Không hiểu tại sao người Mỹ phải từ bỏ tất cả gia đình, cha mẹ, anh em , bạn bè để đến một nơi hoàn toàn xa lạ từ con người cho tới địa hình khí hậu đánh nhau với địch thủ chân đi đất, ăn cơm chấm muối, ốm o gầy mòn như bị suy dinh dưỡng kinh niên . Một quân đội chính quy hùng hậu , trang bị vũ khí tối tân hàng đầu thế giới như quân đội Mỹ đi đánh nhau với đám du kích lúc ẩn lúc hiện trong rừng rậm âm u hay sông rạch um tùm trên những vùng đất mênh mông nước ngập nghe vừa buồn cười vừa không hợp lý chút nào hết . Đặc biệt quân đội đó mới chiến thắng trở về vinh quang từ chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Đó là những năm tháng đầu
khi người lính Mỹ vừa đặt chân lên miền Nam, chiến tranh còn chưa
đến mức độ khủng khiếp và tinh thần ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với binh lính
còn cao ngất ngưỡng. Thanh niên rời khỏi trung học , tình nguyện sang Việt Nam
như những hiệp sĩ mang sứ mạng cứu giúp thế giới trước cao trào xâm lược của
chế độ Cộng Sản mà miền Nam Việt Nam - hay còn có tên là Việt Nam Cộng Hòa -
hiện đang là chiến tuyến hàng đầu. Tuần trăng mật giữa lính Mỹ và chiến tranh
Việt Nam kéo dài không bao lâu . Những trận đánh ngày càng tăng cường độ và
lính Mỹ bắt đầu chạm trán với các đơn vị chính quy từ miến Bắc . Không còn trò
chơi cút bắt lẩn trốn sau tiếng súng bắn sẻ của du kích địa phương . Đối phương
có trong tay hoả lực không thua kém gì đồng minh và quân đội miền Nam, kể cả
quân đội Mỹ , trừ Không và Hải Quân . Máu đổ trên chiến trường với mức độ nặng
nề đến nổi hầu như ngày nào cũng có thương vong , hàng trăm lính Mỹ và đồng
minh bỏ mạng .
Những thanh niên Mỹ tuổi đời cở mười
chín hai mươi khoác áo lính ồ ạt sang Việt Nam . Đa số trẻ , hừng hực máu nóng
vác trên vai nhiệm vụ thiêng liêng cứu khổn phò nguy như những thế hệ cha anh
họ trước đó trong chiến tranh thế giới thứ Hai và cuộc chiến Triều tiên . Nhưng
cuối cùng thực tế ném vào mặt họ phủ phàng khủng khiếp đến nổi dập
tắt sự kiêu hãnh trong lòng những người hăng hái nhất .
Thành phố Sài Gòn nhộn nhịp , đông đảo
cuốn hút những người mới tới vào cuộc sống ồn ào, bận rộn của thành phố . Dân
chúng chào đón lính phương xa bằng vòng tay rộng mở. Với họ đó là những chàng
trai trẻ dễ thương , lúc nào cũng nở nụ cười , lịch sự với đàn bà con gái theo
kiểu cách văn minh phưong Tây và hào phóng kẹo chocolate, kẹo cao su
cho bọn con nít bu chung quanh khi họ đi ngoài phố . Túi họ lúc nào
cũng đầy tiền và sẵn sàng chi rộng rãi bất cứ loại dịch vụ người dân
cung cấp . Người miền Nam đa số thích lính Mỹ tất nhiên trừ VC .
Nhất là lính chính quy Bắc Việt . Cũng như lính Mỹ và quân đồng minh mang sứ mạng giúp miến Nam đứng vững trước sự tấn công hung hãn của quân CS , lính miền Bắc được đưa vào Nam để hổ trợ "dân chúng" nổi dậy chống lại sự kềm kẹp, đày đoạ của "quân xâm lược " và tay sai . Giết một lính miền Nam hay tốt hơn nữa một lính đồng minh có nghĩa là bớt đi một quân xâm lược , " giải phóng " đồng bào đang ngày đêm than khóc . Do đó lính miền Bắc luôn sẵn sàng , hùng hục tấn công biển lửa để giết giặc càng nhiều càng tốt . Bọn tay sai sống trong vùng đất địch cũng xứng đáng nhận án tử không kể đó là ông bà già hay đàn bà con nít .
