Trong đời sống của mọi người, đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải ngưng làm việc để về hưu. Đây là một giai đoạn mới vô cùng quan trọng trong cuộc đời.. Hai vợ chồng người gõ cũng đã gác kiếm từ quan từ năm 7-8 năm nay rồi.
Tác giả xin chân thành biết ơn các bạn bè đã sốt sắng đóng góp ý kiến, tâm sự về chuyện nghỉ hưu.
Ngày nào cũng giống cuối tuần mà thôi…!
Bao năm làm lụng đủ rồi,
Về hưu để thấy… cuộc đời đáng yêu!
Nguyễn Song Thuận (Irvine, Ca)
“Già vô sự ấy là tiên”
“Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d’or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.
Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay vô vị lợi... vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm.” (Ngưng trích Thái Việt-Hưởng tuổi già)
Tuy có chuẩn bị tinh thần nhưng cũng vẫn bị shock.
Ai cũng vậy, làm việc đến một tuổi nào đó thì cần phải nghỉ hưu.
Luật không bắt buộc mình phải nghỉ nhưng thông thường thì thiên hạ nghỉ khi họ được 65 tuổi và để lãnh tiền già (pension du Canada hay old age pension).
Đây là nói trường hợp những người làm việc cho các công ty hay xí nghiệp lớn, làm việc cho chánh phủ hay công chức v.v.
Còn trường hợp tự mình làm chủ thì muốn nghỉ lúc nào thì tự do mình quyết định.
Mặc dù đã có chuẩn bị tư tưởng từ nhiều năm trước nhưng khi bắt đầu ngưng làm việc thật sự, bỏ lại sau lưng tất cả các thói quen cũ để bước vào một nề nếp sinh hoạt hoàn toàn mới, thì mấy tháng đầu vợ chồng người gõ cũng phải chịu nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất.
Phải cần một thời gian đôi ba tháng mới quen và thích ứng được vào với hoàn cảnh mới!
Nhiều thay đổi trong cuộc sống
Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi trong đời sống.
Đó có thể là sự thay đổi chỗ ở và phải hòa mình vào một khung cảnh mới, bởi lý do nầy nên hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè và những mối giao tiếp xã hội của mình từ xưa nay…Họ cũng cần phải có một thời gian để tìm hiểu và thích ứng vào nếp sinh hoạt mới.
Không ít người nghỉ hưu bán nhà để dọn đến những nơi gần con cái.
Có người chọn giải pháp mua condo để ở cho đỡ phải dọn dẹp, và khỏi lo săn sóc nhà cửa cũng như để tiện bề đi du lịch trong thời gian dài.
Có người nhảy ra làm từ thiện hay làm thiện nguyện.
Đi du lịch
Đi du lịch xa là cái mode thường thấy nhất trong mấy năm đầu khi vừa mới nghỉ hưu.
Theo nhiều cụ kinh nghiệm, thì mấy năm đầu lúc vừa mới nghỉ thì thiên hạ có khuynh hướng đi du lịch ào ào.
Từ 75 tuổi trở đi thì họ bắt đầu thấm đòn, sức khỏe yếu đi, thường hay mệt mỏi bất tử, nên sự hăng say du lịch của buổi đầu cũng dần dần giảm theo năm tháng.
Các tours du lịch xa có guide hướng dẫn rất được giới cao niên ưa chuộng vì tiện lợi và khỏe trí.
Bạn bè chí thân hay tâm đầu ý hợp thường hay rủ nhau đi chung cho vui.
Hầu như không ít bà con mình, đặt ưu tiên chuyện về Việt Nam trong chương trình du lịch của họ, cũng có người có ý định quay về chốn xưa ở cho đến ngày cuối đời…
Kế đó là qua Mỹ hoặc qua các nước Âu Châu, trước là đi chơi và sau là ghé thăm bà con hay bạn bè luôn thể.
Có người thì đi tours Trung Quốc, đi hành hương Ấn Độ, v.v.
Người thì đi tours nghỉ mát tại các resort ở Mexico, Cuba, Dominican Republic hay các đảo thuộc vùng Caribbean, v.v… Thường bãi biển ở những vùng nầy rất là lý tưởng, sạch sẽ và có một màu trong như sữa xanh ngút ngàn giống như một bức tranh vĩ đại rất ư là đẹp…
Giá cả có khác nhau và cũng tùy theo mùa. Trung bình, nguyên trọn gói, bao vé máy bay khứ hồi từ Montréal, ăn ở một tuần trong hotel 4 sao của resort lối 1300- 1500$.
Mùa low season, giá có thể còn rẻ đi hơn nhiều.
Có người đi theo tours du thuyền cruise trong một tuần lễ tại vùng biển Caribbean. Ghé qua các đảo như Saint Martin, Sainte Croix, Saint Kitts, Virgin Islands, Grenada…
Có người đi tours vùng Nam Mỹ, Panama hoặc tours vùng Hawaii, tours Alaska xem gấu trắng...
Các tours du thuyền vùng Caribbean, tàu chạy ban đêm cho tới sáng thì cập bến vào một đảo và du khách có thể lên bờ dạo chơi hay đi đây đó và trở lại tàu trước hoàng hôn.
Tours Hawaii, du thuyền Pride Of America (Norvegian Cruise Line), mỗi thứ bảy trong tuần đều khởi hành từ Honolulu. Ban đêm chạy, sáng cập bến một đảo.Muốn đi chơi đâu thì mua tour trước ở dưới tàu. Tổ chức chu đáo, có guide, xe bus đúng giờ để tàu còn nhổ neo tiếp tục chạy đến đảo khác. Xem cảnh, xem hoa và xem cả núi lửa …Một tuần lễ qua quá nhanh. Sáng thứ bảy tuần sau thì tàu trở lại bến cảng Honolulu. Check out, bus đưa du khách ra thẳng phi trường để kịp lên phi cơ về xứ. Từ Montreal đến Honolulu phải mất 12 giờ bay. Connection Chicago và Lax…
Nên đến Honolulu trước 3 ngày để có đủ thời gian du hí và xem thành phố…
Mấy lúc gần đây du lịch Dubai nằm về phía đông nam của United Arab Emirates (UAE) vùng Trung Đông cũng được một số hưu viên chiếu cố.
Tours du thuyền: lối 80% du khách là người cao tuổi
Có người đi theo các tours du thuyền lâu nhiều tuần bên. Hoa kỳ, Âu Châu, Á Châu hay Trung Đông. Mục đích để thăm viếng được nhiều xứ.
Tại Hoa kỳ, du thuyền Princess Cruises có tour 29 ngày từ San Francisco đi Sydney Úc Châu.Du thuyền Seabourn Grand Voyage có tour 76 ngày đi từ Los Angeles viếng vùng nam Thái bình dương, Australia, New zealand… http://traveltips.usatoday.com/cruises-us-australia-56431.html
Tại Á châu, du thuyền Princess Cruises ghé qua nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Hong Kong hay Pusan Nam Hàn, v.v.
Princess Asia and Africa Cruises http://cruiseweb.com/PRINCESS-ASIA.HTM
Tours du thuyền có thể được xem là sang trọng và thích hợp cho lớp tuổi già.
Nhưng có một sự thật là đi đâu lâu ngày lâu tháng, khi trở về tới nhà mình thì vẫn cảm thấy khỏe cách gì đâu…Được nằm ngủ trên cái giường của mình thì không có gì sung sướng và hạnh phúc cho bằng!
Mỗi ngày dân nghỉ hưu thường hay đi đâu?
