Từ cuối tháng 12/2019 đến hôm nay là cuối tháng
3 / 2020, biến động đại dịch corona
(covid 19) đã gieo tang tóc và chết chóc khắp cả thế giới-Bấn loạn khắp
nơi không biết chừng nào dứt đây? Từ sáng sớm tới khuya Tv, internet không ngừng
tin tức về đại dịch với số nạn nhân cập nhật
từng giờ một…Tác giả muốn khùng đây vì bị phobia ám ảnh tinh thần
Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều
quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng
nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Sợ
những gì mập mờ
Con người sợ những cái gì
mập mờ, không rõ ràng.Khi gặp những cái mà họ không biết rõ, họ thường hay tưởng
tượng, mà xu hướng thường là nghĩ đến
những cái đáng sợ nhất,cũng có thể do bản năng tự vệ của con người, họ nghĩ ra
như vậy để cảnh báo bản thân trước mối nguy hiểm nào đó
Cái chi phối chúng ta
chính là bản
năng của sự sống + phần vô thức thông báo nguy hiểm dưới dạng.. ma quỷ. Tuy nhiên, chính nhất vẫn là duy
trì nòi giống (một số loài chuột khi đông quá thì chúng đi... tự tử). Người nào
có tâm vững (hoặc bị thôi miên) thì sẽ điểu khiển dược suy nghĩ + hành động của bản thân trước nguy hiểm
(nhanh hơn người thường).
Chuyện cận
tử, thân trung ấm, lúc vừa mới chết thì hồn bay lơ lửng đâu đó, rồi vào đường hầm
thấy toàn ánh sáng chóa lòa, gặp lại bà con đã chết từ lâu, kêu réo nhau la ới ới,
chuyện đầu thai lại, chuyện tái sinh, chuyện ma quỷ, và còn nhiều thứ lắm lắm…có
thật hay không có thật chẳng có ai biết được hết. Tin hay không là chuyện riêng
của mỗi người.
Lễ hội Halloween : ma quỷ quanh ta
Có người
còn so sánh sự chết cũng không khác gì giấc ngủ mỗi đêm. Tối ngủ, mình chẳng
còn biết gì hết, hổng khác gì như mình đã chết rồi. Sáng ra thức dậy như được
tái sanh trở lại, sống thêm một ngày nữa. Mừng hết lớn.
Vậy sợ chết
là sợ những gì mình không rõ, những gì bí mật mình chưa biết được.
Người ta sợ
chết vì sợ thân xác bê bết máu me, nát bấy, xấu xí đi, sình thúi ghê tởm quá.
Trường hợp
những giây phút trước khi phi cơ lâm nạn lao xuống đất chắc hành khách phải hãi
hùng kinh hoàng tột độ. Đây là một thí dụ rõ rệt nhất về sự kiện sợ chết.
Có cả trăm
câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu giải đáp nào hết về sự chết. Mọi người cứ
tưởng tượng thế nầy thế nọ cho nên thiên hạ vẫn còn lo và vẫn còn sợ chết.
Người đời
thường nghĩ rằng hễ chết là hết, là trống không, là rơi vào vực thẩm âm u, là
hư vô, tĩnh lặng.
Chết rồi
thì mình sẽ đi về đâu sau đó, rồi mình sẽ ra sao? Bởi vậy nên ai ai cũng đều sợ
chết lắm.
Ai cũng phải
có ngày chết hết. Đây là một sự thật. Chạy đâu cũng không khỏi. Đây là điều chắc
chắn 100%, thật rõ ràng và là lẽ công bằng của trời đất.
Trên cõi đời
nầy, chỗ duy nhất, nơi mà con người thật sự được hoàn toàn bình an, không còn
thù hận nhau nữa, không bao giờ biết hơn thua, phân biệt đố kỵ với nhau nữa, đó
là chỗ nghĩa địa an giấc ngàn thu.
Cuộc đời thật
vô thường, vậy phải biết trân quý sự sống. Thù hận, tranh đua, phân biệt, cố chấp,
ganh tị, suy bì, hơn thua nhau từng tiếng,
từng lời, từng chút một rồi cuối cùng cũng phải chết mà thôi. Đến lúc đó thì ăn
năn hối cải, than khóc, kể lể, luyến tiếc làm chi cho mất công, muộn màng rồi bạn
ơi.
Tại sao hồi
còn sống không biết sống cho hòa thuận, thương yêu nhau, giao hảo nhau trong
tình người, biết tha thứ nhau?
Mọi người đều
đến cõi đời nầy với hai bàn tay trắng, thì lúc ra đi cũng chỉ với hai bàn tay
trắng mà thôi.
Ai ai cũng
đều biết như vậy, nhưng hễ sao mỗi khi nghĩ đến chết thì thấy rờn rợn và hơi lo
một chút.
Bằng mọi
giá họ phải níu kéo sự sống lại. Bỡi lý do nầy mà ngày nay khoa học đã sáng chế
ra vô số kỹ thuật để kéo dài thêm sự sống... Nào là kỹ nghệ thuốc trường sanh,
nào là kỹ nghệ ngâm xác trong khí lỏng liquid
nitrogen để chờ ngày tìm ra thuốc trị liệu để tiếp tục…sống, v.v…
Người ta sợ
chết vì sợ mất người mình thương, sợ xa lìa người thân, bạn bè, xa lìa vợ con,
chồng con, sợ không ai nuôi con mình, sợ rồi đây tụi nó sẽ...sống ra sao?, sợ mất
đi cái tôi cùa mình, sợ mất hết tài sản
của cải mà mình đã thật sự khổ công tạo dựng được trong suốt cả cuộc đời, cũng
như sợ chưa thực hiện được những hoài bão mà mình hằng mong ước, và sợ bị lãng
quên, v.v...