Chiến tranh không còn đơn giản nữa mà
càng ngày càng nổ lớn . Quân đội miền Bắc giờ xử dụng lực lượng
cấp trung đoàn, sư đoàn tấn công thẳng vào các căn cứ đồn trại của Mỹ
. Họ vẫn dùng chiến thuật " tiền pháo hậu xung
" cổ điển học từ những cố vấn Tàu thời đánh nhau với Pháp
có khi họ cũng tạo chiến thắng, gây ra mức thương vong
cao về phía địch . Lính đồng minh bắt đầu tự hỏi về đối phương của
mình: đó là đội quân du kích nhân dân hay những chiến
binh huấn luyện bài bản , trang bị vũ khí tối tân như đối thủ đồng
sức trực diện trên chiến trưòng . Quân đội phía tự do bắt đầu e dè thận trọng
hơn khi chạm trán bởi vì đánh nhau với một kẻ thù không coi trọng sinh mạng
lính, cứ thúc quân xung phong như thiêu thân xông vào
lửa thì chỉ còn cách xử dụng tối đa phi pháo tạo thành màn thép mới
có cơ chận đứng .
Lính đồng minh giờ đây cũng trở nên khôn
ngoan thận trọng hơn khi ở trong thành phố . Xa nhà , xa người thân những chàng
lính trẻ khao khát tình cảm ở vùng đất lửa đạn này . Họ dễ làm thân với dân địa
phương , nhất là những đứa con nít khiến họ nhớ tới em út , cháu chắt họ để lại
ở quê nhà . Họ sẵn sàng chi nhiều tiền để mua mấy món quà vặt chúng rao bán ,
ẳm bồng chúng trên tay hoặc có khi chở chúng chạy vòng
vòng thành phố trên xe Jeep . Lính đồng minh - nhất là lính Mỹ
- quan niệm chúng là con nít có gì đáng đề phòng lo
sợ đâu !!
Nhưng trẻ em hè phố ở Việt Nam không
giống như mấy đứa nhỏ ăn sung mặc sướng , khoẻ mạnh bên Mỹ . Chúng khôn trước
tuổi , lanh lợi , xử dụng nhiều mánh khoé học được từ cuộc sống bụi
đời . Nhiều đứa còn biết dắt gái hay buôn bán ma tuý cho những anh chàng lính
tuy cao lớn nhưng rất ngây thơ và có khi còn khờ khạo nữa . Ở thành
phố con nít vây quanh lính đồng minh đa số là Mỹ chỉ để
mua bán đổi chác kiếm tiền . Riêng các đơn vị đóng quân xa thì vài
đứa trong số chúng bám theo để dò tìm tin tức cho VC . Bọn VC vốn ma
mảnh đánh hơi ngay được sự dễ tin mất cảnh giác của
mấy tay lính ngoại quôc đối với trẻ con , lập tức dụ dổ rồi huấn luyện ít
đứa biến chúng thành những trung tâm tình báo hoặc có cơ hội thì
đánh cắp vũ khí để hớ hênh trên xe đem về cho " cách mạng
" .
(Lính Mỹ thường tổ chức mừng Giáng Sinh
trong doanh trại và dịp này họ hay quy tụ con nít đường phố để phát quà. VC
thấy cơ hội ngàn năm một thuở kiếm cú làm ăn ngon lành bèn dụ dổ hai
đứa bán báo :
- Mấy cháu bỏ gói nhỏ này vào phía dưới
chỗ ngồi trên xe Jeep đừng để ai thấy hết . Làm ngon lành về nhà chú thưởng cho.