Sáng sáng, dân nghỉ hưu thường hay lết đến mấy cái thương xá, tiệm cà phê bình dân ngồi chùm nhum với nhau đấu láo và ngó ông đi qua bà đi lại.
Hẹn nhau ra quán cà phê tâm sự là giải pháp hay nhứt, thích hợp của đám đàn ông. Tha hồ tán dóc, ăn tục nói phét, tha hồ dòm ngó mà khỏi sợ bị mấy bà bắt lỗi sửa lưng cụt hứng.
Tại Quận Cam/Westminster, thương xá Phước Lộc Thọ được xem là nơi hẹn hò, tụ họp của các đồng hương cao niên.
Các bà thường có thú đi la cà, đi tà tà, đi vòng vòng trong thưong xá. Hết tiệm nầy, đến tiệm khác, để rửa mắt windowshopping mà thôi. Vô tiệm, lấy cái nầy, rờ cái kia, ướm lên người, đeo vào cổ, lại xem kiếng, ẹo qua ẹo lại, rồi bỏ món hàng trở lại chỗ cũ cũng thấy sướng rồi.
Rửa mắt là một cá thú của phụ nữ bất luận tuổi tác nhưng không phải là kiểu của bọn nình ông.
Khoa học nói rằng shopping là một cái thú của đàn bà để giúp họ giảm đi stress. Vậy chúng ta nên thông cảm cho mấy bà.
Có bà lại thích đi tà tà hoặc đi vòng vòng trong thương xá để...rửa con mắt và cũng là một cách để thư giãn.
Ông nào có muốn chở vợ thì nên chọn giải pháp ngồi chờ ở phía ngoài cho nó khỏe và cũng tiện để ngó cô đi qua bà đi lại luôn thể, tiện mọi bề cho cả bà lẫn ông!
Có ông bạo hơn cũng như văn minh hơn, muốn tự thưởng mình sau bao năm dài đăng đẳng làm việc vất vả, bằng những chuyến du lịch về Việt Nam trước thăm mồ mả ông bà, sau là nếu có thể giúp người-em-gái-nhỏ nào đó thoát cảnh nghèo đói để đổi đời mà cả hai đều có lợi, vân vân và vân vân. Nội cái được người-em-gái-nhỏ gọi mình bằng anh xưng em ngọt xớt như mía lùi, thấy sướng tê cả người, được trẻ ra ít nhất cũng 30 tuổi rồi.
Ai mà hổng ham thì thề độc đi!
Một ngày trong khu thương mại Việt sầm uất http://www.nuocmy.org/mot-ngay-trong-khu-thuong-mai-viet-sam-uat.html
Nghe nói với số tiền trợ cấp hưu pension hay tiền già 1000$ một tháng bên nầy, nhưng về bển thì tha hồ mà ăn chơi phè phỡn, dư sức…qua cầu gió bay!
Dân nghỉ hưu thường hay…làm gì?
Phần đông đa số người già nghỉ hưu rất rảnh rỗi.
Tập thể dục thể thao như chạy bộ jogging, đi bộ; tập tài chi dưỡng sinh, khí công, aerobic; đánh cờ tướng hay chơi golf, đánh tennis, đánh ping-pong, cắt cỏ và chờ lệnh bà…
Việc giữ hộ cháu nhỏ trong vòng đôi ba ngày cũng là một niềm vui cho các bậc ông bà.
Một số cụ lo xa, quan tâm đến việc tu hành cũng như việc thiền định để tìm sự an lạc cho tinh thần cũng như để chuẩn bị cho kiếp sau...
Cũng có người thì cảm thấy quá nhàn rỗi...Không biết làm gì trong ngày, hết đứng thì ngồi, ra vô, đi tới đi lui, ngó trước ngó sau, hết ngồi rồi nằm.
Vào phòng nghiền ngẫm internet, chốc chốc lại check email.
Xong ra salon mở ti-vi.
Đọc báo thì đọc hết tờ nọ tới tờ kia, lướt qua tin xe cán chó, đến các mục quảng cáo bán nhà, sang nhà hàng, sang tiệm nails…Kế đến là mục gỡ rối tơ lòng thòng, riêng mục tìm bạn bốn phương thấy nhiều phụ nữ đầy đủ công dung ngôn hạnh mà sao số lại cô đơn hẫm hiu vậy cà, thấy tội nghiệp quá (xạo)!
2226 – (Trên 4 kỳ) – Nữ, miền Nam 59 tuổi, widow, dáng cao, trắng, nhan sắc trên trung bình, kinh tế ổn định, tính vui hiền cởi mở, rất thích du lịch. Muốn tìm bạn Nam đã về hưu, không cờ bạc trai gái, có tính đàn ông biết quan tâm và chia sẽ, vừa là tri âm vừa là tri kỷ trong đời sống và là partner du lịch. Nếu được xin cho số phone hay địa chỉ email trong thư. (HỘP THƯ TÌM BẠN- trong Thời Báo online) http://thoibao.com/hop-thu-tim-ban-51/
Rồi làm luôn tất cả các tin vui lẫn tin buồn, cáo phó lẫn phân ưu, rồi không biết chừng nào tới phiên…mình đây?
Đôi khi lấy phone gọi đầu nầy đầu nọ, nói chuyện tầm xàm bá láp cho đỡ buồn.
Tình trạng nầy mà kéo dài dám sẽ khiến nhiều cụ dễ bị rơi vào sự buồn chán hay trầm cảm lắm!
Có ông nọ thì khùng hết biết, tối ngày đọc sách báo, xem tv, tìm hứng gõ bài, nói đủ thứ chuyện…trên trời dưới dất không biết chán.
Gặp lại bạn bè
Bạn bè lâu ngày gặp lại vợ chồng tác giả thì thường hay hỏi những câu đại loại như sau:
- Lúc rày nghỉ có khỏe không? Khỏe chớ!
- Lúc này nghỉ rồi làm gì? Không có làm gì hết, nghỉ mà!
- Có đi đâu chơi không? Có khi đi, có khi không!
- Có đi về Việt Nam chưa? Dzà, chưa có tính lúc nầy!
- Có đi làm thiện nguyện không? Dạ có, làm từ lâu rồi, giữ cháu đó!
- Có làm công việc gì khác không? Có chớ, nhiều việc không tên, nhớ hổng hết!
- Nghỉ ở nhà có chán không? Đâu còn thì giờ dư đâu mà chán!
- Nghỉ ở nhà có thường bị bả đì không? Anh sao tui vậy mà!
- Nghỉ ở nhà, ổng thường làm cái gì? Dzà thưa lúc nào? sáng hay tối? cũng giống như mấy ông khác thôi!
- Sao cũng còn trẻ (?) hoặc job thơm (?) mà nghỉ chi cho uổng vậy! Thôi đi cha nội, bộ muốn xỏ ngọt người ta hả!
Bao nhiêu câu hỏi trên cũng đủ nói lên tâm trạng lo lắng chung của mọi người trước viễn tượng về hưu.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai hết.
Có người phải nghỉ hưu vì hãng đóng cửa, vì bị mất việc, vì vấn đề sức khoẻ hay cũng vì hoàn cảnh bắt buộc, vân vân và vân vân. Tóm lại, những điểm lo lắng chung của mọi người mà tác giả nhận thấy quan trọng chính là ở ba điểm như sau:
1/ quan hệ giữa vợ chồng
2/ sức khỏe
3/tiền bạc
Giai đoạn “tang chế” sau khi nghỉ làm
Ai cũng phải trải qua một giai đoạn buồn chán vì phải thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày từ mấy chục năm nay lúc còn đi làm. Thời gian nầy dài hay ngắn tùy theo người.
