Wednesday, April 28, 2021

Cũng May Là Được Pháp Đô Hộ

Ảnh: Cụ Petrus Ký đang giảng bài cho sinh viên nước ngoài.


1. Đúng là Pháp có đô hộ, khai thác tài nguyên và che đậy bằng chiêu bài "Văn minh khai hóa" nhưng suy cho cùng Pháp có ăn nhưng không ăn cả cứt như thằng Tàu. Bằng chứng là các công trình kiến trúc qui hoạch điển hình và đẹp nhất ở Việt Nam đến giờ vẫn mang đậm dấu ấn của người Pháp. Thử hỏi hàng ngàn năm thằng Tàu đô hộ, nó đã để lại gì hay chỉ chém giết đập phá cùng những u mê thống khổ và mặc cảm nhược tiểu, thần phục?

Có lẽ lúc bấy giờ nhiều nhân sĩ trí thức cấp tiến khi tận mắt Pháp tiến vào VN cùng những phương tiện văn minh phương Tây, cũng đã nhận ra rằng nếu cứ học và làm theo kiểu cũ thì chắc chắn sẽ lạc hậu và mất nước, vì vậy nhiều người đã ra nước ngoài du học như các cụ Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch... và sau đó đã khẩn thiết trình lên vua và triều đình xin học theo phương Tây như người Nhật để canh tân đất nước.

Đặc biệt cụ Nguyễn Trường Tộ, một người cực kỳ tài giỏi, thông thạo Kinh tế, Quân sự, Chính Trị, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật… đã gửi lên triều đình gần 30 bản điều trần, kế hoạch, đề nghị rất chi tiết để cải cách đất nước, không kém gì cuộc cải cách của Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bổn, nhưng Vua và triều đình quá u mê nên tất cả các thỉnh cầu của cụ đều bị bỏ qua.

Nghe nói vua Tự Đức có gặp cụ, nói chuyện và khen ngợi, nhưng vua lại yêu cầu cụ phải bỏ đạo để có thể nắm quyền hành cao hơn, mà theo vua như vậy thì bọn quan lại hủ bại kia mới nghe theo. Tất nhiên, cụ từ chối. 


2. Nhìn lại hệ thống giáo dục dưới thời Nguyễn so với thế giới bấy giờ là vô cùng lạc hậu và bảo thủ. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có 2 loại sách : Sách của người Việt soạn: Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ học vấn tân, và Ấu học ngũ ngôn thi.

Còn lại là sách của Tàu: Thiên tự văn, Hiếu kinh, Minh tâm bảo giám, Minh đạo gia huấn, và Tam tự kinh. Cao hơn là Tứ Thư, Ngũ Kinh và vài quyển Nam, Bắc sử. Có thể nói là lạc hậu cả ngàn năm.

Sau khi bị Pháp đánh tơi bời, triều đình ít nhiều cũng có nhận ra vấn đề tụt hậu của giáo dục nên đã cử học sinh sang Anh, Pháp, Hương Cảng học, nhưng kết quả thu được cũng không nhiều vì phe bảo thủ trong triều quá đông.

Năm 1878, cụ Phạm Phú Thứ, một đại thần yêu nước, mang tư tưởng canh tân, đã cho mở một trường học tiếng Pháp và Tây Ban Nha ở Hải Dương, đây có thể là trường đầu tiên ở miền Bắc. 


3. Năm 1875, một phái đoàn ngoại giao Đức từ Hương Cảng đến VN, có đề nghị giúp triều đình cải cách giáo dục, kỹ thuật, in ấn (ra báo in). Đức lúc ấy cũng không ưa Pháp, muốn tạo ảnh hưởng ở VN, vua quan bàn tính tới lui rồi chả đâu vào đâu. Thất vọng, phái đoàn Đức quay vào Sài Gòn.