Hai đứa không biết trong gói
có gì cứ làm theo lời dặn dò . Sau đó thấy không yên tâm bèn rủ nhau đi báo
cho "anh John " hay . " Anh John " báo động và An Ninh tìm
thấy gói plastic . Sau đó An Ninh tương kế tựu kế gài bẫy bắt tên
khủng bố cùng toàn bộ bọn nằm vùng . Hai đứa nhỏ có công lập tức được chuyển đi
sinh sống ở một địa phương khác tránh sự trả thù rồi cuối
cùng được Hội Cha Mẹ Nuôi Quốc Tế bảo lãnh ra nước ngoài . Sau đó trừ những
người đã qua kiểm soát của An Ninh không ai được phép ra vào tự
do các căn cứ cơ quan Mỹ )
Những dịp lễ lộc lính
Mỹ thường làm rất lớn để xoa dịu bớt phần nào nỗi nhớ
nhà . Họ trang trí đèn đóm , cây thông Giáng Sinh cổng doanh trại cơ
quan gần cả tháng trời trước ngày lễ chính thức . Nhạc Noel vang lên trên các
loa phóng thanh tạo không khí Bình An bao trùm mọi nơi chốn . Sài Gòn hình như
cũng muốn chia sẽ phút giây trang trọng với những người lính xa nhà
trong tiếng nhạc , tiếng âm thanh xe cộ nhộn nhịp hoà vào giòng người không lúc
nào ngơi trên đường phố . Chiến tranh súng đạn lùi xa một bước trong
những ngày này nhường lại không khí hạnh phúc hoà bình bao trùm trên cả nước
trong thời gian ngắn ngủi . Tuy nhiên không phải ai cũng buông lơi vũ khí
để nhập vào niềm vui chung . Người có phận sự canh gác thì lại càng
đề cao cảnh giác không dám lơ là nhiệm vụ vì ai cũng biết rõ bộ mặt
luôn đổi màu của VC .
Trước lễ các bên tham gia chiến tranh
đều long trọng cùng ký kết thỏa thuận ngưng bắn đế it nhất mọi người tận hưởng
vài ngày yên bình và không ai phải chịu cảnh tang thương mất mát .
Phe Tự Do muốn chứng tỏ tinh thần hiệp sĩ luôn coi trọng những gì mình đặt bút
ký nên rất kiềm chế trong khi phía kia chỉ dựa cớ đó để di chuyển
quân lính và khí tài chiến tranh công khai trước mắt quân thù mà không bị thiệt
hại . Thỉnh thoảng nếu thấy bọn thực dân đế quốc lơ là sơ hở thì tội
gì không tấn công chiếm vài vùng đất gây thêm thanh thế cho cách
mạng ?
Những người lính miền Nam may mắn có gia
đình ngay trong vòng tay nên lễ là dịp họ được phép về bên người thân . Nhiều
đơn vị hành quân hay trấn đóng xa xôi lính cũng tìm cách trốn về vài bữa . Chỉ
huy đơn vị thường nhắm mắt làm ngơ bởi vì ai cũng biết
cuộc chiến này sẽ còn kéo dài chưa chấm dứt trong vòng vài ngày sắp tới . Do đó
cho phép những người lính thoải mái vài ngày với gia đình không phải là chuyện
nên ngăn cấm .
Nhưng lính ngoại quốc thì không được
diễm phúc đó . Họ cách xa gia đình hàng chục ngàn cây số . Quê hương họ ,
thân nhân họ sẽ phải thiếu vắng họ trong những ngày mà theo truyền
thống họ phải ở bên cạnh cha mẹ vợ con anh em bè bạn mình . Những người lính
trẻ chỉ cảm nhận sự hiện diện của người thân qua thư từ quà bánh gia đình gởi
cho họ qua bưu điện từ vài tuần trước . Sĩ quan lớn tuổi ở lâu trong quân đội
chấp nhận sự xa cách như một thói quen còn bùi ngùi đọc thư vợ con huống hồ
những thanh niên vừa mới rời ghế nhà trường đã bị cơn lốc chiến tranh cuốn xoáy
họ về một nơi xa lạ đầy rủi ro chết chóc . Họ đành tìm quên trong bia rượu hoặc
chất kích thích . Thời gian có lễ lộc người dân địa phương không khó để bắt gặp
những thanh niên trong bộ quân phục bốn túi , tay cầm lon bia , ngồi gục đầu
bên lề đường vai run run theo tiếng nấc . Có khi tò mò tới gần lay
nhẹ bờ vai họ nhìn thấy khuôn mặt đỏ hồng vì rượu chan hoà nước mắt
ngước lên nhìn mình .