Các nhà tâm-lý-học gọi đây là giai đoạn “tang chế” (période de deuil), nghĩa là hưu-viên cảm thấy mất mát một cái-gì-đó mà mình hằng quen thuộc trong đời sống.
Trong thời gian nầy, họ rất dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm.
Nếu tình trạng nầy kéo dài thì cần phải đi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tại sao có người sợ nghỉ hưu?
- Có người đã đủ tuổi về hưu nhưng không muốn nghỉ vì còn quá yêu…công việc hay ghiền việc (workaholic)!
- Có người muốn nghỉ hưu nhưng phải ráng cày vì họ còn phải nuôi con ăn học thêm một vài năm nữa!
- Có người vẫn còn duy trì sự làm việc, nhưng chỉ làm bán thời gian (part time) hoặc chỉ làm một hay hai ngày trong tuần!
- Có người đã nghỉ hưu, nhưng sau đó trở vô xin làm việc lại!
Ngoài ra, cũng còn nhiều lý do phức tạp khác…
“Tui sợ ở nhà hoài sanh bệnh” hoặc
“Tui cũng muốn nghỉ lắm nhưng sợ ở nhà không có gì làm, chán lắm”
Đây là những câu tâm tình mà người gõ thường hay nghe các bạn đàn ông nói.
Phải chăng đó là những lý do thật sự?
Nhưng cũng không hiểu tại sao dân chúng lại phản đối dữ dội khi chính phủ sở tại muốn kéo dài tuổi làm việc ra thêm nữa, thí dụ như bên Pháp?
Còn ở Canada, chấp nhận cho nghỉ hưu hiện nay là 65 tuổi, nhưng sẽ tăng lên 67 tuổi trong vài năm tới.
Cái gì cũng cần phải có sự chuẩn bị hết
Trong các khóa học coaching “chuẩn bị nghỉ hưu” (pre-retirement courses) cho nhân viên nhà nước hoặc cho các công ty, các thuyết trình viên là các nhà tâm-lý-học thường nêu cái vấn nạn nầy lên để chúng ta đừng ngạc nhiên lúc phải ở nhà thường trực với người hôn-phối của mình.
Ai cũng vậy cả! Chạy đâu cho thoát!
Nhưng nếu suy nghĩ cho tận cùng, thì còn đôi bạn cũng vẫn còn thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều, phải không các lão ông lão bà?
Theo ý riêng của tác giả, thì cần phải chuẩn bị tư tưởng trước khi nghỉ hưu: + cái gì cũng phải có ngày chấm dứt, để bước sang một giai đoạn khác trong cuộc đời; + phải ý thức là mình già rồi, cần phải nghỉ ngơi để đi đây đi đó khi còn đầy đủ sức khỏe; + bệnh hoạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào;
+ nghỉ hưu để vui sống với chồng, với vợ mình mà hình như từ mấy chục năm nay mình không có thể sống cho nhau một cách trọn vẹn được vì sự ràng buộc về sinh kế, về con cái, vân vân;
+ nghỉ hưu để có thể có nhiều thời gian hơn bên cạnh các cháu nội ngoại và để nhìn thấy chúng lớn lên;
+ nghỉ hưu để có thể mỗi sáng tĩnh lặng, bên cạnh tách cà phê nóng, cùng nhau thảnh thơi nghe tiếng chim hót líu lo sau nhà hay cùng ngắm bình minh ló dạng hay nhìn những giọt sương đêm còn lấp lánh đọng trên các tàn cây ngoài mái hiên nhà, hoặc cùng thưởng thức mặt trời toả đủ màu sắc trước khi lặn vào mỗi chiều hoàng hôn, vân vân và vân vân;
+ muốn cho sự nghỉ hưu được tốt đẹp, không nhiều sóng gió thì chúng ta cần phải tạo cho mình một lịch trình sinh hoạt đều đặn, để nó trở thành một nếp quen thuộc (routine) trong cuộc sống và mình phải tuân hành theo bằng mọi giá;
+ đừng bao giờ để bị rơi vào tình trạng quá rảnh rỗi vì sẽ dễ bị đưa đến sự buồn chán; + cuối cùng là phải tạo cho mình có một thời khóa biểu…bận rộn (busy).
Mỗi người mỗi cách mỗi kiểu!
Những lý do phải đi làm thêm
Báo Tây có nêu những lý do tại sao một số người vẫn còn muốn tiếp tục đi làm mặc dù họ đã tới tuổi cần hưu trí rồi, hai lý do chính là tại vì:
- ông anh sợ phải ở nhà thường xuyên với bà chị (?)
- kinh tế, tài chánh khó khăn nên cần phải đi làm thêm để kiếm thêm chút đỉnh cho bả vui
Có bạn thì thành thật hơn: “tui ngại ở nhà vì phải chạm mặt thường xuyên với bà xã quá. Sợ gây lộn tối ngày, sợ chiến tranh lạnh quá”.
Vấn đề nầy là một sự thật mà ai cũng phải đành chịu thôi. Chạy đâu cho khỏi!
Nhưng gần đây báo chí Mỹ có nêu một…tin mừng. Không biết có nên tin hay không?
Cãi nhau sống lâu?
Tin mừng cho những cặp vợ chồng khắc khẩu: “Cãi nhau sống lâu”
Cãi nhau thường xuyên để xả bớt xú bắp rất tốt cho sức khỏe tâm thần và sẽ sống rất lâu để mà cãi với nhau cho tới ngày xuống lỗ (?) Hi hi hi!
Spouses who fight live longer! http://www.livescience.com/4814-spouses-fight-live-longer.html
In the current study, the authors suggest a combination of factors to explain the higher mortality for couples who don’t express their anger. These include “mutual anger suppression, poor communication (of feelings and issues) and poor problem-solving with medical consequences,” they write in the January issue of the Journal of Family Communication.
Nghỉ hưu tạo thêm nhiều căng thẳng trong đời sống vợ chồng
Retirement puts strain on relationships (xem 101 phản hồi từ những cặp vợ chồng Anh lúc họ về hưu) http://www.telegraph.co.uk/women/sex/relationship-advice-and-romance/9867597/Retirement-puts-strain-on-relationships.html By Telegraph reporters
Hổng thèm nhìn mặt nhau nữa hả?
Thay vì cùng vui hưởng chung sự tự do, tám trong mười cặp vợ chồng không có cùng chung một thú tiêu khiển giải trí- một trong năm cặp gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc- Một trong ba cặp cãi lộn với nhau chết bỏ, tối ngày về những chuyện không đâu lảng nhách, lảng xẹt và 13 % nhìn nhận rằng họ thường làm cho người kia bực mình bực mẩy ngoài sức tưởng tượng…cho đở tức.
“The findings emerged in a study of 660 retired people still in relationships, which also showed many find their old spark has gone after giving up work.
Instead of celebrating their new found freedom together, eight in 10 discover they don't share any of the same hobbies and interests while one in five bicker about a lack of money.
Four in 10 pensioners polled also admitted they needed to learn how to live with each other again now that the children have left home and they are no longer committed to work.
The study also indicated one third of retirees spend much of their time arguing about silly things with the other half, and 13 per cent admit they "irritate each other beyond belief".
And a further 29 per cent were surprised to find they didn't have the same expectations for their 'golden years'.”
Lúc hai vợ chồng đã nghỉ hưu
Nghỉ hưu cần phải có một thời gian điều chỉnh và thích ứng trong cuộc sống lứa đôi.
Cả vợ lẫn chồng phài tập sống lại với nhau trong bối cảnh hai người chớ không phải của một người.
Theo L’Institut national d’études démographiques INED (Pháp), ly dị ở lớp tuổi 60 đã tăng lên gấp hai từ năm 1985. Nguyên nhân do những khó khăn trong thời gian nghỉ hưu đem đến.
1-Vợ chồng cần cho nhau biết sự mong đợi ở người kia. Hoạch định những sinh hoạt chung nhưng vẫn giữ những sở thích của mình.
2-Nên ý thức rằng người kia cũng cần phải có những giây phút riêng tư (intimité) của họ.
3-Rất quan trọng cần có nhiều thời gian cạnh bên nhau nhưng không nhất thiết là cả hai đều phải làm chung một việc.
4-Lúc nghỉ hưu, vợ chồng đều quá rảnh rỗi. Họ có thể sử dụng thời gian quý báu đó một cách tự chủ (autonome) và khác biệt theo ý thích của họ nhưng đồng thời mỗi người phải biết tôn trọng điều ước muốn của người kia. Đây là cách hữu hiệu đễ ngừa thói quen (routine) theo năm tháng.
5- Để cho sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn ( làm việc/ nghỉ hưu) được êm ái, vợ và chồng cần phải tập quen sống với sự có mặt thường xuyên của người kia.
Một số phản hồi từ các ông chồng già Tây phương!
1-Cao niên Sam Mathew
Tôi đã lấy bả được 38 năm nay rồi. Bản chất và tâm tánh tôi thuộc loại tích cực nhưng vợ tôi làm cho tôi quá mõi mệt vì bả là một người tiêu cực và thường hay cằn nhằn tôi không ngớt. Bả quá ham làm việc và bị ám ảnh về sự sạch sẽ một cách thái quá và bệnh hoạn.Thú vui của bả là hay nhắc kể lại hoài những lỗi lầm đã qua của hai vợ chồng. Không ai có thể làm thay đổi được những gì đã xảy ra từ trước. Kể lại các chuyện đớn đau trong quá khứ chẳng khác nào lấy dao cắt vào da thịt mình. Lời nói có một sức mạnh phi thường, chúng có thể làm cho ta khổ sở hay hạnh phúc .
2-Waynet.(ông)
Như vậy, đa số phụ nữ cằn nhằn là để mong sửa đổi người đàn ông? Nhưng không làm được, và bà lãi nhãi ông tới tấp để sau rốt là bà phải ra đi hay ông ta phải đi?.Cằn nhằn thẳng thừng là điều xấu xa tồi tệ chẳng khác gì một sự tra tấn tinh thần .
So mostly Women nag to try and change the Men's ways? This doesn't work! So you got fed up of nagging him and he left or you left? nagging is just downright evil and mental torture!
3-Hmania (ông)
Tôi thật sự phải làm gì bây giờ. Luôn luôn là lỗi do tôi. Bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi là người bị trách mắng. Tôi không biết phải đối xử thế nào. Tôi là người rất bình tỉnh và chân thật,nhưng bà ta lại trách cứ tôi bất cứ việc gì. Nếu tôi nói trắng thì bả lại nói đen, nếu tôi nói cộng (+) thì bà ta nói trừ ( -) Vậy tôi phải làm gì bây giờ, Trời ơi?
4-Ben (ông)
Tôi nghĩ rằng việc đàn bà cằn nhằn và la mắng sẽ làm hại người đàn ông tốt. Các bà ơi! tại sao các bà không chịu để người ta được yên thân. Cách hay nhất là phớt lờ không cần quan tâm đếm xỉa gì đến bà ta.
Unfortunately i have come to realise that Nagging women tend to disturb Good men...Ladies why don't you leave good men alone!!!.The best way to deal with this is to ignore her.
5-Ujagbe (ông)
Sống chung với bà vợ có tật hay nói nhiều làm mình cảm thấy cuộc đời trở nên ngắn ngũi đi. Theo phong tục Nigeria (Phi châu) vợ phải trung thành, hy sinh, biết nghe lời và chung thủy. Ngày nay thì khác đi. Tiếp xúc với văn hóa Tây phương đã làm nhiều bà vợ Phi châu trở nên ương ngạnh và nói nhiều quá. Riêng bà nhà tôi thì rất hỗn hào thường chửi bới tôi mỗi khi có dịp dù rằng chính tôi là người kéo cày nuôi sống cả gia đình.
Life is too short to live it with a nagging wife. In Nigeria (AFRICA), our wives used to be obedient, loyal, devoted and faithful to their husbands. But these days, due to their exposure to western cultures, many are turning to great nag. Mine insults me at the slightest opportunity, even when I'm the bread winner
6-Jane (phụ nữ)
Sau đây là điều bí mật. Không phải đàn bà nào cũng cằn nhằn trước bất cứ một chuyện nhỏ nhặt nào đâu.Mấy bà la mắng là tại gì họ không hài lòng đó thôi! Họ không hạnh phúc được vì nét mặt cũng như cử chỉ của ông chồng có vẻ như không tôn trọng ý kiến của người vợ và hạ thấp người ta xuống. Nghĩ theo hướng nầy thì bà vợ càng la mắng thêm, và đến một lúc nào đó thì hạnh phúc vợ chồng phải đổ vỡ.
7-Mathew (ông)
Chúng tôi lấy nhau được 37 năm rồi, nhưng càng ngày cái tật nói nhiều của bả càng trở nên tồi tế thêm hơn. Bất cứ chuyện gì bả cũng quy lỗi vào tôi được. Bả không bao giờ biết nói chữ xin lỗi sorry và làm ơn please cả. Để xin được hai chữ bình an cũng như để tránh khỏi bị khùng điên có lúc tôi muốn để bả yên một mình nhưng tôi không thể thực hiện được vì hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Sống với bả chẳng khác nào tôi sống trong điạ ngục. Chính tôi đã dạy bả lái xe 36 năm về trước. Mỗi năm tôi lái xe 10 lần nhiều hơn bả, nhưng mỗi khi tôi cầm volant là bả có ý kiến linh tinh dạy khôn tôi phải thế nầy thế nọ làm tôi phát điên lên. Không còn một chút hy vọng nào nữa hết. Giờ đây, để được yên thân tôi phải qua phòng khác ngồi đọc sách để thư giãn.
Hôn nhân chỉ có ở thiên đàng mà thôi nhưng trước đó phải sống trong điạ ngục trần gian cái đã, để sau đó mới có thể lên thiên đàng được. Thật là đắng cay và chua xót trong cuộc sống hằng ngày. Phải chăng đây là nỗi đau khổ lớn nhất như Kinh Thánh đã viết.
Married for 37 years, my wife's nagging is getting worseevery day. In everything, she finds fault with me, but she will never say sorry, please etc. I would like toleave her alone for my sanity and peace, but the economy made it very hard for me to make a decision. Living with her is nothing but hell. I taught her how to drive 36 yearsback, I drive 10 times of mileage than she does every year, but while driving with her, she will tell me, how to drive.I got mad at her many times, but there is no hope. Now, I find peace by sitting in another room, reading something to relax.Marriage is made in heaven, but living in hell on earth before going to heaven is a terribly bitter experience every day of life. This maybe the great tribulation as written in the
Bible. 8-Jamiesweeney (bà)
Wow! thật là vui sướng vì tôi thuộc về lớp xưa. Hai vợ chồng tôi dều tương kính lẫn nhau nên rất hoà hợp trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đây là tâm tính (mentality) của hôn nhân. Nếu cả hai người đều nghĩ: “tôi có thể làm gì cho vợ/ cho chồng tôi?” thay gì nghĩ: “ổng hay bả có thể làm gì được cho mình?” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Đây là sự khác biệt giữa lòng tử tế xuất phát từ con tim so với tánh vị kỷ chỉ nghĩ chỉ biết có mình mà thôi. Đây là quy luật tương hỗ trong vũ trụ: “Hãy đối xử, làm cho người khác những gì mình mong đợi họ làm cho mình”
Wow, I'm glad I'm from the old school. My husband and I have a lot of respect for each other and get along great. I think it's the mentality in a marriage. If both people are always thinking "What can I do for him/her?" instead of "What should he/she be doing for me?" it works much better. It's the difference in trying to be a giving hearted person vs. being a selfish, wanting person. It's the Universal Law Of Reciprocation, or The Golden Rule, "Do to/treat others like you would like them to do/treat you."
Thăm dò ý kiến bạn bè. Có sao nói vậy người ơi.(người gõ vô can-chỉ copier coller- Bạn nào yếu bóng vía, không nên đọc)
*Anh PTH ở Litle Saigon, Cali
Kính thưa anh Nguyễn Thượng Chánh
Tôi chưa nghỉ hưu, còn mấy năm nữa mới tròn 66 tuổi để về hưu.
Hiện đang sống với vợ. Có 1 con trai, đang học năm thứ 4 ở 1 đại học xa nhà.
Đang sống bằng nghề báo ở California. Sức khỏe tốt.
Đang mơ ước về hưu để hàng ngày đọc kinh, ngồi thiền nhiều giờ.
Lúc nào cũng lo, đọc tin quê nhà hàng ngày là lo.
Thân kính
PTH
* Anh bạn NST ( Irvine Cali)
Chào anh Nguyễn Thượng Chánh,
Xin cám ơn anh đã cho đọc một "bản thảo" về nghỉ hưu, công phu và bổ ích.
Thưa anh, đúng như sự suy nghĩ của anh: Hai vợ chồng cùng nghỉ hưu, "đụng nhau" 24/24 hrs kể cũng "phiền" đấy! Trường hợp của tôi may mắn hơn: Bà xã thích xem phim bộ và thích ngủ. Còn tôi thích "ôm" cái Computer ở phòng riêng nên "đụng đầu" it thôi, giống như thuở còn đi "làm cu li" vậy.
"phút bôn" là football hay chơi banh bầu dục (không phải bóng đá).
Chúc anh được mọi sự anh lành, thảnh thơi.
NST
-1- Nghỉ hưu từ 2001 (14 năm)
2- Hai vợ chồng... vàng ròng! (hơn vàng ...son một bậc).
3- Ngồi ôm ...em computer từ 7:00 AM den 12:30 AM (ngoai trừ ăn uống vệ sinh cá nhân, lên Đài (talkshow), hội họp, làm tài xế chở bà xã đi chợ và đi tập thể dục 24 hrs fitness khoảng 2 hrs từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và ...những ngày ra khơi di du lịch đó đây, vài tháng một lần, khoảng 1 tuần tới 3 tuần). Ăn uống chỉ kiêng mỡ và thịt heo (ăn chút it thì được). Ăn cá rất tốt. Ăn trái cây tùy thích.
4- "Một tháng đôi lần có cũng không"
5- Sức khỏe tốt, ngồi trên 8 tiếng 1 ngày mà không đau lưng. Làm xong 2 dự án lớn.
6- It khó khăn ngoại trừ trong dự án. Vui nhiều quên hết buồn phiền. Cứ... hề hề cho cho qua theo cách nói: "Qua ... cho qua .. coi như chuyện hôm qua".
Tội chi buộc đá đeo chì
Vừa nặng, vừa nhọc ích gì cho ta?
Thời gian nghỉ hưu ... chính là lúc mình có thể thực hiện được điều mình mơ ước!
Chúc giấc mơ của mỗi bạn sẽ THÀNH SỰ THẬT!
ST
*Anh DHV (La Chapelle -St Mesmin, Pháp)
1) nghỉ hưu được 13 năm rồi .
2) hiện sống với Bà lão, 2 người cùng tuổi .
3) Vài ngày gặp bạn già vào buổi sáng , sau khi lái xe đưa PN đi :siêu thị , shopping ở centre ville, lo giấy tờ cho sự cần thiết hằng ngày , ........
Gặp 2 thằng bạn già đều là cựu quân nhân VNCH : tại quán cà phê của Tây, để tán gẩu thường nói chuyện chính trị , thời sự của nước Pháp, của khối Á Rập , Nga Mỹ Tàu chọi nhau . Bàn bạc nhiều về tình hình VN hiện tình đất nước : tham nhũng , XHCN suy đồi đạo lý giết chóc ngay cả học đường . Cà phê thì thay nhau trả , 1 tách 1€30 mà thôi .
Đó cũng là nguồn vui để tìm quên tuổi già lưu vong với thời tiết giá lạnh .
4) Quan hệ trong đời sống vợ chồng : cái nầy mới khó à ta . Cả hai đều hết xí quách , nên cái chuyện tình dục khg còn năng động , bèo nhèo như cái bánh bèo nhão . Mùa Hè thì đỡ , nhờ có cái nhà và cái sân rộng , nên cả ngày cứ kiếm chuyện ngoài vườn để làm cho khuây khỏa , cũng là áp dụng chiến lược : NÉ .
Có nghĩa là tránh Bà Lão , chạm mặt nhau là muốn gây thôi . Bởi Bà Lão già rồi nói nhiều quá , chơi với bạn trẻ hơn mà hay bị Nhiễm Độc mấy người nầy . Đời tha hương khg có bạn , nên phải chơi với mấy người nầy khg có trình độ , ăn nói bừa bãi mà Bà Lão lại muốn kết thân , ham cãi chuyện ăn uống và gặp nhau , nhiều khi sinh tệ hại lắm . Ta khg thích mà ngại trái ý Lão Bà .
Hồi trẻ thì sợ vợ chết sớm khg ai đá gà bên nhau . Còn già rồi thì dù sao có cái ân tình của cái đạo tù ti , nên sợ làm dữ thì Bà ra đi cũng buồn , bởi khg muốn có thêm em khác . Đâu còn là triệu phú , tiền hưu chỉ đủ sống qua ngày , lãnh có 50% khg đủ thâm niên để lãnh trọn gói , đủ là phải làm 39 năm . Nay thì 40 năm thay đổi rồi , mình là dân ngã ngựa mà .
Vừa già , vừa nhăn nheo cu teo lên hết nổi , lại hõng tiền thì khó kiếm chân dài cuốn hút . Chớ trong lòng cũng còn khoái lắm .Tuổi trẻ đang ngon lành , bị đổi đời làm mất hết tiền bạc , của cải và tù đày . Hậu quả là bịnh tật lai rai , còn đỡ hơn quý bạn kẹt bên nhà .
Lời khuyên : quý bạn sắp về hưu , nên áp dụng kế sách : NÉ . Như vậy đở phiền nảo cái tuổi già . Tôi học thuộc hơn chục bài ca trữ tình , loại BOLERO . Hể lên xe là ca túi bụi lớn tiếng , để ém cái miệng PN , vì nhắc 1 chuyện gì đó thì Lão Bà cứ nạy ra một pho , nói hoài khg dứt , cả mấy cái chuyện phong lưu thời trẻ , khi chưa biết nàng là ai . Nghe cả ngàn lần bao nhiêu kể lể mà cứ lải nhải hoài nói mải : Biết rồi mà em !!!!!!!
5) Sức khỏe thì khg được khỏe : hơn 7 bó đau rề rề , nhất là mùa THU bên Pháp . Thời tiết ẩm lạnh , làm mấy cái cù lẳng đau nhức do bị đi tù VC tại rừng U Minh Cà Mau , ngâm mình suốt ngày dưới mấy con kinh sình thúi bởi lá cây mục . Ra tù hậu quả bị bịnh Phong Thấp . Đi khám BS chuyên khoa Pháp , sau nhiều năm điều trị thì Bà BS quen nói là : khi nào nhức thì anh tới tôi châm cứu cho giảm đau . Cái bịnh nầy thì chỉ đến khi gặp Thần Lữa là sẽ dút hẳn .
Ngày uống 7 viên thuốc : cao mở , cao huyết áp , cao đường . Có vấn đề tim , bị nghẽn 1 động mạch vành tim , nên BS về tim theo dõi . Cứ khoảng 9 tháng là cho thử làm Test d'effort để xem coi sắp giả từ tiên nữ chưa .
Đạn dược cạn hết rồi , đâu còn bắn phá gì nổi nửa . Đau tim thì đâu dám uống thuốc trợ dâm ( Cialis , Viagra , ....) , mà lỡ bụp vào rồi sáp lại bị Bà Lão cự lên lớp : già rồi mà sao còn muốn cái chuyện phàm tục nầy . Lúc đó phải làm sao , vì ở tỉnh khg có chị em ta , chứ ở Paris thì thiếu cha gì , cở nào cũng có : Nga , Ba Lan , Lỗ Ma Ni , VN , Xẩm Ba Tàu , ...... Loại ngon hẹn 1 giờ
(như hẹn BS vậy) , hiện giá là 150€ . Tuy nhiên như đã nói ks Võ nay nát dái banh càn , chớ đâu ngon như ks Hào , nên giá nầy hơi cao đấy nhé . Thôi thì ngậm đắng nuốt cay , ăn chay cho qua ngaỳ tháng cuối cuộc đời .
Ước mơ Tiên Cô cho vô một vố lớn : cho con cái thanh toán crédit tiền mua nhà cho chúng phẻ , ta thì đi chơi nghêu ngao như ks Hào du lịch hoài .
6) Lo thì khg phải lo nhiều , vì bên Pháp y tế cũng ngon lành : đau ốm có chính phủ lo , nằm nhà thương ra chỉ ký tên rồi đi về .
Chớ bên VN dư vài tỷ đồng mà bịnh nặng , nằm nhà thương là tiêu tán ngay .
Cuộc đời lưu vong mà vui chỉ là vui gương kẻo là , dù sao cũng phải tiếp tục sống thế thôi . Cái may là đem con qua bên Pháp cả , nay chúng thành đạt đều có đời sống tươm tất , nhìn các cháu nội , ngoại cũng nhà cao cửa rộng , lên xe xuống chó là mĩm cười rồi . Chớ kẹt lại VN mà như ta: Ngụy quân , Ngụy quyền và tù cải tạo thì chết mẹ một đám hết . Cái nước VN ngày nay là độc quyền của CB , đảng viên CS mà thôi . Nhớ phải tỉnh chớ đừng có ù ù khạc khạc , đứng chàng hảng là tét háng mất mẹ con chim đấy .
Mỏi tay rồi . DHV
*Anh BXC (Fallschurch,VA)
Chánh thân mến,
Xin trả lời 6 câu của bạn thân :
Tôi nghỉ hưu từ năm 2005 sau 3 năm làm cu li “ rửa đít cho Mỹ ” tức làm Nurse Aide, và 11 năm làm Nurse trong các Hospital vùng Northen Virginia. Tôi nói “ các Hospital ”, vì lúc ấy mình còn nghèo, phải lo gánh gia đình mới qua đoàn tụ, nên cày chết bỏ. Vừa hết ca làm ở Hospital này, lại xông dzô Hospital khác; rồi còn làm Home Health Care, tức đến nhà bệnh nhân chích thuốc, truyền serum, nước biển…
Sau 14 năm quằn quại trong các Hospital, nhiều khi trời đổ tuyết, mình làm luôn 72 giờ, vì bọn Nurse không thể lái xe khi bão tuyết đến làm việc, mà bệnh nhân thì không thể bỏ họ không có nurse, dù chỉ một giờ , cho nên dù còn khỏe, mình cũng hát bài Ô Rơ Lui ! Tuy nhiên, lúc về hưu thì mình đã quá quen công việc, cho nên Hospital rất tiếc. Nó dụ khị mình làm Part Time, tuần vài ngày, và on call, tức cần thì kêu. Làm tới năm 2006, mình xây một căn nhà ở Florida, xuống đó nghỉ mùa đông . Hospital gọi hoài không được, nên nó thôi, không kêu nữa.
Vậy coi như hưu hằn từ 2006.
Từ ngày nghỉ hưu, chỉ có hai “ khỉ già “ trong căn nhà nhỏ ở Fallschurch, vùng ngoai ô Washington DC. Các con đều có gia đình riệng. Cuối tuần, chúng đem lũ nhóc về quậy tan hoang, rồi lại về nhà chúng.
Mỗi ngày công việc làm thì chả thấy có gì, vậy mà vẫn thấy bận rộn. Kỳ thiệt !
Sáng dậy, cà phê, cà pháo xong, đã thấy 10 giờ. Bật TV coi tin tức xong là thấy 11 giờ. Đọc và trả lời e-mail xong, là hết 1 giờ nữa, tức tới giờ Lunch. Hai khỉ già, nhấm nháp chút đồ ăn tự làm, tự nấu. Đớp xong, phải ngáo khoảng 1 giờ. Nghỉ trưa xong, nếu là mùa Hè, thi` a` la cuốc vườn, trồng rau : rau, dền, rau muống, rau day, bầu, bí , mướp, khổ qua…đều có đủ. Ăn không hết, phải kêu các bạn đên mang về nhà ăn dùm ! Buổi tối, đọc sách, coi computer, nghe nhạc và viết lách lăng nhăng. Thỉnh thoảng, mình cũng ra Pharmacy của đứa con gái, ở Trung Tâm Thương Mại Eden, cách nhà đâu khoảng 1 mile, để làm giu'p nó vài chuyện vặt. Đôi khi thăm viếng bằng hữu, tán dóc, hay thăm các cụ bạn yếu đau. Tôi cũng thường làm đầu tàu cho các buổi họp mặt NN ở vùng Virginia. Tổ chức các buổi họp mặt, ăn nhậu lai rai. Vài tháng một lần .
Cũng có đi du lịch đó đây, có mò về VN vài lần, và đến cả Châu Âu, Thái Lo. V.v..
4.- Quan hệ vợ chồng thì nay chỉ như bạn thân. Mười năm qua không hề làm “ chuyện ấy ”. Đó là nói thực lòng. Lâu lâu cũng có xì nẹt nhau bậy bạ chút đỉnh, vì …già thì sinh tật ! Nhưng bình thường, thì mình cả ngày ôm computer. Vào gường nằm còn ôm Lap Top hoặc iPad, đâu có rảnh mà cãi lý với “ đối phương ”. Bà xã thường cố tìm xem mình thích món ăn chi, thì bả đọc sách, tìm cách nấu nướng. Nấu không thành, thì aller à nhà hàng là chắc ăn nhất ! Đã từ lâu, mình không ăn thịt cá. Nhưng bà xã hay oánh lừa, đôi khi cũng đớp nhầm món “ mặn ”. Mình bị Gout, và High BP, mỗi ngày đều phải kiểm tra áp huyết, phòng stroke ! Bệnh Gout làm đau khớp chân; nhưng lâu nay, nhờ điều trị đúng cách, Gout không còn đáng ngại nữa.