Sau khi phái đoàn Đức đi, một số quan đại thần có tư tưởng canh tân cũng nói với vua Tự Đức về vận mệnh nước nhà nếu không đổi mới, trước đó, cụ Phạm Phú Thứ và cụ Nguyễn Trường Tộ xin với một vị đại thần có uy tín trong triều về việc cử người sang Mỹ bang giao, Mỹ lúc này đang có chiến tranh với Pháp ở Mê-xi-cô nên chắc cũng sẽ giúp VN. Vua Tự Đức đồng ý và cử cụ Bùi Viện tìm đường sang Mỹ. Đáng tiếc là vua còn nước đôi, cử nhà ngoại giao đi nhưng không cấp quốc thư, vì một là sợ Pháp tóm được thì nguy; hai là theo kiểu tư duy láu cá của nhiều người Việt là đu dây chờ thời: cứ từ từ xem thế nào rồi hẵng tính.

Cụ Bùi Viện đến Hương Cảng (tháng 8/1873), gặp được Lãnh sự Mỹ, viên lãnh sự quý cụ, viết thư cho một người ở Mỹ, người này sẽ giúp cụ gặp Tổng thống Mỹ lúc ấy là Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876).

Cụ Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Nhật Bổn) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở Mỹ mất một năm vận động mới được gặp Tổng thống Ulysses Grant. Cụ được chứng kiến người Nhật đã canh tân đất nước thế nào, cụ cũng đi nhiều nơi ở Mỹ để học tập, tiếp xúc với nhiều người Nhật sang Mỹ học tập. Cụ ghi chép và thấy điều quan trọng nhất phải làm là thay đổi ngay nền giáo dục quá lạc hậu lúc bấy giờ.

Nhưng khi gặp được TT Mỹ thì lại không có Quốc Thư, cơ hội ngàn năm đành bỏ phí. Cụ đành xin hẹn TT Mỹ quay về để lấy, hồi đó sang Mỹ đâu có dễ như bây giờ, nên cụ vội vã về, xin vua, vua cấp ngay Quốc Thư, cụ lại qua Mỹ, nhưng TT Mỹ do chiến thắng chiến tranh ở Mê-xi-cô nên hết ghét Pháp, không muốn giúp đánh Pháp nữa. Chỉ nhận đào tạo giúp như kiểu Nhật thôi. Thế mới biết bỏ lỡ cơ hội phí thế nào!

Sau chuyến đi cụ Bùi Viện tấu trình mọi thứ tai nghe mắt thấy với vua, vì thế, nhân khoa thi Đình, 1877, đích thân vua ra đề, như sau: "Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước?".

Than ôi, có lẽ vì đã quen Tam tự kinh, giờ lại phải học thêm Toán, Lý, Hóa… thì ngại quá nên hầu hết thí sinh đều phản đối và viết rằng Nhật Bổn tuy hùng cường hơn nhưng lại học theo lối phương Tây, ăn bánh mỳ, uống sữa ống bơ, cắt tóc, mặc áo Tây hóa ra thành man di, mọi rợ. Nước ta là nước nhỏ nhưng giờ mà thay đổi thì dù có phú cường cũng lại hóa ra mọi rợ hay sao? Thế là toang!


4. Như vậy là mọi cố gắng học theo người Nhật để canh tân đất nước của các cụ nhà ta không thành, nhưng trong cái rủi vẫn có cái may. May là được Pháp đô hộ mà ta có cả một hệ thống đường sắt, đường bộ, cầu cống, nhà máy điện, sân bay, bến cảng… cho đến nay vẫn còn hữu dụng. Và quan trọng là hệ thống giáo dục đào tạo rất bài bản từ phổ thông, dạy nghề đến Cao đẳng, Đại học cùng một đội ngũ trí thức Tây học làm nòng cốt trong xây dựng đất nước ở cả 2 miền Nam Bắc. Và cũng đừng quên cái “dã tâm” của Pháp là đã bắt buộc đưa chữ Quốc ngữ vào thay cho chữ Hán trong các văn kiện chính thức và dạy trong các trường học. Thử nghĩ nếu không phải là Pháp mà vẫn là thằng láng giềng "4 tốt, 16 chữ vàng" thì chắc chắn ta đã khóc bằng tiếng Tàu từ lâu rồi! 

Sưu tầm 

No comments:

Post a Comment