Giở chuyện Tam Quốc của Tàu:
" Thưa ngài Elon
Musk: Ngài có đủ tiền bạc, kho báu chưa ?"
"Có. Nhiều lắm.
Nhất thế giới.
" Thế Ngài có
cần tham nhũng để có thêm tiền bạc vòng vàng, hay không ?"
"Không"
"Ngài có cần danh tiếng không ?"
"Đang nổi danh và được mến phục quá rồi nè."
"Ngài có cần
quyền hành, chức vụ gì từ chính phủ không?"
"Đang có nè.
Được tự do để phanh phui tham nhũng. Quá sướng luôn."
"Vậy thì Ngài có cần phản ông Trump không?
"Có ông Trump
mới có người cho tôi chức quyền.
Mất ông Trump,
tôi cũng sẽ mất tất cả.... Tại sao lại phản ông Trump ?
Tôi sinh ra ở
Nam Phi, có được làm TT. Mỹ không vậy ?? 🤪"
"Nếu đảng Dân chủ muốn truy tố ông thì sao ?"
"Thì ông Trump tha cho tôi. Hết tội."
"Nếu đảng Dân chủ muốn truy tố ông
Trump thì sao ? "
" Theo Hiến Pháp
Mỹ: " No Way."
Giải mã 'tình huynh đệ' của hai người đàn ông
quyền lực nhất hành tinh
Chuyên gia nhận định mối
quan hệ Donald Trump - Elon Musk xuất phát từ những điểm chung về phong cách và
ý thức hệ, song không rõ hai cá nhân có cái tôi lớn sẽ hòa hợp tới khi nào.
Một bức ảnh có giá trị bằng nghìn từ ngữ, hay chính xác là 288 triệu USD. Đây
là số tiền doanh nhân công nghệ Elon Musk đã quyên góp cho chiến dịch tranh cử
tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. “Khoản đầu tư” này đã có trái ngọt: Ông
Musk lên bìa tạp chí Time trong tuần này, tay cầm tách cà phê, ngồi sau chiếc
bàn Resolute của tổng thống Mỹ.
Một số người suy đoán bức ảnh “Tổng thống Musk” có hàm ý khiêu khích ông Trump
- một người vốn thích tạp chí Time và có 2 lần được tạp chí này vinh danh là
“nhân vật của năm”.
Ông Trump đã phản ứng với bức ảnh bằng một câu đùa dí dỏm: “Tạp chí Time vẫn
còn hoạt động chứ? Tôi còn chả biết điều đó”. Trong khi đó, ông Musk ghi trên
mạng xã hội X: “Tôi yêu @realDonaldTrump nhiều như cách một chàng trai thẳng
yêu mến bạn cùng giới”.


Guardian nhận định mối quan hệ không ngờ này đang mang tới một cuộc cách mạng
cho nước Mỹ. Ông Trump và ông Musk đều là người thích phá vỡ các quy tắc và
khiêu khích những cá nhân theo chủ nghĩa tự do. Với những người chỉ trích, cái
bắt tay giữa người đàn ông quyền lực nhất thế giới và người đàn ông giàu nhất
thế giới đang gây rung chuyển gấp đôi ở Washington.
Liệu tình bạn thân thiết này có thể kéo dài? Nhìn từ quá khứ, không ít lần
những người ủng hộ ông Trump suýt chiếm “spotlight” của tổng thống và đã phải
trả giá. Có người dự đoán về sự lung lay của trục Trump - Musk ngay từ khi bắt
đầu, bởi hai cái tôi khổng lồ đồng nghĩa không ai chịu nhường ai.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng mối quan hệ cộng sinh này sẽ tồn tại lâu dài.
“Họ là hai người quyền lực nhất hành tinh ở thời điểm hiện tại, họ cần nhau”,
Joe Walsh - cựu hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, người chỉ trích ông Trump -
nói.
Từ chỉ trích tới "người bạn thân thiết đầu tiên"