Người lính tội nghiệp chắc đang nhớ tới
cha mẹ anh em quây quần bên bàn tiệc Giáng Sinh . Không khí ngày lễ ấm cúng bao
bọc tất cả trong hạnh phúc dù có khi ngoài trời đổ tuyết trắng và
nhiệt độ lạnh cóng tay chân . Miễn chung quanh mình là gia đình , thay vì dây
kẽm gai, bao cát, và những ca trực tiền đồn không biết quân địch chừng nào sẽ
mở màn chiến sự thì chẳng có vấn đề gì quan trọng hơn . Ngay cả trong thành phố
cũng không phải một trăm phần trăm an toàn, địch có thể pháo kích hoặc lái xe
gắn máy chạy ngang ném lựu đạn, hay gài chất nổ các nơi có nhiều người Mỹ qua
lại ăn uống .
Những người lính trẻ mặt mày đỏ ké vì
nắng lúc nào cũng trong tư thế phòng thủ , sẵn sàng đối mặt với cái chết ngoài
chiến trường và giữa thành phố . Họ làm cho dân địa phương ngưỡng mộ , không
hiểu tại sao họ từ bỏ nơi quê hương giàu có đầy đủ tiện nghi đời
sống - nước Mỹ từng được coi như một thiên đàng giữa trần thế , nhất là sau Thế
Chiến Thứ Hai-, tình nguyện sang đất nước nghèo khổ này , chấp nhận
ăn bờ ngủ bụi trong rừng sâu núi thẳm, ruộng đồng ngập nước với hằng hà sa số
muỗi mòng vắt đĩa . Ngày tư ngày tết cũng không được đoàn viên với người thân
ruột thịt . Mặc dù đa số là quân dịch nhưng không phải không có
những lính tình nguyện trong đội quân lên đến gần nửa triệu ở mức điểm cao nhất
. Nhiều người sau khi mãn nhiệm vụ lại tái ghi danh cho một tua mới . Dân Việt
Nam không hiểu những người Mỹ này yêu thích điều gì trên quê hương họ đến nổi
bất chấp chạm trán cái chết hàng ngày , hoặc nhìn thấy xác đồng đội
trở về quê hương trong hòm kẽm, hay đánh nhau với một đối thủ xảo trá mưu mẹo .
Chính người lính miền Nam cũng tỏ ra mệt mỏi vì chiến trận kéo dài
như vô tận , khíến có người đào ngũ , hoặc tự gây thương tích để được loại khỏi
chiến tranh ngay trên quê hương mình .
Đó là vết thương nhức nhối trong quân
đội . Lính địa phương không nhút nhát , không kiêng sợ địch thủ như báo giới
phương Tây gán ghép cho họ . Nhưng chiến tranh đã quá lâu khiến những người có
tinh thần bằng thép cũng gục ngã , cộng thêm với sự hờ hững của chính dân chúng
và sự thối nát bởi vài quan chức khiến người lính cảm thấy cô đơn xa lạ ngay
trên quê hương . Họ chịu đựng một mình, như thể tất cả gánh nặng
chiến tranh đổ dồn trên đôi vai còm cỏi của họ và chỉ mình họ phải nhận hết trách
nhiệm . Ngoại trừ gia đình người lính, phần còn lại bàng quang dửng
dưng tự cho mình chẳng dính dáng gì . Đặc biệt những người tầng lớp thượng lưu .
Họ không có hạnh phúc đặc ân của quân
đội nhà giàu , tắm nước nóng sau cuộc hành quân , tổ chức BBQ với
thịt tươi và bia lạnh . Họ nuốt cơm sấy với cá khô, muối mè và đôi khi thậm chí
quên luôn ăn uống thời gian dài nếu bị địch quân tấn công .
Lính Mỹ ngạc nhiên và thán phục những
người bạn chiến đấu nhỏ nhắn của họ . Thân hình bé xíu so với khối lượng trang
bị trên người nhưng tinh thần của họ không chê vào đâu .
Họ tỏ ra rất thân thiện khi có dịp hành quân chung và sẵn sàng chia lửa với
đồng minh , sẵn sàng xông vào hoả lực địch để lôi thương binh về phòng tuyến
bất kể đó là Việt hay da trắng . Có khi họ hy sinh cả một tổ ba
người chỉ để cứu một lính Mỹ đang nằm quằn quại trên vũng máu dưới làn đạn dày
đặc của đối phương .