Nhưng theo
quan niệm triết lý Phật giáo, thì những thứ vừa kể trên là đều không có thật!
Giàu có, tỷ
phú thì sợ chết đã đành, nhưng nghèo rớt mồng tơi, không có của cải gì ráo trọi
cũng sợ chết luôn tuốt luốt.
Thường những
người sợ chết là những người còn hoạt động, đi đứng và còn sinh hoạt được bình
thường.
Nếu đã già
khú cú đế rồi, bệnh hoạn đủ thứ, sinh hoạt khó khăn, ăn uống ngủ nghê không được,
mà còn bị con cháu bạc đãi hất hủi nầy nọ thì nhũng người nầy chấp nhận cái chết
dễ dàng hơn nhiều.
Sợ chết cũng là một phản ứng tự nhiên của bản
năng sinh tồn của tất cà mọi sinh vật.
Thú vật
cũng sợ chết
Trong phạm
vi nghề nghiệp, người gõ có thể cả quyết rằng thú vật như bò, heo lúc bị lùa
vào lò sát sanh để bị làm thịt chúng đều rất kinh hoàng, la rống, phản ứng lại
rất dữ dội vì bản năng sinh tồn. Hình như chúng biết cảm nhận được cái chết gần
kề. Phải chăng thú vật cũng có tình cảm như chúng ta?
Các tôn
giáo lớn đều có đề cập đến vấn đề chết. Mỗi tôn giáo đều có giải thích một cách
khác nhau.
Cách nào
nghe ra cũng đều thấy có lý hết với điều kiện là mình phải có đức tin tuyệt đối
vào tôn giáo đó.
Chết qua cái nhìn của Phật
giáo
“Mạng sống mong manh,
cái chết là điều cầm chắc - Life is uncertain, death is certain”
Đây là tựa
đề quyễn sách giá trị nói về cái chết. Sách do Venerable Dr Sri Dammananda viết
và được thầy Thích Tâm Quang dịch. Sau đây là tóm lược các ý chánh:
Chúng ta
không nên sợ chết vì đó là lẽ thường tình, là quy luật tất yếu của tiến trình của
vòng sanh tử mà thôi. Có sanh thì phải
có tử để có thể tái sanh theo nghiệp lực nhân quả luân hồi.
“…Ðời sống mong manh, chết là điều chắc chắn. Ðó là câu châm
ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự
nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả
chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám
víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
Sự đau đớn về cái chết thật khủng khiếp, đó là một thái độ
phát xuất bởi vô minh.
Con người bị lo âu không phải vì ngoại cảnh mà vì niềm tin
và tưởng tượng về đời sống và mọi thứ của mình. Cái chết, chẳng hạn, tự nó
không khủng khiếp: Khiếp sợ và kinh hãi
chỉ do tâm trí chúng ta tưởng tượng mà ra.
Vì tham sống nên sự sợ chết được hình thành một cách thiếu
tự nhiên. Nó tạo lo âu mạnh mẽ trong đời sống đến nỗi làm con người không bao
giờ dám mạo hiểm làm điều gì dù đó là lẽ phải. Người đó sống trong sợ hãi lo lắng
về bệnh tật và các tai nạn có thể xẩy ra cướp mất mạng sống quý giá của mình.
Tuy nhiên có một phương pháp để vượt qua sự sợ hãi này. Hãy quên đi quan niệm về cái 'tôi'; hãy
đem tình thương phục vụ nhân loại và tỏ tình thương với người khác. Say mê phục
vụ tha nhân, chẳng bao lâu bạn sẽ tự mình thoát khỏi cái tự kỷ luyến ái nặng nề,
mơ ước, kiêu căng, và tự tôn.
Bệnh và chết cả hai đều là việc xẩy
ra tự nhiên trong đời sống của
chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết
Ðức Phật khuyên: "Hãy tin và nương tựa vào chính mình,
hãy gắng sức và chuyên cần". Người Phật Tử không sầu thảm bi thương trước
cái chết của một người thân hay bạn hữu. Không
có gì có thể ngăn cản được bánh xe nhân quả. Khi một người chết, nghiệp do
họ tạo nên sẽ theo họ đến cuộc đời mới. Người còn lại phải chịu đựng sự mất mát
với bình tĩnh và hiểu biết. Chết là một tiến trình không tránh được trên thế gian này. Ðó là một điều chắc chắn trong
vũ trụ này….
Chúng ta phải cố gắng hiểu rằng mọi việc trong vũ trụ này đều mong manh. Cuộc sống chỉ là ảo giác
hay ảo tưởng. Khi ta phân tách mọi thứ bằng khoa học hay triết lý, không ham muốn
vị kỷ, cuối cùng chúng ta không thấy gì
cả mà chỉ là hư không…”(Ngưng
trích)
Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo - Gems of Buddhist Wisdom - Buddhist
Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 - Thích Tâm Quang dịch
Kết luận
Nghĩ cho cùng cái chết
chỉ là một giai đoạn của cái sống. Có chết đi thì mới có được một cái sống mới
khác tiếp nối theo được.
Vậy hãy trân quý cuộc sống
ngày hôm nay. Không nên để tâm trạng sợ chết trở thành một nỗi ám ảnh thường
xuyên làm ô nhiễm cuộc sống của chúng ta.
Hãy
quên sự chết đi để mà sống. Chừng nào chết thì chết.
Chết
thì dễ, là việc đương nhiên rồi.
Sống
sao cho đáng sống mới là việc khó ./.
Tham khảo:
-Venerable
K. Sri Dhammananda-Life is uncertain,
death is certain
No comments:
Post a Comment