Thoạt nhìn, ông Trump và ông Musk có rất ít điểm chung.
Ông Trump là một nhà phát triển bất động sản 78 tuổi và là ngôi sao truyền hình
thực tế từ New York, đến với chính trường muộn, dành nhiều giờ trên sân golf và
có góc nhìn về văn hóa bắt nguồn từ những năm 1980.
Ông Musk, 53 tuổi, sinh ra ở Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc, kiếm
tiền từ Thung lũng Silicon, là CEO của công ty xe điện Tesla và tập đoàn
SpaceX. Ông công khai chia xẻ mình mắc hội chứng Asperger, một dạng tự kỷ.
Năm 2016, ông chủ Tesla nói ông Trump "dường như không sở hữu phẩm chất
phù hợp để đại diện cho nước Mỹ". Đến năm 2022, ông Trump gọi ông Musk là
“kẻ bịp bợm” vì ủng hộ các đối thủ của ông trong bầu cử năm 2016 và 2020. Song
vào năm 2024, cả hai lại có thái độ hoàn toàn khác.
Ông Musk ủng hộ ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, trở thành nhà tài trợ
hàng đầu, phát biểu tại các cuộc vận động tranh cử và quảng bá cho ông Trump
trên mạng xã hội X. Ông dành đêm bầu cử tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago và ăn
mừng lễ nhậm chức.
Cho đến nay, ông Musk là sự khác biệt lớn nhất giữa nhiệm kỳ tổng thống đầu
tiên và thứ hai của ông Trump. Được mệnh danh là "người bạn thân thiết đầu
tiên", ông Musk được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban Hiệu quả Chính phủ
(DOGE), nhóm chịu trách nhiệm tái cấu trúc cơ quan liên bang, cắt giảm ngân
sách, loại bỏ lãng phí và tham nhũng, và sa thải nhân sự.

Mối quan hệ giữa ông Trump và ông Musk rẽ hướng
từ năm 2024, dù trước đó hai người từng không ưa nhau. Ảnh: Reuters.
Ông Musk vốn là người có phong cách lãnh đạo bằng nỗi sợ và đòi hỏi lòng trung
thành tuyệt đối từ người lao động. Do đó, vị tỷ phú hành động theo đúng cách
tiếp cận “nhanh và phá vỡ mọi thứ” từ Thung lũng Silicon mà không quan tâm tới
hiến pháp hay pháp quyền.
DOGE - gồm các kỹ sư trẻ tuổi - đã nhanh chóng truy cập hệ thống thanh toán của
Bộ Tài chính, cơ quan chịu trách nhiệm cho một tỷ khoản thanh toán mỗi năm trị
giá 5.000 tỷ USD. DOGE cũng được xem xét thông tin nhạy cảm về tài khoản ngân
hàng và an sinh xã hội. Tuy nhiên, một thẩm phán gần đây đã chặn quyền hạn này
của DOGE.
Sau đó, DOGE đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và không xin phép
Quốc hội, phá hủy một công cụ quyền lực mềm của Mỹ và cắt đứt các chương trình
thực phẩm và thuốc men quan trọng trên toàn thế giới. “Chúng ta đã dành cả tuần
để đưa USAID vào máy nghiền gỗ”, ông Musk đăng bài một cách đầy tự hào.
DOGE đi theo chiến thuật cho nhân viên nghỉ việc tạm thời, đóng băng tài trợ,
chấm dứt hợp đồng thuê tài sản và gửi đề nghị “trợ cấp thôi việc” cho người lao
động. Ông Musk cũng dùng mạng xã hội X để thúc đẩy chương trình nghị sự của ông
Trump, tấn công những người chỉ trích và đưa ra tuyên bố không có bằng chứng.
Ông Musk không phải nhân viên chính phủ toàn thời gian. Ông giữ chức “nhân viên
chính phủ đặc biệt”, cho phép ông né tránh các quy trình thẩm tra công khai.
Bất chấp những nghi ngại về thẩm quyền của ông Musk, ông Trump tỏ ra không quan
tâm: "Elon không thể làm và sẽ không làm điều gì nếu chúng tôi không chấp
thuận. Chúng tôi chấp thuận khi cần thiết và không chấp thuận khi không cần
thiết”.
Một nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết ông Trump tuyển dụng ông Musk để “làm những
điều điên rồ”, và ông chủ Tesla đã thực hiện.
"Tình anh em" liệu có bền lâu?

Đối với một số chuyên
gia, mối quan hệ Trump - Musk có lý.
“Donald Trump luôn ngưỡng mộ sự giàu có, và trên thế giới chỉ có một số ít
người sở hữu tài sản khiến ông ấy phải ngước nhìn, và Musk là một trong số đó.
Trump rõ ràng có quyền lực mà Musk khao khát, và điểm chung là cả hai đều thích
phá vỡ trật tự”, Bill Whalen - nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Hoover
Institution thuộc Đại học Stanford - cho biết.
Ông Musk có động cơ về tài chính lẫn ý thức hệ. Các công ty do ông đứng đầu có
hợp đồng lớn với chính phủ liên bang. Nhờ lãnh đạo DOGE, doanh nhân này có thể
hợp thức hóa các quy định mang lại lợi ích trực tiếp cho công ty.
Ông Musk chung chiến tuyến với ông Trump trong phong trào “Đưa nước Mỹ vĩ đại
trở lại” (MAGA), tập trung loại bỏ chương trình nghị sự cấp tiến “thức tỉnh”
(woke). Ông xóa bỏ các sáng kiến về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) tại X,
và dường như mang tư duy đó vào công việc mới.
Ông Musk cũng đồng quan điểm với ông Trump về chủng tộc. Hôm 3/2, ông Trump
tuyên bố sẽ cắt đứt mọi viện trợ cho Nam Phi với cáo buộc “vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng" dưới hình thức luật quyền đất đai mới. Ông Musk nhiều lần
tuyên bố sai sự thật rằng chính phủ Nam Phi "phân biệt chủng tộc" với
người da trắng và cho phép "diệt chủng" nông dân da trắng.

Nhiều chuyên gia tò mò về cái kết của mối quan hệ
Trump - Musk nếu hai người cự cãi. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, không có tuần trăng mật nào kéo dài mãi mãi. Tỷ lệ ủng hộ ông Musk
đang giảm nhanh, ngay cả với cử tri đảng Cộng hòa. Theo thăm dò gần đây của
Economist/YouGov, chỉ có 43% cử tri Cộng hòa muốn ông Musk có “một chút” ảnh
hưởng, trong khi 17% chọn “hoàn toàn không”.
Tuần này, người biểu tình bên ngoài các tòa nhà chính phủ mang theo một tấm
biển vẽ tay: “Không ai bầu cho Elon”. Thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội biến
vị tỷ phú thành mục tiêu chính, cáo buộc ông tận dụng quyền lực theo cách bất
hợp pháp.
Ông Musk có thể trở thành một tấm khiên hữu ích cho ông Trump, đánh lạc hướng
sự chú ý ra khỏi tổng thống. Song sau cùng, ông Musk sẽ thành gánh nặng chính
trị cho ông chủ Nhà Trắng, khiến cử tri đặt câu hỏi ai là “con rối” và ai là
“người điều khiển”. Áp lực từ nhiều bên như CEO công nghệ và đảng Cộng hòa tại
Quốc hội sẽ gia tăng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới.

“Sau cùng, họ sẽ cãi vã. Khi Trump thấy Elon gây tổn hại chính trị, ông ấy sẽ
cắt đứt mối quan hệ trong phút mốt”, Rick Wilson - đồng sáng lập Lincoln
Project, nhóm mới phát hành một quảng cáo có tiêu đề “Tổng thống Musk” trong
tuần qua - chia sẻ.
Mặt khác, ông Musk không giống bất cứ đồng minh nào của ông Trump trước đây. Vị
tỷ phú sở hữu khối tài sản 426 tỷ USD lớn hơn nhiều so với tổng thống, và nắm
trong tay ảnh hưởng rất lớn thông qua X.
"Tôi không đoán được Trump sẽ giải quyết vấn đề mang tên Elon thế nào. Ông
ấy có thể sa thải hoặc hủy hoại bất kỳ ai. Ông ấy có thể gạt Marco Rubio sang
một bên. Ông ấy có thể phá hủy sự nghiệp chính trị của JD Vance chỉ bằng một
bài đăng trên Truth Social. Nhưng với Elon Musk thì không”, Charlie Sykes - tác
giả và người dẫn chương trình bảo thủ - nói.
“Elon Musk giờ có quyền lực riêng. Ông ấy sở hữu cả một 'giáo phái' sùng bái cá
nhân. Sẽ đến lúc những cái tôi này xung đột, vì một thời điểm chỉ có một ‘bá
chủ vũ trụ’, nhưng mối quan hệ này sẽ kết thúc như thế nào? Trump sẽ làm thế
nào để thoát khỏi ‘con quái vật Frankenstei’ do chính tay ông ấy nuôi dưỡng?”,
ông Sykes ví von.
Trí Ân / Theo: Znews
Link tham khảo:
https://www.theguardian.com/us-news/2025/feb/09/trump-musk-relationship
www.youtube.com ›
watch

No comments:
Post a Comment