5.- Ước mơ của mình lúc này là được không có bệnh gì làm đau đớn, cho đến lúc “ đèn hết dầu và tắt lịm ”. Cũng ước cho con cháu làm ăn không vất vả quá như mình. Một ước mơ khác là thấy bọn việt cộng khốn kiếp lụi tàn trước khi mình “ ra đi ”. Nếu được như thế thì…quá “ đã ” !
6.- Khó khăn, Vui buồn : Nay mình không còn vấn đề gì khó khăn phải giải quyết. Vui là được gặp lại, liên lạc với các bạn xưa. Buồn là thấy tuổi già sao kéo đến quá mau. Nghĩ lại cuộc đời sao quá ngắn. Thế hệ của chúng ta, dường như chỉ có trách nhiệm và bổn phận phải lo toan gánh vác ( với bàn thân, gia đình, xã hội, đất nước ) mà chẳng có tuổi xuân, chẳng có được làm theo ý mình. Thử nghĩ lại xem, chúng ta đã mất bao năm học hành, lính tráng, tù tội, vứt bỏ những thành quả đã tạo dựng ờ VN để hai bàn tay trắng, lao đao nơi xứ người. Đâu là những ngày hạnh phúc vui chơi của tuổi xuân, của thành tựu như ý ? Một điều buồn khác là lâu lâu, lại mất một bạn thân. Riêng bọn kỹ sư SK khóa HAI của tôi, đã mất Nhuận mập, Lê Mimh Khôi, Nguyễn Châu, Nguyễn Phúc Chân, Đào Trung Kiều…Các bạn đi về cõi vĩnh hằng, mình thấy nao nao trong dạ; và bỗng nhiên thấy mọi thứ đều là phù du mộng ảo ! Buồn !
Chánh muốn mình viết thêm, đào sâu về chuyện gì thì cứ hỏi. Nếu thấy có thể trả lời, thì O.K ngay.
BXC
*Đồng nghiệp-Jean-Baptiste Nyiligira (Ottawa, Canada)
Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn
Bonjour Chanh,
Pour le moment, je n’ai pas encore d’idées! Ma retraite c’est dans une dizaine d’années.
Je suis sûr que tu me donneras des trucs quand ce sera le temps.
Mais si on a un hobbit quelconque, la retraite est la période idéale pour s’y donner à fond, et quand le conjoint ou la conjointe y attache un intérêt +/- grand (donc le partage avec vous), c’est d’autant mieux!
Take care.
Jean-Baptiste.
*Đồng nghiệp-Robert Meilleur (Quebec)-đã qua dời 2019
Bonjour Chanh
Tôi đã về hưu từ 10 tháng qua. Tôi còn trẻ tuổi quá mà! Với kinh nghiệm của một bébé, tôi xin chia sẻ vài cảm nghĩ:
Từ khi rời cơ quan Kiểm tra thực phẩm CFIA, tôi bay qua làm việc cho một xí nghiệp bên Việt nam (6 ngày /tuần). Mỗi ngày tôi vẫn đều đặng luyện tập thể dục (40 phút bơi lội, vài chiêu rèn luyện thể lực và đi bộ).
Khi trở về Canada, chúng tôi tậu một căn condo. Việc nầy làm tôi tốn hao rất nhiều thời giờ để trùng tu sửa chữa nầy nọ (lát gạch men, thay màu sơn, làm lại sàn gỗ laminé, gắn sưởi bức xạ, sửa đổi tủ bếp và nhà tắm, gắn đèn, gắn hệ thống robinet nhà tắm và nhà bếp…Nói tóm lại là tôi rất bận rộn! Tôi chuẩn bị cho con đường làm chuyên viên tư vấn (consultant) sau khi tôi hoàn tất xong việc sửa chữa.
Tôi vẫn còn ở với bà xã. Chúng tôi dự trù lúc về hưu sẽ có được một cuộc sống êm ả, hòa hợp và thỉnh thoảng có thể làm một vài chuyến du lịch đi đây đi đó. Thật vậy, yên ấm và hòa hợp không thể có được nếu không có một sự cố gắng đi kèm theo. Khi tuổi đời chồng chất thì hình như tâm tánh và dị biệt giữa hai vợ chồng cũng xuất hiện thêm ra một cách mạnh mẻ hơn, Và từ đó, cuộc sống lứa đôi đòi hỏi một sự thích nghi hợp lý (accomodement raisonnable)… Những lúc tản bộ solo một mình tôi cảm thấy rất khỏe về thể xác và lẫn cả tinh thần nữa. Nói một cách công bằng, tôi nghỉ rằng bà xã tôi cũng có cố gắng về phía bả để tạo sự hòa hợp. Lý luận có vẻ hơi mâu thuẩn, nhưng vợ tôi vẫn là một người dàn bà tuyệt vời. Tất cả đều là thích nghi vào việc nghỉ hưu.
Nói tóm lại, khi chúng ta còn sức khỏe thì nghỉ hưu là tuyệt điệu.
Hoan hô giai đoạn nghỉ hưu trong đời sống vợ chồng, Chúng ta có cảm tưởng là mình đang làm chủ thời gian và hành động. Cần phải tin như vậy.
Tuy cũng có thăng có trầm, nhưng vẫn hoan hô hết mình!!!
“Về hưu mới thấy cuộc đời dáng yêu…”
Je suis à la retraite depuis maintenant 10 mois. Je suis tout jeune! Avec l’expérience d’un jeune bébé, je partage mes quelques impressions:
Depuis ma retraite, j’ai travaillé (6 jours/semaine) pour une entreprise au Vietnam, en continuant ma dose d’exercices (40 minutes de natation, quelques exercices de musculation et de bonnes marches, par jour). À mon retour au Canada, nous avons acheté un condo qui m’a amené à faire quelques rénovations (installer de la céramique, modifier la couleur de la peinture, installer un plancher de bois laminé, installer un chauffage radiant, modifier les armoires de cuisine et de salle de bain, installer des lampes, installer la robinetterie de la salle de bain et de la cuisine, …. Enfin, je suis très occupé! Je prépare ma carrière de consultant pour mes journées post-rénovations.
Je suis toujours avec mon épouse avec qui nous prévoyons une retraite paisible, en harmonie et avec quelques voyages. Bien entendu, la paix et l’harmonie ne viennent pas sans efforts. Avec l’age, les différences de caractères semblent se manifester avec plus grande force. Donc, de là le besoin d’un plus grand « accommodement raisonnable » . Je me rends compte que mes marches en solo, me font du bien autant physiquement que mentalement. En toute justice, je sais que mon épouse fait autant d’efforts pour attendre l’harmonie de couple. Cela semble contradictoire mais elle reste une femme merveilleuse. Cela fait sûrement partie des ajustements dus à la retraite.
Enfin, aussi longtemps que la santé sera présente à nos cotés, la retraite est merveilleuse. Vivre sa retraite en couple, on a l’impression de contrôler notre temps et nos actions. Cela est peu être
seulement une impression mais l’important est d’y croire! Donc, en considérant les hauts et les bas, vive la retraite!!!
Tam biệt Anh Chanh!
Robert Meilleur
9 cách đối phó với bà nhà “nói nhiều” quá.
9 Ways To Deal With A Nagging Wife http://waynet.hubpages.com/hub/9-Ways-To-Deal-With-A-Nagging-Wife
1-Luôn luôn bạn phải tạo cho bạn một nơi chốn riêng tư để ẩn thân (phòng riêng, dưới basement, trong garage, trên gác, cái chòi ngoài vườn, ngoài sân, sau hè…) để lánh mặt khi sắp có chiến tranh. Chỉ có nơi chốn đó bạn mới có được sự bình yên, tránh bị điên cái đầu và nhức nhối lỗ tai.
2-Khi thấy tình hình có mòi hơi căng thẳng, thì mau mau vọt liền ra khỏi nhà, vào tiệm bia làm bậy vài chai lấy lại tinh thần, đi dạo vòng vòng quanh xóm, hay xỏ giày chạy jogging một hồi chờ cho tình hình lắng dịu…Luôn luôn phải giữ vững lập trường như thế. Được vậy, bạn mới hy vọng có thể tránh bị người ta giảng morale nhức nhối lắm.
3-Giả câm giả điếc, giả mù sa mưa, không thèm quan tâm đến những gì bả nói, không màng đến bả. Bả thấy lời chửi bới không có effet gì hết, riết rồi mỏi miệng, chán đi và im miệng lại mà thôi.
Áp dụng triết lý của bộ khỉ tam không: không có ý kiến gì hết. Không nghe, không thấy, không nói.
4-Khi biết bả sắp sữa “lên lớp” (danh từ đại học cải tạo hệ tiến sĩ 10 năm ), hãy tận dụng giác quan thứ 6 của mình để hóa giải lời vàng ngọc, và bạn cứ việc khen bừa đi hoặc hứa mua quà tặng cho bả… Sự kiện nầy sẽ làm đối tượng xao lãng đi nỗi bực tức và quên tuốt luôn việc rầy la và nói nhiều, nói lâu, nói bậy, nói dở.
5-Tạo điều kiện cho vợ bận rộn, như dẫn bả đi ăn phở, đi xem nhạc hội, hay nên làm việc chung với bà chị để bả vui mà quên đi sự bực bội và khỏi kiếm chuyện cằn nhàn bạn được.
6-Phản công bả bằng sự cằn nhằn của bạn (Lấy độc trị độc hay dĩ độc trị độc). Bả sẽ cảm giác bị bạn rầy la và sẽ khổ tâm lắm nên sẽ không còn lãi nhãi với bạn nữa. Đối đế lắm thì bả làm đơn xin ly dị, cũng tốt mà thôi.
7-Khi vợ cằn nhằn thì bạn cứ cười thẳng vào mặt bả làm cho bả quê xệ đi. Nếu bả còn tiếp tục xài xể bạn thì bạn nên cười to hơn nữa.
8- Đánh nhẹ, đánh yêu một que kẹo bông gòn vào mặt bả, không đau đâu. Nếu may mắn có chút đường dính vào môi bà xã, bạn ghì chặt mặt bả và liếm cho hết đường
Vợ chồng già ai cũng vậy mà thôi, bạn ơi !
Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút…Chịu đựng nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới. Tuổi càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi.
Không thể phê phán ai đúng ai sai được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời vô thủy vô chung (from time immemorial).
“…Cãi nhau tôi lại với mình giận nhau Nhưng mà giận chẳng được lâu Giận nhau hôm trước hôm sau lại hòa Nhìn mình tôi bật cười xòa Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi Chúng mình như đũa có đôi Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !” Bây giờ như cặp khỉ già Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
Tú Lắc
Kết luận
Nghỉ hưu lúc mình còn sức khoẻ để đi đây đi đó chớ chần chờ đến lúc ngồi xe lăn hay hui nhị tì thì có hối tiếc cũng không còn kịp.
Nghỉ hưu khi con cái đã trưởng thành, nhà chỉ còn có đôi ta mặc sức mà lớn tiếng…cãi qua cãi lại mà không cần phải đóng cửa vì sợ con cái buồn phiền.
Nghỉ hưu, một giai đoạn mới trong cuộc đời bắt đầu với không đồng hồ, không ngày, không tháng, không stress, muốn ngủ lúc nào, muốn thức lúc nào, ăn lúc nào, ăn ở đâu, ăn cái gì, ăn làm sao…thì cho dù ngoài kia có mưa to gió lớn bảo bùng hay tuyết rơi trắng xoá mịt mù cũng chẳng làm cho ta lo lắng nao lòng.
Nghỉ hưu, đối với tôi, là một sự khám phá ra cái đẹp. Từ trước đến nay, tôi chưa từng bao giờ có thời giờ để nhận thấy hết những nét đẹp của các cháu tôi, của vợ tôi cũng như của cây cỏ ngoài ngõ. Và, lẫn cả cái đẹp của thời gian nữa.
“Retirement has been a discovery of beauty for me. I never had the time before to notice the beauty of my grand kids, my wife, the tree outside my very own front door. And, the beauty of time itself.” Harman Jule.
Ôi, tự do ơi, một lần nữa, ta xin chào mi bằng hai tay và cả…hai chân!
Đồng vợ đồng chồng, tát bể…Hưu cũng cạn!
VIDEO- UN JOUR À LA FOI- André Breton https://www.youtube.com/watch?v=n0pM7RQDX38
Un jour à la fois, ô mon Dieu C'est tout ce que je demande Le courag' de vivre, d'aimer D'être aimé, un jour à la fois Hier, c'est passé, ô mon Dieu Et demain ne m'appartient pas Mon Dieu aide-moi, aujourd'hui Guide-moi un jour à la fois Guide-moi un jour à la fois
NTC 2013
Bài thơ của anh bạn Nguyễn Song Thuận, Hội Nông Nghiệp Viêt Nam Hải Ngoại (USA)
TẶNG BẠN VỀ HƯU
Thân tặng Nguyễn Xuân Hân
và các bạn đã và sắp về hưu – ST
Hỏi: Này này xin hỏi bạn vàng
Về hưu có thấy an nhàn, thảnh thơi?
Đáp: An nhàn thì có an nhàn,
Thảnh thơi chửa thấy, thấy càng bận hơn…!
Mới có thơ rằng:
Ông cày đã bấy nhiêu năm,
Thôi về hưu trí, an nhàn nghỉ ngơi!
Công danh lợi lộc trả đời…
Hai vai nhẹ nhõm, thảnh thơi tháng ngày!
“Bái bai” hãng xưởng từ đây…!
Tha hồ Ông ngủ, chẳng ai phiền hà!
Thèm ăn? Xuống phố Bôn Sa,
Ham vui? Lên “Las”, tiêu pha sợ gì?
Nước nào cảnh đẹp, Ông đi…
Nơi nào thú vị, Ông về ghé thăm.
Rảnh rang, coi cháu đỡ buồn
(Nhưng đừng bế lắm, đau lưng… khổ Bà!)
Ráng tập thể dục điều hòa
Giữ gìn sức khỏe, kẻo mà… hết gân!
Cuối tuần rủ mấy bạn thân
Lai rai chút đỉnh, ân cần giải khuây.
Hay mình câu cá chiều nay?
Câu trời, câu đất, câu mây, câu… giờ!
Đánh Mà-Chược, hoặc chơi cờ?
Nếu Ông không thích, ta chờ phim hay.
“Phút Bôn”* mặc sức mê say
Xem tàn canh cũng không ai cằn nhằn!
Bởi mai Ông chẳng đi làm,
Ngày nào cũng giống cuối tuần mà thôi…!
Bao năm làm lụng đủ rồi,
Về hưu để thấy… cuộc đời đáng yêu!
*Football
Song Thuận
(2/27/00)
MONTREAL 2015
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment