Đỉnh cao nhất của tâm thái con người không phải là vô dục vô cầu, vô ái vô ngã, mà là hiểu được hai chữ “BÌNH THẢN”.
Để đạt được 2 chữ “bình thản” khó gấp trăm vạn lần “đi tu”.
Đi tu thì vào chùa, mọi thứ được cái vỏ bọc bên ngoài che chắn, bảo vệ. Và tự mình mỗi ngày ép mình vào khuôn khổ để khống chế bản thân mà vượt qua hỉ nộ ái ố đời thường. Nhưng người bình thường mà muốn sống bình thản thì lại gian khó hơn nhiều.
Người bình thản là vẫn yêu thương say đắm, nhưng nếu có mất mát lòng vẫn có thể bình thản xem như đó là định luật hợp tan của cuộc sống.
Người bình thản là vẫn làm việc chăm chỉ, mưu cầu hạnh phúc, nhưng không vì tiền mà làm trái đạo đức, trái lương tâm.
Người bình thản là ăn uống chỉ cần no bụng, không cầu kỳ, đòi hỏi, không ăn chay, không ăn mặn, có gì ăn đó. Có ăn là được.
Người bình thản khi gặp việc trái ý, không giận dữ, không tuyệt vọng, không nản chí. Họ chỉ thản nhiên xử lý hết khả năng. Nếu không được, thì buông, xem như đã hết duyên với việc cần làm.
Người bình thản, sống đơn giản, quần áo, mọi thứ có gì mặc đó, hợp hoàn cảnh, lịch sự không làm cho bản thân khó chịu, không ảnh hưởng đến người xung quanh là được.
Người bình thản thấy việc tốt thì làm, làm tất cả những việc trong tầm tay, không nhất thiết chạy theo từ thiện hay làm người tốt. Chỉ cần những việc rất nhỏ như bỏ rác đúng chỗ, lên tiếng khi thấy bất công, ngăn cản việc xấu. Và khi đã làm hết sức, không được cũng không cần quá cố gắng ép bản thân.
Người bình thản là người như dòng nước. Mỗi ngày chảy xuống, thuận theo sự xô đẩy của cuộc đời, là ao tù cũng được, là biển cả cũng xong, mỗi ngày trôi qua bình bình, yên yên là được…
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment