(Hình: donaldjtrump.com)
Vào năm 2028, Donald Trump sẽ chính thức
không còn quyền tái tranh cử tổng thống Hoa Kỳ do đã hoàn thành đủ hai nhiệm kỳ
theo quy định Hiến Pháp.
Dù vậy, cái tên “Trump” không hề giảm sức
nóng trong đời sống chính trị và truyền thông quốc gia. Đây là biểu tượng của một
hiện tượng độc đáo mang tên “Trumpism hậu quyền ứng cử,” một bóng ma vẫn phủ
bóng lên nước Mỹ dù ông không thể tranh cử thêm.
Câu hỏi đặt ra là: “Khi Trump không còn quyền
ra tranh cử, cuộc đối đầu giữa ông và các chính khách như Gavin Newsom sẽ diễn
ra thế nào? Và phải chăng Trump đang chủ động sử dụng ngôn ngữ thô bỉ để luôn
được nhắc đến mỗi ngày trên truyền thông?”
Câu hỏi này cho thấy bản chất cuộc khủng hoảng
chính trị của nước Mỹ hiện nay: không còn là cuộc đối đầu trực tiếp trong phòng
phiếu, mà là cuộc chiến tranh giành sự kiểm soát dư luận và truyền thông – sân
khấu quyền lực thực sự trong thời đại số.
Trump – không cần tranh cử, chỉ cần giữ sự
hiện diện
Dù không thể tái tranh cử năm 2028, ông Trump
vẫn là nhân vật trung tâm trong đời sống chính trị Mỹ. Những ứng viên kế tiếp của
Đảng Cộng Hòa vẫn phải “theo dấu” ảnh hưởng và tư tưởng của ông. Đối với phe
Dân Chủ, Trump là mục tiêu công kích để củng cố hình ảnh và vận động dư luận.
Thống Đốc California Gavin Newsom hiểu rõ điều
này. Ông không đấu tranh trực tiếp với tổng thống qua bầu cử, nhưng vẫn sử dụng
những lời lẽ mạnh mẽ trên mạng xã hội để công kích, tạo sự chú ý và khác biệt. Newsom
đấu tranh để giành sự chú ý trong bối cảnh Trump vẫn là “ông hoàng truyền
thông” dù sẽ không còn giữ ghế tổng thống năm sau ngày 20 tháng Giêng năm 2029.
Ngôn ngữ thô tục – chiêu thức truyền thông
hiệu quả
Trump dùng ngôn ngữ thô tục không phải vô
tình mà là một chiến thuật có chủ ý. Ông ta không cần được yêu thích, chỉ cần
được nhắc đến với tần suất cao nhất, dù đó là những lời gây sốc và xúc phạm.
Chiêu này biến ông thành tâm điểm của mọi cuộc tranh luận, khiến truyền thông
không thể lờ đi.
Chiến thuật này xây dựng hình ảnh một “phản
anh hùng” – một nhân vật thô lỗ, phản chính thống nhưng lại được nhiều người
xem là biểu tượng cho sự thật thà, không giả dối, đặc biệt là những người cảm
thấy bị hệ thống chính trị bỏ rơi.
Cuộc “tay đôi” năm 2028 không còn nằm ở
phòng phiếu
Khi Tổng Thống Trump không còn quyền ứng cử,
những cuộc đối đầu với các chính trị gia như Thống Đốc Newsom sẽ không còn là
tranh cử tổng thống trực tiếp mà trở thành cuộc chiến kiểm soát dư luận, xây dựng
hình ảnh và ảnh hưởng truyền thông.
Trump vẫn là tâm điểm của mọi cuộc tranh luận,
buộc phe Dân Chủ phải phản ứng, làm nổi bật bản thân bằng cách đối trọng với
ông. Dù không còn chức vụ, sức ảnh hưởng của ông vẫn là một “vũ khí truyền
thông” lợi hại.
Tuy nhiên, phe Dân Chủ cần thận trọng. Nếu họ
lao vào đối đáp bằng ngôn ngữ thô tục, họ có thể đánh mất “bản sắc chính trị
cao thượng,” khiến cử tri trung dung chán nản và từ chối tham gia bầu cử hoặc
chuyển sang ủng hộ phe cực đoan.
Hậu Trump – bóng ma vẫn ngự trị
“Trumpism” không phụ thuộc vào việc Trump còn
tranh cử hay còn là tổng thống. Nó là hệ tư tưởng phản khoa học, bài di dân, chống
thiết chế truyền thống. Nó sống bằng nỗi sợ hãi, phẫn nộ và cảm giác mất mát của
nhiều người dân.
***
Cuộc chiến giữa Trump và Newsom, cũng như
toàn bộ nước Mỹ, không chỉ là chuyện cá nhân mà là biểu tượng của cuộc chiến ý
thức hệ giữa hai cực: dân chủ lý trí và dân túy cảm tính. Trong cuộc chiến này,
chiến thắng không phải là tiếng la to hơn, mà là ai giữ được phẩm chất người lãnh
đạo trong cơn bão truyền thông và chia rẽ xã hội.
Đoàn Xuân Thu
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/bo-gia-donald-trump/#google_vignette
*****
Thêm lời bàn về việc Trump vẫn tham vọng ứng cử T.T kỳ 3
Anh Phước chuyển
No comments:
Post a Comment