Đối xứng với đồng minh, lính
và dân chúng miền Nam ngưỡng mộ những chàng trai trẻ đến
từ phương xa cả chục ngàn kí lô mét , cao lớn như những ông hộ pháp
nhưng mang trái tim nhân hậu giúp đỡ mọi người dù phải đổ máu và bỏ
cả tính mạng ở Việt Nam một nơi hoàn toàn xa lạ . Từ ban đầu , những
chàng trai trẻ dễ thương này đã là hình ảnh anh hùng hiệp sĩ trong
cái nhìn của dân địa phương .
Họ đối xử với nhau công bằng trong tình chiến hữu , huynh đệ chi binh , nhưng không phải không có những lúc căng thẳng , hiểu lầm . Một số đàn bà con gái làm việc cho người Mỹ cuối cùng cuốn gói theo Mỹ - mặc dù không phổ biến vì đa số gia đình VN vốn bị ảnh hưởng nặng theo đạo đức không ưa thích chuyện đó - là một nguyên cớ khiến lính Mỹ bị ganh ghét . Vài thành phần quân nhân đồng minh không nhận ra rằng họ đến VN thuần tuý chỉ để giúp chống lại CS , tưởng mình là thành phần trên trước nên hống hách kẻ cả . Những trường hợp như thế không tránh khỏi lính miền Nam tự ái vác súng bắn vào đồng minh để bảo vệ danh dự.
Ngoài những xung đột xích mích nhỏ thường được giải quyết dễ dàng , lính miền Nam và đồng minh hoạt động hợp tác chung rất hữu hiệu . Người Mỹ mang đến miền Nam cùng với sự hổ trợ quân sự còn là nền văn minh tiên tiến . Trước đó Việt Nam chỉ biết người Pháp và khoa học tiến bộ của họ . Người Pháp đem kỹ thuật về đường xá cầu cống sang đất nước này đã biến đổi hoàn toàn đời sống trì trệ , hủ lậu vốn bị ảnh hưởng quá sâu đậm từ láng giềng phương Bắc cả ngàn năm trước . Bởi vì bị đô hộ hơn một thiên niên kỷ từ một nền văn minh vốn chẳng khá hơn mình bao nhiêu nên Việt Nam dậm chân tại chổ thời gian rất dài . Dân chủ yếu sống bằng nghề nông gắn bó vào mảnh đất và cái mông chú trâu trước mặt mình . Họ bằng lòng với những gì họ có theo rập khuôn người láng giềng .
Pháp là thực dân nên họ xử
dụng sức mạnh quân sự để mở mang bờ cỏi . Họ đem đến những vùng đất chiếm đóng
sự văn minh kỷ thuật tiến bộ của mẫu quốc , nhưng cùng lúc họ bóc lột , khai
thác sở hữu tài nguyên nhân lực địa phương . Thời đó Pháp nổi tiếng là nưóc
thực dân tàn bạo , dã man trong các đế quốc phương Tây . Họ bóc lột đến tận
cùng và sẵn sàng dùng súng đạn để trấn áp bất cứ sự chống đối nào .
Cho nên người Việt Nam không chịu được mình bị bọn Bạch Quỷ ngồi trên đầu trên cổ , hành hạ đày đoạ , khai thác và chiếm đoạt hết tài nguyên , nhân lực đem về xứ . Họ công khai dùng vũ lực chống lại và người Pháp với nền quân sự tiến bộ , khí giới tối tân ra sức đàn áp . Càng bị thiệt hại người Việt Nam không chịu thua càng chống cự và người Pháp càng đàn áp mạnh hơn . Họ sẵn sàng bắn chết một trăm mạng để truy tìm một người chống đối hoặc thả bom tiêu diệt một làng dân cư bất kể đàn bà con nít . Dân Việt Nam cứ thấy lính pháp là phát hoảng bởi vì trong những đơn vị đi hành quân truy lùng có kèm theo lính Phi Châu rạch mặt mà người Pháp tuyển mộ từ những bộ lạc . Bọn này khét tiếng dã man , mọi rợ hễ bắt được đàn bà con gái chúng hảm hiếp đến chết và chúng cũng không bắt tù binh .
Trong ký ức Việt Nam, Pháp là bọn Bạch Quỷ tàn bạo y như bọn bạch quỷ thực dân đế quốc trên thế giới . Nhất là dân chúng miền quê - vốn chiếm đại đa số trong nước - đến nổi hễ cứ thấy da trắng là những kinh hoàng ngày nào lại trở về ám ảnh . Đặc biệt ở miền Bắc , khi chiến tranh xảy ra họ mù tịt kiến thức về người Mỹ . Dân miền bắc cho rằng cũng cá mè một lứa thôi . Thậm chí bọn Mỹ còn khủng khiếp hơn bọn Pháp nhiều vì vũ khí tối tân với máy bay , xe tăng , tàu thuỷ hùng hậu và mạnh mẻ hơn gấp nhiều lần . Không lý do gì họ được thuyết phục rằng người Mỹ đến quê hương này hoàn toàn với thiện chí muốn giúp đỡ . Do đó lính Cộng Sản xông vào đánh nhau với lính Mỹ và đồng minh bằng tất cả lòng căm thù và sự hăng hái hừng hực trong trái tim . Lính Bắc Việt không sợ đánh nhau với bộ binh Mỹ vì họ cho rằng chính nghĩa thuộc về mình cộng thêm họ ra chiến trường bằng tâm trạng chẳng còn gì để mất nên họ can đảm hơn . Điều làm chùn bước chân họ là hoả lực không tiếc tiền của bọn lính nhà giàu . Chúng dám bắn đại bác suốt đêm tốn cả bạc triêu US đô la vào một địa điểm nghi ngờ có sự hiện diện của vài quân " Cách Mạng " .
Dân miền Nam có cái nhìn hoàn toàn khác với đồng bào ở phía trên vĩ tuyến 17 .Lính Mỹ ở ngay giữa họ và tiếp xúc với họ trong các sinh hoạt hàng ngày . Họ lịch sự, giàu có và sòng phẳng . Họ không ăn cướp dân thường , không hiếp dâm lổ mảng với đàn bà con gái hoặc người già con nít . Có thể ở đâu đó từng xảy ra nhưng không phải là chủ trương của họ . Ở giữa thành phố xe quân sự Mỹ cán chết người phần lớn không phải lỗi của tài xế mà bởi quân xa cồng kềnh , đường xá nhỏ hẹp , cộng thêm cách chạy xe luồn lách của thanh niên Việt . Lính Mỹ đến từ một quốc gia tôn trọng luật pháp và đem kiến thức đó sang Việt Nam nên họ chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ địa phương . Nhưng không phải tất cả đều lý tưởng , cũng có vài anh say rượu lái xe chèn ép khiến gây tai nạn chết người . Dù vô tình hay cố ý đều được điều tra rõ rệt và nạn nhân nhận bồi thường xứng đáng, trong khi tài xế mặt xanh như tàu lá chạy trốn hay nương nhờ vào sự che chở của cảnh sát địa phương trước sự giận dữ bởi đám đông đi đường .Tài xế Mỹ to như hộ pháp hai tay ôm đầu chạy tránh gạch đá chọi vào người thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy giữa thành phố sau một tai nạn gây chết chóc .
Người Mỹ sòng phẳng , họ đền bù cho nạn
nhân những thiệt hại do họ gây ra thoả đáng. Trong suốt thời gian tham chiến
họ không chiếm đoạt tài nguyên nào ở Việt Nam bởi vì họ có thể bỏ tiền ra mua
những vật liệu còn tốt hơn nhiều từ các nguồn cung trên thế giới . Họ không
chiếm đoạt cao su hạng nhất thế giới hay khoáng sản , lúa gạo, cây
cối của Việt Nam , không buộc thanh niên Việt Nam chết thay cho họ như người
Pháp vẫn làm thời xưa . Trái lại người Mỹ đổ nhiều tiền của và cả sinh mạng
binh sĩ trên đất nước này ( họ mua cả gạo Thái Lan viện trợ cho dân Việt thời
chiến tranh leo thang khiến nông dân không làm ăn gì được ) . Họ cũng gánh vác
chi trả cho các quốc gia bằng lòng gởi quân đội sang chiến đấu ở Việt Nam bên
cạnh quân đội Mỹ . Tất cả chỉ để giúp người miền Nam chống lại sự xâm lược từ
" người anh em " miền Bắc .
Nguoiviettudo
No comments:
Post a Comment