản tháng Tư
Lực lượng cảnh sát đặc biệt và an ninh phi trường chặn xét và vẫy tay
cho qua những chiếc xe bus đen chở đầy người Mỹ và các thân nhân Việt
Nam của họ, liên tục chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất. Một cuộc di tản
cho người Mỹ và các nhân viên VN đã được chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị. Cứ
nửa tiếng đồng hồ, chiếc phi cơ C-141 Star-lifters và C-130 Hercules lại
chở khoảng 100 người cất cánh, đưa sang căn cứ quân sự Clark của Mỹ tại
Philippines hoặc chuyển tiếp sang đảo Guam.
Người nước ngoài được di tản từ phi cảng Tân Sơn Nhứt
Nhiều người Mỹ, dân sự hay quân sự mang theo hàng chục người thân,
nội ngoại, dâu rể người Việt Nam. Có người dắt đến 39 “người thân”.
Những người VN có liên hệ với các người Mỹ này có thể là vợ, hôn thê hay
nhân viên của họ. Và theo sau là gia đình, bà con của những người này.
Thêm vào đó là những người là các nhân viên chính phủ VNCH nằm trong
danh sách gặp nguy hiểm một khi quân CS chiếm Sài Gòn. Hàng ngàn người
chen chúc trong rạp hát phi trường đã tháo bỏ ghế để điền đơn, khai các
mối quan hệ để được cho di tản. Ðàn bà, con nít, hành lý ngổn ngang.
Phía ngoài sân banh, hàng người dài đã được chấp nhận cho di tản đứng
sắp hàng dài, đợi đến phiên mình lên máy bay; có người đợi cả 24 tiếng
đồng hồ.
Cuộc di tản được thực hiện khẩn cấp sau khi TT Thiệu từ chức và chính
phủ Mỹ e rằng sẽ có một cuộc tấn công dữ dội xảy ra nếu các cuộc thương
thuyết không thành. Phái bộ quân sự Hoa Kỳ DAO lẽ ra đã muốn thúc đẩy
một kế hoạch di tản từ trước nhưng đại sứ Martin và thượng cấp của ông
là Ngoại Trưởng Kissinger lại phản bác, vì sợ rằng làn sóng sợ hãi sẽ
làm hoảng loạn cả Sài Gòn. Ðầu tháng 4, Sài Gòn còn lại khoảng hơn 7,500 người Mỹ. Nhưng kế hoạch
di tản còn áp dụng cho cả các công dân nước ngoài, cùng khoảng 140 ngàn
người Việt trong danh sách của chính phủ Mỹ cho rằng họ bị de doạ tính
mạng và được chấp nhận cho di tản theo kế hoạch. Quốc hội Hoa Kỳ đã
chuẩn chi 327 triệu đô la cho các kế hoạch di tản và trợ giúp các người
tị nạn này. Bên ngoài là con số đông vô kể những người muốn tìm một cơ
hội để được di tản. Một kế hoạch dự phòng “Giai đoạn Hai”, di tản bằng
60 chiếc trực thăng CH-46 và CH-53 từ Hạm Đội 7 còn được Ngũ Giác Ðài
đặt ra một khi Tân Sơn Nhất bị khống chế dưới tầm pháo 130 ly hay hỏa
tiễn SA-2 và SA-7 của cộng quân. Tất cả người Mỹ còn kẹt lại Sài Gòn đã
được mật báo rằng, ám hiệu của chiến dịch “Phase Two” sẽ là bản tin dự
báo thời tiết trên đài Mỹ cho hay Sài Gòn nóng “trên 105 độ” trên đài
Mỹ, theo sau bản nhạc White Christmas được phát mỗi 15 phút; những người
Mỹ còn kẹt lại phải đổ về 13 địa điểm “LZs” – landing zone, ám hiệu các
địa điểm bốc người bằng trực thăng trên nóc các tòa cao ốc của người Mỹ
tại trung tâm Sài Gòn. Chiến đấu cơ Mỹ sẽ bay sang từ Thái Lan để bắn
hạ các hỏa tiễn SA-2 hay SA-7 của địch quân và hộ tống các trực thăng
này ra biển.
Phía bên ngoài, các nhân viên làm việc với nước ngoài cùng
các viên chức chính phủ cũng tìm cách di tản. Thành phần trí thức và
giới giàu có, các thương gia tìm mọi cách liên lạc các đầu mối quan hệ
nước ngoài để được ra đi. Phía bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ lúc nào cũng
đông đúc người ăn bận lịch sự, xin các quân cảnh Mỹ được gặp người này
người kia. Bưu điện Sài Gòn không dứt những hàng người liên tục điện tín
cầu cứu khắp thế giới. Số điện tín tăng gấp bốn lần ngày thường, lên
đến 20 ngàn bức điện được gởi ra từ lúc bưu điện mở cửa đến tận 8 giờ
tối – giờ giới nghiêm. Các hãng Mỹ, ngân hàng hay các hãng thông tấn
nước ngoài cũng đầy người chầu chực. Không chỉ người Việt, giới ngoại
giao nước ngoài cũng ra Tân Sơn Nhất di tản khỏi Sài Gòn. Ðại sứ Anh,
Ðức, Canada, Thái Lan, Nhật Bản… đều đồng loạt ra đi, chỉ còn nhân viên
đại sứ quán Pháp và Bỉ là các quốc gia có giao hảo ngoại giao với Hà Nội
còn ở lại. Không còn mấy chuyến bay ra vào Sài gòn vì các hãng hàng
không thế giới đã hủy toàn bộ các chuyến bay thường lệ đến VN của mình.
Tại đại sứ quán Mỹ, một người đàn ông đang được phỏng vấn, là giáo
sư đại học và không ai khác hơn là cháu ruột của Phạm văn Ðồng, Thủ
Tướng Bắc Việt. Nhân viên sứ quán hỏi “Bộ ông không tin vào chú mình hay
sao?”. Ông ta chỉ trả lời ngắn gọn “Không”. Những người may mắn được
chấp thuận di tản chính thức là những người nằm trong danh sách 140
ngàn người có thể bị nguy hiểm của Bộ ngoại giao Mỹ, nhưng không chắc họ
sẽ được ra đi hết bằng phi cơ. Một kế hoạch di tản mạo hiểm khác được
các viên chức Mỹ chịu trách nhiệm vạch ra là đi cả bằng đường thủy nếu
không còn đủ thời gian, và có thể ngang qua họng súng của địch quân.
Dân chúng các thành phố sắp hay đã bị thất thủ đổ dồn về Sài Gòn. Sự
hoảng loạn châm ngòi cho sự hoảng loạn. Và người dân Nam Việt Nam có lý
do để hoảng loạn. Năm 1954, sau khi hàng triệu người di cư vào Nam,
phong trào cải cách ruộng đất và đấu tố tại miền Bắc đã sát hại hàng
vạn người, một con số ước tính dè dặt. Tết Mậu Thân 1968, sau khi chiếm
đóng Huế, Cộng quân đã có một danh sách dài những người cần bị thủ tiêu;
hàng ngàn thường dân vô tội đã bị sát hại tập thể. Chọn lựa cuối cùng
với nhiều người Việt là di tản. Những ngọn đèn cuối cùng rồi đã tắt.
ĐYT dịch Nguồn : Time Magazine Archive
vietluan.com.au
No comments:
Post a Comment